Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại quỹ trợ vốn cnvc và người lao động nghèo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.8. Giới thiệu chung về Quỹ Trợ Vốn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.8.2. Quá trình phát triển

Từ năm 1993 – 2001, sau 9 năm hoạt động Quỹ đã tồn tại và phát triển, đáp ứng ngày càng nhiều về nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm cho một bộ phận công nhân viên chức. Quỹ hoạt động đưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban điều hành Quỹ trợ vốn và hoạt động theo mô hình Tín dụng – Tín chấp, Ban điều hành làm việc kiêm nhiệm, không có bộ máy chuyên trách. Do đó Quỹ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vốn của đông đảo công nhân viên chức, mà chưa giúp được cho người lao động nghèo. Do vậy Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh đã chủ trương tìm nguồn lực trong và ngoài nước để tạo điều kiện giúp người lao động làm kinh tế tăng thu nhập, góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tháng 7 năm 2001, dự án “Mở rộng họat động tài chính vi mô của Quỹ CEP” hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Uc được tiến hành đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động của Quỹ CEP Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi tham khảo hoạt động tài chính vi mô với mô hình Tín dụng – Tiết kiệm và được sự hỗ trợ của Quỹ trợ vốn CEP Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ trợ vốn Liên đoàn lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu đã tiến hành khảo sát đối tượng là người lao động nghèo để nắm bắt tình hình nhu cầu về vốn của người dân trên địa bàn các phường trong thành phố Vũng tàu, đồng thời xúc tiến xây dựng đề án vay dự án nhỏ của Chính phủ Úc nhằm thực hiện “Dự án thử nghiệm nhân rộng hoạt động tài chính vi mô theo mô hình Tín dụng – Tiết kiệm CEP Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bà rịa – Vũng tàu” với mục tiêu tiếp cận khách hàng đối tượng, cung cấp các hoạt động Tín dụng – Tiết kiệm nhằm tạo cơ hội có việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống các hộ nghèo trong tỉnh. Từ đó tạo cơ hội để Quỹ trợ vốn Bà rịa – Vũng tàu mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao năng lực tổ chức góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong địa bàn tỉnh Bà rịa – Vũng tàu.

Tháng 6/2010 UBND Tỉnh vừa có quyết định số 1099/QĐ-UBND đổi tên Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo tự tạo việc làm Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (CEP-BRVT ) thành Quỹ Trợ Vốn Công nhân Viên chức và Người lao động nghèo Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt là CAFPE BRVT), với hơn 8.500 thành viên vay thường xuyên, bình quân mỗi năm phát triển thêm 500 thành viên mới.

Mạng lưới QTV tỉnh BRVT gồm có:

Văn Phòng Trung tâm có 09 CBCNV Ban Giám Đốc gồm :01 Giám Đốc và 01 Phó Giám Đốc. Phòng kế toán gồm : 01Kế toán và 01Thủ quỹ . Phòng tín dụng gồm : 01Cán bộ tín dụng nhập liệu và 04 cán bộ tín dụng cơ sở.

Văn Phòng Chi nhánh tại Bà Rịa có 06 CBCNV gồm: 01Trưởng chi nhánh; 01 Kế toán; 01 Thủ quỹ; 01 cán bộ tín dụng nhập liệu và 02 cán bộ tín dụng cơ sở.

Các cấp liên nhiệm là Ban chấp hành công đoàn cơ sở các huyện Châu Đức- Tân Thành- Đất Đỏ- Long Điền

Công nghệ: QTV đã sử dụng các phần mềm tín dụng và phần mềm kế toán trong công tác quản lý khách hàng góp phần đơn giản quá trình làm việc của nhân viên nâng cao tính chính xác trong việc quản lý số liệu, quản lý khách hàng vay vốn từ đó thúc đẩy quá trình tín dụng diễn ra nhanh hơn và hạn chế thời gian chờ đợi của khách hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại quỹ trợ vốn cnvc và người lao động nghèo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 46)