Tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại quỹ trợ vốn cnvc và người lao động nghèo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.8. Giới thiệu chung về Quỹ Trợ Vốn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

2.8.3. Tình hình hoạt động và cơ cấu tổ chức

Bảng 2. 1: Hoạt động tài chính của quỹ trợ vốn tỉnh BRVT giai đoạn 2018-2020

ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 2019/ 2018 2020/2019 GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % Doanh thu 8250 8640 9500 390 4.7 860 10.0 Chi phí 3975 4250 4700 275 6.9 450 10.6 Lợi nhuận 4275 4390 4800 115 2.7 410 9.3

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của QTV Tỉnh BRVT giai đoạn 2018-2020)

Ta thấy tình hình hoạt động tài chính của QTV Tỉnh BRVT giai đoạn 2018- 2020 đạt lợi nhuận luôn tăng qua các năm, năm 2018 đạt 4275 triệu tăng lên 4390 triệu năm 2019 tăng 115 triệu tương ứng tăng 2.7% do doanh thu tăng từ 8250 triệu năm 2018 lên 8640 triệu năm 2019 tăng 390 triệu tương ứng tốc độ tăng trưởng tăng 4.7%, chi phí cũng tăng nhẹ từ 3975 triệu năm 2018 đến năm 2019 đạt 4250 tăng 275 triệu tương ứng tốc độ tăng trưởng tăng 6.9%. Năm 2020 có sự tăng trưởng nhanh đạt lợi nhuận 4800 triệu tăng 410 triệu so với năm 2019 tương ứng tốc độ tăng trưởng tăng 9.3% do doanh thu tăng 860 triệu trong năm 2020 và đạt 9500 triệu tương ứng tăng 10% so với năm 2019, và chi phí cũng tăng nhẹ hơn so với doanh thu đạt 4700 triệu năm 2020, tăng 450 triệu tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 10.6% so với năm 2019. Qua đó ta thấy hoạt động của quỹ trợ vốn ngày càng phát triển mạnh đạt hiệu quả ngày càng cao.

Bảng 2. 2: Hoạt động tín dụng của Quỹ Trợ Vốn Tỉnh BRVT giai đoạn 2018-2020

Năm Chỉ tiêu NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh số cho vay 66000 74000 85000 8000 12.1 11000 14.9 Số lượt người vay 9200 10300 11500 1100 12.0 1200 11.7 Dư nợ cho vay 43530 49610 55730 6080 14.0 6120 12.3

(Nguồn báo cáo hoạt động tín dụng của QTV Tỉnh BRVT giai đoạn 2018-2020)

Nhận xét: về tình hình hoạt động tín dụng của QTV Tỉnh BRVT giai đoạn 2018-2020 luôn tăng qua các năm doanh số cho vay năm 2018 đạt 66000 triệu đến năm 2019 đạt 74000 triệu tăng 8000 triệu tương ứng tốc độ tăng trưởng đạt 12.1% . Năm 2020 tăng lên đạt 85000 triệu tăng 11 tỷ so với năm 2019 tương ứng tăng 14.9%.trong đó hoạt động đạt giá trị nhiều nhất là loại hình công nhân viên chức do hoạt động có hiệu quả số lượt người vay cũng ngày một tăng từ 9200 lượt năm 2018 lên 10300 lượt năm 2019 tăng 1100 lượt tương ứng tăng 12%. Năm 2020 tiếp tục tăng lên 11500 lượt tăng 1200 lượt so với năm 2019 tương ứng tăng 11.7%, đối tượng được vay nhiều nhất ở đây là loại hình nhân dân lao động. Do doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ cho vay cũng tăng đạt 43530 triệu năm 2018 đến năm 2019 đạt 49610 triệu tăng 6080 triệu tương ứng tăng 12.8%. Năm 2020 tiếp tục tăng mạnh đạt 55730 triệu tăng 6120 triệu tương ứng tốc độ tăng trưởng tăng 12.3% so với năm 2019.

Cơ cấu Tổ chức của Quỹ Trợ Vốn Hình 2. 2: Sơ đồ Tổ chức của Quỹ Trợ Vốn.

* Hội Đồng Quản Trị

-Thảo luận và quyết định các vấn đề có tính chất chiến lược về phương thức hoạt động và phát triển của Quỹ.

-Vận động nguồn tài trợ để phát triển Quỹ. - Ban Giám Đốc

-Quỹ trợ vốn hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, Giám đốc thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị, giúp việc cho Giám đốc có Phó giám đốc.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG KẾ TOÁN CÁC CHI NHÁNH

CÁC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN

CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

THÀNH VIÊN CÁC CỤM

CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC-LAO ĐỘNG

* Giám đốc:

Giám đốc là người giúp Hội đồng quản trị chỉ đạo trực tiếp toàn bộ hoạt động của Quỹ. Đàm phán và ký kết các văn bản, ghi nhớ, hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

* Phó Giám đốc:

Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Quản lý chỉ đạo trực tiếp phòng tín dụng. Thực hiện báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ. Tham gia kiểm tra hoạt động tín dụng tại các chi nhánh.

