Sản phẩm xanh, còn gọi là sản phẩm bền vững về môi trường, là sản phẩm làm giảm tác động đến môi trường (Cooper, 2000). Theo Follows & Jobber (2000), các sản phẩm xanh - sản phẩm thân thiện với môi trường là những sản phẩm không những đáp ứng được nhu cầu trước mắt của người tiêu dùng mà còn mang lại lợi ích cho môi trường trong thời gian dài.
Terra Choice (2010) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm cung cấp một lợi
ích cho môi trường. Trong nghiên cứu của mình, Elkington & Makower (1988) và Wasik (1996) cho rằng, một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì ít tác động tới môi trường cũng có thể được xem là một sản phẩm xanh. Mở rộng hơn khái niệm đó, Shamdasamin & cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế, bảo tồn.
Một điều cần chú ý về sản phẩm xanh, đó là giá của các sản phẩm xanh thường cao hơn các sản phẩm thông thường được cung cấp cùng chất lượng, hiệu quả hay các tính năng tương tự. Điều này có thể lý giải do để sử dụng các nguồn nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, áp dụng các công nghệ khoa học hiện đại trong quá trình vận hành, sản xuất, phân phối…dẫn đến chi phí cao hơn các sản phẩm thông thường. Đây có thể xem là khoản chi phí để giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường của sản phẩm xanh.
2.1.2 Tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
Vào những năm 1960 tại Châu Âu và Hoa Kỳ, thuật ngữ tiêu dùng xanh lần đầu xuất hiện với ý nghĩa là giải pháp tốt hơn cho các nhân tố ngoại tác về môi trường. Năm 1963, thuật ngữ này cũng xuất hiện trong Tổ chức Quốc tế của Hiệp
hội Người tiêu dùng (International Organization of 5 Consumer Unions - IOCU) và họ cũng cho rằng người tiêu dùng nên có các nghĩa vụ xanh.
Người tiêu dùng thân thiện với môi trường được xem là “người tiêu dùng xanh” (green consumer). Những người tiêu dùng này gần đây đã có hưởng nhiều hơn đối với việc tạo ra những thay đổi trong vấn đề nhận thức về môi trường, họ sẽ cân nhắc những hậu quả về môi trường trong tiêu dùng cá nhân của mình. Theo Follows & Jobber (2000), họ là những người cố gắng sử dụng sức mua của mình để mang lại cải thiện môi trường.
Hành vi mua sản phẩm xanh là sự tiêu thụ, sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường hay thân thiện với tự nhiên. Sản phẩm có ít hoặc không có bao bì, sản phẩm tạo ra từ những thành phần tự nhiên và những sản phẩm trong quá trình sản xuất ra chúng không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường.