Thử nghiệm miêu tả các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 64 - 74)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thử nghiệm miêu tả các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong

phóng sự Vũ Trọng Phụng nhìn từ bình diện nghĩa học

Nhìn từ bình diện nghĩa học, các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng thể hiện với tần suất lớn ở các phương tiện như: TTTTCC; VTTT; QNTT. Qua khảo sát thực tế ở ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự, kết hợp với đối chiếu, so sánh từ các tài liệu, nghiên cứu khoa học mà chúng tôi tham khảo trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi nhận thấy có một số hiện tượng sau thuộc bình diện nghĩa học xuất hiện ở các PTBTTT ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.

Thứ nhất: Hiện tượng một số TTTT được phái sinh từ các vị từ ngôn liệu.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [36, tr.145] thì đây là một hiện tượng thú vị trong tiếng Việt-một ngôn ngữ đơn lập. Hiện tượng một số TTTT được phái sinh từ các vị từ ngôn liệu hình thành từ vị từ thực và từ chỉ suất (gọi chung là vị từ ngôn liệu ) thể hiện ở sự hình thành 7 TTTT điển hình sau: mất,

thật, nghe, xem, đấy, đây, đi. Những đặc trưng ngữ nghĩa và đặc trưng ngữ

pháp của các TTTT nảy sinh trong quá trình ngữ pháp hóa có mối tương tác lẫn nhau.

Theo khảo sát thực tế của chúng tôi qua những phóng sự của Vũ Trọng Phụng thì các TTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tầm quan trọng nếu đặt vào lớp ngữ cảnh, nếu chỉ xuất phát từ những câu đơn lẻ, không chú ý đến các nhân tố ngữ dụng thì sẽ không xác định được nét nghĩa khái quát, cụ thể của các TTTT. Sẽ không phân định được đâu là nét nghĩa khái quát ổn định của TTTT (nghĩa từ điển). Đâu là nét nghĩa mà TTTT có được trong câu nói, ngữ cảnh cụ thể.

Chẳng hạn như khi khảo sát trong các phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy có TTTT “thật”“mất”.

60

“Thật” theo Từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên, 1996) thì là vị

từ mang những nét ý nghĩa cơ bản là “hoàn toàn đúng với nội dung của khái niệm hoặc đúng với tên gọi, không giả”.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng thì nó đã trải qua quá trình ngữ pháp hóa để biến thành TTTT đứng cuối câu, biểu thị sự thừa nhận, khẳng định của người nói đối với một sự tình được nói đến trong câu.

Ví dụ: (1) Nhưng thế thì…chó thật ! [61, tr. 93] (2) Ừ, bài siệng thật [61,tr.106]

“Mất” theo định nghĩa trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê là một

vị từ ngôn liệu mang nghĩa cơ bản là không tồn tại (tạm thời hay vĩnh viễn), không thấy, không có nữa.

Trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng chúng tôi khảo sát được một số trường hợp mà “mất” được sử dụng như những TTTT cuối câu biểu thị sự đánh giá tiêu cực, không mong muốn, đáng lo ngại của nhân vật phát ngôn về một sự tình, sự việc nào đó.

Ví dụ (1) Lạy mẹ, thật nể mẹ quá đi mất ! (CTCC, [64, tr.528]) (2) Hay nó về mất rồi (MHAT, [64, tr.557])

Qua tham khảo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiệp và áp dụng vào khảo sát thực tế từ các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy có một số cách thức phát triển ngữ nghĩa của các TTTT trong tiếng Việt như sau:

(i): Các TTTT cuối câu tiếng Việt có cách thức phát triển ngữ nghĩa từ nguồn gốc là vị từ ngôn liệu (bao gồm vị từ thực và từ chỉ xuất, thường được dùng để biểu đạt những nội dung thuộc ngôn liệu).

Theo đó, cách thức này sẽ làm cho ý nghĩa của các dạng thức trở nên khái quát hơn. Những từ mang nghĩa miêu tả sẽ chuyển sang biểu thị nội dung

61

tình thái, thể hiện sự đánh giá của người nói đối với sự tình được nói đến trong câu.

Ví dụ như từ “Đấy”. Với tư cách là vị từ ngôn liệu, “Đấy” mang bản chất trực chỉ không gian, chỉ một phạm vi không gian xa người nói. Khi được dùng theo lối hoán dụ thì “Đấy” chỉ người hoặc vật hiện diện trong những phạm vi không gian đó.

