6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Hiện tượng mơ hồ về tình thái
Trên bình diện ngữ dụng học, ở các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng mà chúng tôi khảo sát được có sự xuất hiện hiện tượng mơ hồ về tình thái mục đích phát ngôn. Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [32], mục đích phát ngôn hay ngôn trung của câu nói được đánh dấu bởi những dấu hiệu ngôn hành tường minh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mơ hồ, dẫn đến sự hiểu nhầm mục đích phát ngôn. Theo khảo sát của chúng tôi, sở dĩ có sự mơ hồ này, một phần xuất phát từ việc một số từ có thể vừa là PTBTTT này trong một ngữ cảnh nào đó, lại vừa là một PTBTTT khác ở một ngữ cảnh khác. Chúng tôi thường thấy các PTBTTT đóng nhiều vai trò khác nhau trong việc biểu đạt tình thái ở góc độ sử dụng các vị từ, TTTT để tạo ra sự đa dạng trong phát ngôn. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, nên có trường hợp đồng âm, cùng một phương tiện tình thái nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau trong từng trường hợp phát ngôn. Đôi khi, có cả trường hợp mơ hồ về tình thái. Điều này cũng phần nào chứng minh rằng tình thái của ngôn ngữ và các PTBTTT là rất phức tạp. Cùng một từ có thể có
89
nhiều cách phát ngôn biểu đạt giá trị tình thái khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ cụ thể trong tiếng Việt để chứng minh về sự phong phú, đa dạng và hàm xúc của tình thái trong ngôn ngữ. Đó là cách hiểu và sử dụng từ “cứ” và từ “mới” mà chúng tôi khảo sát được từ ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
+ Những biểu đạt tình thái của từ “cứ”
Theo định nghĩa thì trong tiếng Việt, từ “cứ” có những cách hiểu sau: - Động từ : Dựa vào để hành động, lập luận hoặc giải quyết việc gì. Ví dụ: (1) Cứ bông lơn làm gì thế ? ( KNLT [64, tr.505])
(2) Cứ tự nhiên, chỗ anh em cả ( CBN [64, tr.478]) + Dựa vào, lấy đó làm điều kiện tất yếu cho sự việc gì
Ví dụ: (1) Nếu ù xong, cứ để mặc làng khám.(CBN [64, tr.472]) (2) Cứ ùn mãi người thế này vậy (CTCC [64, tr.523])
- Trợ từ: Biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, bất chấp điều kiện khách quan như thế nào. Có nghĩa ngỡ như, tưởng như.
Ví dụ: (1) Cậu cứ tưởng ! [63, tr.155] (2) Cứ khám ! (CTCC [64, tr.542])
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, qua từng phát ngôn của nhân vật, từ “cứ” mang tình thái khác nhau. Có thể liệt kê những cách sử dụng như sau:
- Là phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ.
Ví dụ: Nhà nước xử quá như thế, thì nhà thổ Hà Nội cứ gọi là cứ đi hết. [63, tr.105]
Từ “cứ” trong ví dụ trên đóng vai trò làm thành phần phụ của ngữ vị từ “gọi là”, “đi hết” thể hiện ý chí bất chấp những gì cản trở chủ thể hoạt động.
90
Từ các khía cạnh ngữ nghĩa nói trên của từ “cứ”, ứng dụng vào những phát ngôn cụ thể có những biểu hiện tình thái khác nhau. Có thể dẫn chứng về những trường hợp cụ thể như:
+ Sử dụng như một phó từ tình thái biểu thị một hành động, trạng thái mà chủ quan người nói cho rằng không nhất thiết phải thay đổi.
Ví dụ: Tôi cứ phải lấy ngay tôi ra làm ví dụ [63, tr.112]
+ Phó từ tình thái làm thành phần phụ của ngữ vị từ biểu hiện ý nghĩa cầu khiến trong trường hợp người nói muốn yêu cầu đối phương bắt đầu hoặc tiếp tục một hành động có tính chất vô điều kiện . Phó từ “cứ” có thể kết hợp với tiểu từ tình thái cuối câu để nhấn mạnh thêm phát ngôn.
Ví dụ: (1) Nó cứ bắt tôi lẽo đẽo theo sau y như là muốn bắt tôi học nghề làm đĩ ấy. ( CTCC, [64, tr.530])
(2) Nếu ông có viết vào nhật trình thì cứ viết phăng rằng chúng tôi lấy họ là vì tiền, thế thôi ( KNLT, [64, tr.506])
+ Trợ từ tình thái biểu thị sự tiếp diễn của hành động
Ví dụ: Cho thằng oẳn cứ việc hiếp lấy hiếp để ( CTCC, [64, tr.531]) + ĐTTT tạo câu cầu khiến
Ví dụ: (1) Cứ bông lơn làm gì thể ?