Phòng tài chính- kế toán

*Chức năng của phòng kế toán: Là bộ phận nghiệp vụ cung cấp thông tin về kết quả hoạt động của tổ chức cho Hội Đồng Quản Trị(HĐQT), Ban Giám Đốc (BGĐ) và những người có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp. Nhiệm vụ của phòng kế toán là bảo vệ tài sản của tổ chức, phản ánh với Ban Giám Đốc quá trình và kết quả hoạt động, tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính của tổ chức. Phản ánh với Ban Giám Đốc việc chấp hành chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính của nhà nước.

* Kế toán trưởng:

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện công tác kế toán tài chính. Phân tích, nhận xét đánh giá tình hình hoạt động của Quỹ, cung cấp số liệu về hiệu quả sử dụng vốn cho Giám đốc kịp thời.

Nghiên cứu, đề xuất các phương án quản lý sử dụng vốn, tài sản có hiệu quả, xác định chính xác kết quả kinh doanh, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả

* Kế toán viên:

Chịu trách nhiệm về báo cáo tổng hợp hoạt động tài chính. Viết phiếu thu chi, cập nhật, định khoản số liệu kế toán, quyết toán các khoản thu chi. Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán theo quy định hiện hành. Phụ trách chi lương, thưởng

và các chế độ khác theo quy định cho cán bộ công nhân viên Quỹ; kế toán quỹ công đoàn.

Phòng tín dụng

*Chức năng phòng tín dụng:

Là bộ phận nghiệp vụ nghiên cứu, thu thập thông tin từ cộng đồng dân cư tại địa phương nhằm vạch ra kế hoạch, đề xuất ý kiến cung cấp cho Ban Giám Đốc nhằm xác định mặt mạnh, yếu, tiềm năng của mỗi địa phương, qua trao đổi phân tích, lập kế hoạch huấn luyện các nhóm tín dụng thông qua chương trình tín dụng- tiết kiệm.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng là: khảo sát và chọn lựa đúng đối tượng theo tiêu chuẩn quy định. Quản lý chặt chẻ tình hình công nợ của từng thành viên, từng cụm, nhóm. Tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt và duy trì cụm, nhóm

*Tín dụng cơ sở:

Thiết lập mối quan hệ với công đoàn cơ sở, chính quyền địa phương. Nắm bắt nhu cầu thực tế tại địa phương, cơ sở.

Tổ chức hoạt động tín dụng tại các địa phương, cơ sở được phân công, chọn người quản lý cơ sở, đơn vị theo đúng quy chế, quy định

Chịu trách nhiệm toàn bộ số vốn xuất ra cho vay. Quản lý chặt chẽ tình hình công nợ thành viên. Có biện pháp phòng chống nợ trể hạn, quá hạn. Khi nợ trể hạn, quá hạn xảy ra phải kiểm tra, nắm vững tình hình.

* Tín dụng tổng hợp:

Nắm được tình hình hoạt động tín dụng chung của đơn vị. Giám sát việc đối chiếu số liệu Tín dụng hàng tháng. Nhận xét chung về hoạt động cho vay, thu hồi và. Lập kế hoạch và báo cáo, đánh giá tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch của các nhân viên tín dụng cơ sở hàng tuần/tháng/quý/năm.

* Tín dụng nhập liệu:

Tập hợp danh sách, lập biên bản giao vốn và theo dõi sổ biên bản để tín dụng phát vốn. Lập bản kê nộp tiền cho tổ tín dụng. Nhập liệu kịp thời, chính xác hàng

ngày cho bộ phận tín dụng. Chịu trách nhiệm về tất cả những số liệu thông qua việc phát vốn và thu hồi công nợ của tổ tín dụng.

* Thủ quỹ-văn thư:

Phân loại tiền và tự kiểm quỹ hàng ngày. Cuối tuần, cuối tháng kiểm quỹ có biên bản.. Bảo quản lưu trữ tốt tài liệu sổ sách. Mở các loại sổ theo dõi, giao nhận hồ sơ tài liệu sau: Sổ công văn đi, đến, thông báo, quyết định…Sổ chứng từ tín dụng: Hợp đồng trách nhiệm, Hợp đồng vay vốn, hồ sơ tín dụng, báo cáo tín dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại quỹ trợ vốn cnvc và người lao động nghèo tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)