Ví dụ (1) Đấy ông xem, có khiếp không ? (MHAT, [64, tr.561]) (2) Chỗ những đứa ở đấy, mà nằm (CTCC, [64, tr.518])

Ở ví dụ (1), “Đấy” được dùng theo lối hoán dụ, gắn với người hoặc vật nào đó hiện diện trong phạm vi không gian đó.

Ở (2), “Đấy” chỉ phạm vi không gian xa người nói.

Trải qua quá trình phát triển ngữ nghĩa, “Đấy” thành TTTT cuối câu, mở rộng nội dung nghĩa. Và có thể mang những nét nghĩa tình thái như:

+ Ý nghĩa trực chỉ về thời gian, chỉ báo một hành động có khả năng xảy ra ở một thời điểm xa hơn. Ví dụ:

(1) Lên đấy (CTCC, [64, tr.518])

Ở ví dụ (1), TTTT “Đấy” đứng ở cuối câu sẽ khiến việc đi “lên”cần phải có thêm một thời gian nữa và khiến phát ngôn này được hiểu như một khuyến cáo.

+ Biểu thị nội dung thuộc tình thái nhận thức, ở đó, người nói biểu thị những mức độ cam kết khác nhau về tính chân thực của điều được nói đến trong câu. Khi phát triển thành TTTT cuối câu, “Đấy” chỉ một cam kết nhận thức dựa trên những bằng chứng đã có trong quá khứ, ở một thời điểm lùi xa so với thời điểm nói. Ví dụ:

(2) Nó sạch sẽ lắm ! Sữa tốt hạng nhất đấy ! (CTCC, [64. tr.533])

(3) Thế này là hai anh kia mà không chạy nổi mỗi đứa hai chục bạc thì là nguội ăn Tết đấy ! (MHAT,[64, tr.561])

62

Ở ví dụ (2), TTTT cuối câu “Đấy” biểu thị sự cam kết của người phát ngôn về sữa tốt. Ở ví dụ (3), TTTT cuối câu “Đấy” được đưa ra dựa trên những chứng cứ đã có từ trước mà người nói đưa ra kết luận.

(ii): Trải qua quá trình ngữ pháp hóa, ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức được hình thành đều có mối liên hệ ít nhiều với ý nghĩa của vị từ ngôn liệu ban đầu.

Chẳng hạn như từ “Mất”. Ở vai trò vị từ ngôn liệu, từ “Mất” có ý nghĩa là mất mát, là chuyện xảy ra không ai muốn.

Ví dụ: (1) Nhưng tuần phòng mà ngủ đến nỗi mất cả trống lẫn tù và thì cũng đủ bỏ mẹ ! (MHAT,[64, tr.561])

(2) Tôi đã thạo quá đi mất rồi …[61, tr.56]

Trải qua quá trình ngữ pháp hóa, TTTT cuối câu “Mất” mang ý nghĩa đánh giá tiêu cực,chỉ sự không mong muốn, vẫn giữ những nét ý nghĩa gốc của vị từ ngôn liệu ban đầu.

Ví dụ: (1) Quên đi mất…[61, tr.103]

(2) Lạy mẹ, thật nể mẹ quá đi mất ! (CTCC, [64, tr.529]) (3) ..tạ đông quá, chia năm sẻ bảy đi mất. (CBN, [64, tr.103]).

(iii): Trải qua quá trình ngữ pháp hóa, các vị từ ngôn liệu ban đầu sẽ trải qua những dạng thức mang đặc trưng ngữ pháp mới và trong tiếng Việt- một ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái- thì những đặc trưng ngữ pháp mới chỉ có thể được biểu hiện theo lối phân tích ở thái độ ứng xử cú pháp mới của dạng thức. Cụ thể, ở trường hợp các TTTT sẽ xuất hiện ở một vị trí đặc biệt trong câu, đó là ở vị trí cuối câu và được gọi là TTTT cuối câu.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [36] thì khi xuất hiện ở vị trí này, các TTTTCC trong tiếng Việt sẽ có không còn những khả năng kết hợp đặc trưng của vị từ ngôn liệu ban đầu, chẳng hạn như không thể kết hợp với các từ khác theo quan cấu trúc chính-phụ; không thể tham gia vào cấu trúc đoản ngữ mà

63

chỉ có thể tham gia vào cấu trúc đẳng lập với một số TTTT khác tạo thành các tổ hợp đặc ngữ tương đương. Và như thế, TTTTCC trong tiếng Việt có cách kết hợp đặc trưng là kết hợp với toàn bộ phát ngôn.

