Song đề xã hội (Social Dilemmas)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng xanh thân thiện với môi trường của khách hàng cá nhân tại siêu thị lotte mart vũng tàu (Trang 33 - 34)

Song đề xã hội (Social Dilemmas) là những tình huống mà các thành viên trong xã hội phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hai vấn đề: một là việc hợp tác với nhau để tối đa hóa lợi ích nhóm, hai là việc chiều theo sở thích cá nhân (Messick, D. M. , & Brewe, M. B. (1983). Trong những tình huống đó, “sự lựa chọn vì mối quan tâm của bản thân là lựa chọn tối ưu cho mỗi cá nhân song nếu tất cả các cá nhân hợp tác lại, họ sẽ nhận được nhiều hơn nếu không hợp tác” (Dawes, 1980). Từ chối hợp tác là sự chọn lựa tối ưu (Messick & Brewer, 1983) vì mối quan tâm của cá nhân sẽ khiến mỗi cá nhân có hành động tốt hơn, mặc kệ quyết định của các thành viên khác; tuy nhiên mọi thứ sẽ có kết quả tốt hơn nếu họ hợp tác trong một tập thể (Hardin, 1968; Kollock, 1998; Komorita and Parks, 1996), điều này gọi là “Bi kịch của chung”, được Hardin đưa ra lần đầu tiên năm 1968. Schultz and Holbrook (1999) đã kêu gọi việc phát triển các giải pháp marketing giải quyết song đề về “của chung” này, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing về môi trường.

Nhằm minh họa cho thuyết song dề xã hội, Dawes (1980) đã trích dẫn một ví dụ về việc các công dân được yêu cầu giảm bớt sử dụng nhiệt để tiết kiệm năng lượng. Trong đó các công dân phải đối diện với 2 lựa chọn: Các cá nhân chọn lựa việc chiều theo sở thích sẽ vẫn giữ nhiệt độ cao và không phải chịu lạnh. Tuy nhiên,

nếu tất cả cá nhân đều chọn lựa như vậy, nguồn cung năng lượng sẽ nhanh chóng cạn kiệt, và khi đó tất cả đều phải chịu lạnh.

Song đề xã hội được xác định bởi ba tính chất sau (Dawes,1980; Messick & Brewer, 1983; van Lange & cs., 1992):

1. Nếu các cá nhân lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân thì điều này sẽ đem lại lợi ích cá nhân cao hơn, sự lựa chọn này dựa trên cơ sở không tôn trọng quyết định đưa ra bởi các thành viên khác trong nhóm.

2. Lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân luôn gây bất lợi cho các thành viên khác trong nhóm.

3. Lựa chọn không hợp tác sẽ gây bất lợi cho tập thể nhiều hơn cho cá nhân. Vì vậy, song đề xã hội liên quan đến vấn đề đánh đổi giữa lợi ích của cá nhân và hợp tác xã hội, nó đòi hỏi cá nhân phải hy sinh lợi ích ngắn hạn của bản thân để phục vụ cho lợi ích lâu dài của tập thể.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng xanh thân thiện với môi trường của khách hàng cá nhân tại siêu thị lotte mart vũng tàu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)