(2) Ông cứ vào, chị em chúng tôi đương đợi mãi (KNLT, [64, tr.506])
+ VTTT hàm thực biểu thị sự tình mang tính quy luật, lặp lại, có tính chất chu kỳ
Ví dụ: Lại cứ thêm thêm mãi ( CTCC, [64, tr.531])
+ Trợ từ đánh dấu tình thái nhận thức thể hiện vị thế hiểu biết của cá nhân người nói đối với tính chân thực của điều được nói đến trong phát ngôn, dựa trên những bằng chứng hoặc cơ sở suy luận nào đó mà người nói có được.
91
Ví dụ: (1)… thì bác cứ cầm bốn mươi (CBN, [64, tr.471]) (2) ..Ông cứ yên tâm…Nhưng cậu cứ yên tâm…[63, tr.181]
+ Trợ từ thể hiện phát ngôn mang tình thái đạo nghĩa thể hiện ý chí, ý muốn của người nói đối với việc thực hiện hành động.
Trong trường hợp này, người nói có thể thể hiện sự bắt buộc hay sự cho phép mà người nói mong muốn, đề nghị người nghe làm theo, thực hiện
Ví dụ: Tớ lại cứ tưởng đằng ấy bắt kể cả cái đời giang hồ ra, nghe chơi [63, tr.161]
Hoặc sử dụng từ “cứ” đánh dấu các phát ngôn mà người nói thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong việc đề nghị người nghe thực hiện một điều gì đó
Ví dụ: (1) Mới đầu vào hãy cứ đánh siệng (CBN, [64, tr.485])
(2) Dặn rằng tôi cứ việc ngồi đánh như thường,..Cái thi thố, ông cứ để mặc về phần chúng tôi. (CBN, [64, tr.487])
+ Từ “cứ” được sử dụng như VTTT hàm thực giả định hành động, trạng thái, tính chất,…mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị đã tồn tại thực.
Với trường hợp này, từ “cứ” biểu thị những tình thái như:
+ Xuất hiện cấu trúc Cứ P..., thể hiện sự đánh giá của người phát ngôn với sự tình P hàm chứa trong phát ngôn mà mình đề cập đến.
Ví dụ: (1) Tôi cứ nơm nớp sợ rằng…(KNLT,[64, tr.498]) Từ “cứ” được sử dụng như VTTT biểu thị sự can đảm
(2) Tôi đây, tôi đã là một thằng dại mãi rồi mà tôi lại cứ muốn cầu cái khôn trong cái dại ( CBN, [64,tr.476])
Từ “cứ” được dùng như VTTT thể hiện sự phê phán của người nói đối với hành động mà chủ thể nêu trong câu đã thực hiện
Ví dụ: U cứ biết cái phận u cứ nhận tiền quà thôi có được không ( CTCC, [64, tr.528])
92
+ Từ “cứ” xuất hiện như QNTT biểu thị sự đoán định của người nói đối với khả năng hiện thực của một sự tình (người phát ngôn có bằng chứng để nói ra điều này)
Ví dụ: Cứ gì xấu hay đẹp ( KNLT, [64, tr.502])
+ Từ “cứ” sử dụng như phó từ tình thái. Trường hợp này, xuất hiện những phát ngôn biểu đạt các giá trị tình thái như:
Phó từ “cứ” biểu thị sự đánh giá của người nói về việc chủ thể trong phát ngôn cứ thực hiện sự tình được nêu trong phát ngôn trong khi nên làm điều ngược lại và người nói tỏ thái độ không đồng tình về điều này.
Ví dụ: Cứ cho là tại duyên số ( KNLT, [64, tr.502])
Phó từ “cứ” được dùng để biểu đạt sự quyết tâm thực hiện sự tình của chủ thể trong câu. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ thái độ tán thành, hoặc không tán thành của người nói đối với sự quyết tâm của chủ thể.
Ví dụ: Nhưng lính cơ cứ kêu đại khái : “Đáo để thế này thì đánh chó à?”( (MHAT, [64, tr.550] )
Phó từ “cứ” tạo sắc thái cho phát ngôn, thể hiện thái độ đứng bên ngoài sự tình của người nói, không làm ảnh hưởng đến quyết định, thái độ của chủ thể trong sự tình P.
Ví dụ: Mẹ cứ cho con xin một nửa ..( CTCC, [64, tr.528])
Trong những trường hợp trên, có một điểm đặc biệt là từ “cứ” hiện diện trong các phát ngôn không chỉ với sự liên kết một chiều với sự tình P được nói đến mà còn có một liên kết nữa với chủ thể của sự tình P. Đây là mối quan hệ hai chiều với cả sự tình P và chủ thể của sự tình P. Nói cách khác, từ “cứ” tham gia vào những phát ngôn mang tính kể lại, ở đó người nói quan sát sự tình P cùng với những hành động, thái độ của chủ thể của sự tình P và đem tường thuật lại sự tình ấy cùng với sự đánh giá, thái độ của mình về sự tình P và chủ thể của sự tình P.
93
Hoặc ví dụ về từ “mới” .Trong một số trường hợp, chúng ta khó phân biệt một từ nào đó là phó từ tình thái hay là các loại từ khác. Trong các khảo