Chúng tôi khảo sát và dẫn chứng qua các ví dụ sau:

(1) Ấy đấy ! Cờ bạc mà cứ gàn nhau như thế thì thua chết đấy [61, tr.96]

Ở ví dụ (1), TTTT “Ấy”“Đấy” kết hợp thành tổ hợp đặc ngữ “Ấy Đấy” và được sử dụng như một phát ngôn. Tổ hợp này mang ý nghĩa tình thái nhấn mạnh sự tình nói đến trong câu.

(2) Những anh cờ bạc toàn là những anh-xin lỗi các ông-những anh “khôn sặc máu mồm” ra cả đấy. [CBN, [64, tr.476]

(3) Thiên hạ sẽ đua nhau chê ông là dại thật đấy [CBN, [64, tr.476] Ở ví dụ (2) và (3), các tổ hợp đặc ngữ “cả đấy”, “thật đấy” được hình thành từ sự kết hợp của TTTT “đấy” với các TTTT khác và nhấn mạnh thêm tính khẳng định cho toàn bộ phát ngôn.

Thứ hai: Hiện tượng tác động lẫn nhau của các phương tiện biểu thị tình thái trong câu.

Qua khảo sát thực tế ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy trong một phát ngôn của nhân vật có nhiều PTBTTT tham gia, tạo nên sự đa dạng trong tình thái của phát ngôn.

Nói không quá lời, hầu như bất kỳ một phát ngôn nhân vật nào chúng tôi khảo sát được cũng có ít nhất 2-3 PTBTTT tham gia. Lấy dẫn chứng cụ thể trong các ví dụ sau:

Ví dụ (1): (1a) Tôi tưởng: làm việc thiện để đền ơn việc thiện, lấy việc ác để trả nghĩa việc ác, thế mới là biết sống ở đời …(1b) Nói cho cùng, tôi

64

này, cái nghề tôi cho là phải.Tôi chỉ buồn có một nỗi: không theo đuổi nổi sự nghiệp của ông cụ nhà tôi…(CBN, [64, tr.475])

Ở phát ngôn của nhân vật trong ví dụ (1a) và (1b), người phát ngôn đã sử dụng hàng loạt các PTBTTT, tạo nên phổ tình thái đa dạng trong phát ngôn. Trong câu (1a) có sử dụng VTTT như “tưởng”; “biết”; QNTT “thế mới là”. Trong (1b) có sử dụng QNTT “nói cho cùng” và hàng loạt các phó từ tình thái làm thành phần phụ cho các ngữ vị từ như “cũng vui”, “đã làm”, “đang làm”, “vẫn cứ làm”; “ chỉ buồn”, “không theo đuổi”; vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề “tôi cho là phải”.

Ví dụ (2): (2a) Ấy, má tôi vẫn nghĩ như thế. (2b) Vẫn bảo tôi đại khái rằng: tao chỉ muốn có một chàng rể An Nam để sau này chôn cất cho tao. (2c)

Bao giờ cũng thế, má tôi chỉ lo chết hơn lo sống. (KNLT, [64, tr.500])

Trong ví dụ 2, ở câu (2a), nhân vật sử dụng các PTBTTT như TTTT “ấy”, “thế”, phó từ tình thái làm thành phần phụ ngữ vị từ “vẫn nghĩ”. Trong câu (2b) sử dụng phó từ tình thái làm thành phần phụ ngữ vị từ “vẫn bảo”, “chỉ muốn có”; VTTT “muốn” làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ “chỉ muốn có”. Trong câu (2c) sử dụng QNTT “bao giờ cũng thế”, phó từ tình thái “ chỉ” làm thành phần phụ ngữ vị từ “chỉ lo chết”

Về hiện tượng trong câu có nhiều PTBTTT, theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp [36, tr.167] cần lưu ý đến tầm tác động của mỗi yếu tố đánh dấu tình thái và sự tương tác, chế định qua lại giữa các yếu tố này.

Trong phạm vi khảo sát thực tế từ các phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi thấy hiện tượng tác động lẫn nhau giữa các PTBTTT thuộc ngôn ngữ nhân vật thể hiện ở một số PTBTTT cụ thể sau:

(i): Sự tác động, tương chế lẫn nhau của các QNTT trong câu. Nghĩa là trong một câu có nhiều hơn một QNTT.

65

(2) Khốn nỗi anh mà đánh đòn Vân Nam thì tôi không lấy gì làm chắc

lắm. (CBN, [64,tr.479])

(3) Rõ khéo/ chỉ được cái giọng kẻ Bưởi ! (KNLT, [64, tr.501])

Trong trường hợp một câu có từ hai QNTT trở lên, thì các quán ngữ này có sự tương đồng, thích ứng nhau về giá trị tình thái, không được đối nhau. Chẳng hạn như ở ví dụ (1), (2) và (3), cả hai QNTT nằm trong mỗi câu đều mang sắc thái đánh giá không tích cực,chỉ sự không mong muốn. Hai quán ngữ này đều thuộc tình thái không thực hữu, chỉ sự phỏng đoán không chắc chắn của người nói. Nó đều hướng đến “lập trường” của người phát ngôn, thể hiện quan điểm của người nói đối với sự tình được nói đến. Và QNTT đi trước sẽ tác động đến QNTT đi sau. Chẳng hạn như ở ví dụ (3), quán ngữ “chỉ được cái” sẽ nằm trong tầm tác động của quán ngữ đi trước nó là “rõ khéo”.

(ii): Sự tác động, tương tác lẫn nhau giữa các QNTT với các TTTT cuối câu hoặc các tổ hợp đặc ngữ tương đương. Sự tác động này thể hiện ở trường hợp một câu vừa có QNTT, vừa có TTTT hoặc tổ hợp đặc ngữ tương đương.

Ví dụ (1) Ấy chết,(QNTT) khẽ chứ.(TTT) (CBN, [64,tr.207]) (2) Thế thì,(QNTT) bố giết con thật(TTTT)…! (CBN, [64,tr.200]) (3) Thế thì ra(QNTT) nó vẫn cứ điên mãi thế ư(TTTT)? [64,tr.196]) (4) Ừ, mà tội gì(QNTT) lại phải đau xót vì không có tổ quốc nhỉ ?(TTTT)

(KNLT, [64, tr.500] )

(5): Tội gì(QNTT) mà hút thế, nóng chết(TTTT) (CTCC, [64, tr.519])

Từ những ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy, xét ở vị trí trong câu thì QNTT thường đứng ở đầu câu, các TTTT sẽ đứng ở cuối câu, hoặc kết hợp với các TTTT khác tạo thành tổ hợp đặc ngữ tương đương. (Chúng tôi sẽ có dịp trình bày kỹ hơn về phần này ở chương sau).

66

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng thường sử dụng từ “lắm” ở cuối câu để nhấn mạnh ý mà mình diễn đạt, hoặc nhấn mạnh sự thái quá của sự việc. Có trường hợp kết hợp từ “lắm” với TTTT khác như “ạ”, “rồi”, “đấy”, “chứ”, .. để có những tổ hợp đặc ngữ tương đương như “lắm ạ”, “lắm rồi”, “lắm đấy”, “chắc lắm”, để nhấn mạnh hơn ý muốn đề cập. Và thường trong phát ngôn có từ “lắm” ở cuối câu, hoặc các tổ hợp đặc ngữ tương đương sẽ có QNTT đứng ở đầu câu. Có thể liệt kê ra một loạt ví dụ ở các phóng sự như sau:

Ví dụ trong “Cạm Bẫy Người”:

(1) ..Ê trệ-ê trệ (QNTT)nhiều phen lắm, hai ông (TTTT)[64, tr.475]

(2) Khốn nỗi (QNTT) anh mà đánh đòn Vân Nam thì tôi không lấy gì làm

chắc lắm(TTTT) [64, tr.149]

(3) Thế thì (QNTT) may lắm(TTTT) [64, tr.480] (4): Vâng hiểu lắm / rồi (TTTT) [64, tr.460]

Trong ví dụ (1), “lắm” kết hợp với QNTTT “ê trệ” ở đầu câu, và TTTT “ạ” ở cuối câu. Ở ví dụ (2) và (3), cácQNTT “khốn nỗi”. “thế thì” đứng ở đầu câu, “lắm” đứng độc lập ở cuối câu như một TTTT cuối câu. Ở ví dụ (4), “lắm” kết hợp với TTTT “rồi” đứng ở cuối câu, hoạt động như một tổ hợp đặc ngữ tương đương, nhấn mạnh một phương diện định lượng/định tính nào đó của phát ngôn.

Ví dụ trong “Kỹ nghệ lấy Tây”:

(1) Nhưng họ cũng nhiều khi quá lắm [64,tr.497]

(2) Phải, cũng có nhiều anh trung hậu lắm chứ [64, tr.497] (3) Cũng khổ lắm [64, tr.499]

Ở ví dụ (1), “lắm” kết hợp với TTTT “quá” tạo thành một tổ hợp đặc ngữ tương đương “quá lắm” đứng ở cuối câu, hoạt động như một TTTT cuối câu thể hiện tình thái của cả phát ngôn. Ở ví dụ (2), “lắm” lại kết hợp với

67

TTTT cuối câu “chứ” tạo thành tổ hợp đặc ngữ. Ở ví dụ (3) thì “lắm” đứng ở cuối câu nhưng chỉ đóng vai trò như một trợ từ cho vị từ chính, thể hiện sự mong muốn, hay sự tình thái quá, nhiều hơn mong đợi. Nó khiến dễ nhầm lẫn là môt TTTT cuối câu.

Ví dụ trong “Cơm thầy cơm cô”

(1) Phải, như anh thì tất nhiên đã thạo lắm [64, tr.520] (2) Còn đi ở phải những chủ như thế, nhục lắm [64, tr.522] (3) Nó sạch sẽ lắm ! [64, tr.526]

Ở ví dụ (1), (2), (3) thì “lắm” đứng ở cuối câu nhưng chỉ đóng vai trò như một trợ từ cho vị từ chính, thể hiện sự mong muốn, hay sự tình thái quá, nhiều hơn mong đợi. Nó khiến dễ nhầm lẫn là môt TTTT cuối câu.

Ví dụ trong “Một Huyện Ăn Tết”

(1) Thế thì (QNTT) làm thiên hạ sốt ruột lắm / đấy nhé(THĐN

(2) không thì (QNTT)các anh em phiền lòng lắm [64, tr.547] (3) Các anh ngu lắm. [64, tr.561]

Ở ví dụ (1), (2) “lắm” đóng vai trò như TTTT đứng ở cuối câu, kết hợp với QNTT “thế thì”, “không thì” đứng ở đầu câu. Ví dụ (3) “lắm” đứng cuối câu nhưng giữ vai trò trợ từ cho vị từ “ngu”, làm tăng thêm sắc thái thái quá của sự tình.

Qua khảo sát từ những ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, chúng tôi nhận thấy sự kết hợp của QNTT và TTTT thể hiện thường thể hiện ở cấu trúc QNTT đứng ở đầu câu, TTTT đứng ở cuối câu, hoặc các tổ hợp đặc ngữ và các TTTT cuối câu, các tổ hợp đặc ngữ sẽ tác động, ảnh hưởng đến quán ngữ của câu.

(iii): TTTT tác động, tương tác với các vị từ ngôn hành (VTNH) trong các kiểu câu ngôn hành với những điều kiện thỏa mãn về ngôi, về chỉ tố thời, các biểu thức chỉ nguyên nhân, cách thức,....Các động từ ngôn hành thường

68

gặp như: cấm, van, xin, đề nghị, yêu cầu,….đi cùng với các TTTT góp phần nhấn mạnh sắc thái tình thái của câu.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệp thì muốn kết hợp được với các động từ ngôn hành, các TTTT phải đáp ứng điều kiện: Hoặc tiểu tử không mang ý nghĩa hoài nghi, đặt vấn đề về tính chân xác của nội dung phát ngôn (ví dụ như “đấy”, ‘ạ”,…). Hoặc tiểu từ có khả năng góp phần hình thành mục đích phát ngôn, hoặc tương thức, trùng với mục đích phát ngôn mà động từ ngôn hành thể hiện (ví dụ như “đi”, “đã”, “xem”, “nào”).

Dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp [36, tr.173-174]

Ví dụ: (1) Muốn(VTNH) nhờ ông ấy làm đơn cho đi nhờ đi(TTTT) Tôi xin phép(VTNH)ông nhé? (VTNH) (KNLT, [64, tr.510])

(2) Bốn hào một tháng mà cấm (VTNH) bữa nào được ăn no, anh bảo làm như thế thì nước mẹ (TTTT)? ( CTCC [64, tr.521])

(3) Con vú tháng trước xin phép(VTNH) ra rồi(TTTT).

(4) Ừ, trông cũng sạch sẽ đấy, cho(VTNH) xem sữa nào?(TTTT)

(CTCC, [64. tr.526])

Các ví dụ (1), (2) và (3) cho thấy khi kết hợp với nhau, các VTNH và TTTT tương thích, không “vênh” nhau, trái ngược nhau mà phải bổ sung, tương tác, tác động lẫn nhau để tăng một phương diện đánh giá hay cam kết tình thái nào đó của phát ngôn.

(iv): Sự kết hợp giữa các TTTT cuối câu với nhau. Trong hệ thống từ

Một phần của tài liệu Phương Tiện Biểu Thị Tình Thái Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Các Phóng Sự Vũ Trọng Phụng (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)