GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 47 - 52)

3.2.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc đƣợc lựa chọn là ROA. Theo nhƣ chƣơng 2, ROA đƣợc tính theo công thức:

Trong ba chỉ tiêu đại diện khả năng sinh lời nhƣ chƣơng 2 đã nêu thì trong thực tế, khi làm các nghiên cứu thực nghiệm, rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng ROA nhƣ Yuqi (2007), Ahmad (2014), Weersainghe & Perera (2013)… làm chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời.

3.2.2 Biến độc lập

Qui mô ngân hàng (SIZE)

Để đo lƣờng biến qui mô ngân hàng, tác giả chọn giá trị tổng tài sản. Tuy nhiên, do tổng tài sản là giá trị tuyệt đối. để hạn chế các khuyết tật đối với mô hình về phƣơng sai sai số thay đổi, tác giả sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản.

Nhƣ vậy, với giả thuyết H1 là qui mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, khoá luận kì vọng biến SIZE mang dấu (+) trong mô hình.

Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu đƣợc đo lƣờng bằng công thức:

Tỷ lệ này cho thấy vốn chủ sở hữu đang chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, ảnh hƣởng đến các quyết định kinh doanh, phản ánh quy mô và hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó, vì vậy ngân hàng cần quản trị tốt nguồn vốn này để tạo ra lợi nhuận kì vọng. Tỷ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, và từ đó lợi nhuận của ngân hàng theo đó sẽ tăng lên.

Hơn thế nữa, việc gia tăng tỉ lệ vốn cũng có thể mang lại các khoản thu nhập bất ngờ từ việc giảm chi phí đã dự đoán trƣớc từ những nguy cơ về kinh tế (bao gồm cả về phá sản). Vì vậy, tác giả kỳ vọng biến CAPITAL mang dấu (+) trong mô hình.

Tính thanh khoản (LIQUIDITY)

Chỉ số thanh khoản đƣợc đo lƣờng bằng công thức:

Tỷ lệ trên cho ta thấy phần trăm của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong cơ cấu tổng tài sản. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỷ số càng cao thì mức độ thanh khoản của ngân hàng sẽ càng đƣợc đảm bảo, nguồn lợi ngân hàng thu đƣợc tăng lên. Tuy nhiên, để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định các ngân hàng cần phải tốn thêm một khoản chi phí. Nếu quản lý không hiệu quả khoản chi phí này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng giảm. Hơn nữa, các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền có mức độ sinh lời thấp hơn so với các loại tài sản khác. Vì vậy biến LIQUIDITY đƣợc kỳ vọng mang dấu (‒) trong mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.

Qui mô tín dụng (LOAN)

Qui mô tín dụng đƣợc lƣờng dựa trên tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản theo công thức:

Tỉ lệ này cho thấy các khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản ngân hàng. Dƣ nợ cho vay chiếm tỉ trọng lớn trên tổng tài sản nên có thể đƣợc xem là tiêu chí quan tâm hàng đầu trong điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao cho thấy mức độ hoạt động cho vay của ngân hàng càng ổn định, lợi nhuận ngân hàng đƣợc tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khi cho vay quá nhiều mà không có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ sẽ có khả năng tạo ra các khoản nợ xấu gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng. Với giả thuyết H3 là qui mô

tín dụng có tác động nghịch chiều đến lợi nhuận của ngân hàng, khoá luận kì vọng biến LOAN mang dấu (‒) trong mô hình.

Rủi ro tín dụng (CREDIT)

Có nhiều phƣơng pháp để xác định rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên trong khoá luận, tác giả đo lƣờng biến rủi ro tín dụng bằng công thức:

Tỷ lệ này phản ánh có bao nhiêu phần trăm dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng đó không tốt, khả năng thu hồi nợ thấp hoặc ngƣợc lại, khi tỷ lệ này thấp, chất lƣợng của các khoản tín dụng đƣợc cải thiện tích cực hoặc có thể do các khoản dự phòng trích lập chƣa đúng với qui định. Trong khi đó, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy yếu tố này đƣợc kỳ vọng mang dấu (‒) trong mô hình.

Chi phí hoạt động (TETA)

Tác giả sử dụng công thức theo nghiên cứu của Obamuyi (2013) để đo lƣờng biến chi phí hoạt động của ngân hàng:

Tỷ lệ này cho thấy tổng chi phí của ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trên toàn bộ tài sản. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng quản lí chi phí chƣa hiệu quả và ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chi phí của ngân hàng đƣợc quản lý tốt, thể hiện tài năng của đội ngũ quản trị và tầm nhìn của nhà quản trị ngân hàng. Nếu chi phí càng cao thì khoản lợi nhuận thu đƣợc sẽ giảm tƣơng đƣơng. Do đó, biến TETA đƣợc kỳ vọng mang dấu (‒) trong mối quan hệ giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng.

Tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP)

Trong khoá luận tác giả sử dụng chỉ số GDP thực đƣợc công bố hằng năm để kiểm soát cho các chu kỳ kinh tế bên ngoài ngân hàng.

Nếu tỷ lệ này tăng cao qua các năm là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy chính phủ quản lý nền kinh tế hiệu quả, các cơ hội kinh doanh đƣợc cải thiện, nhu cầu tín dụng sẽ tăng và nhƣ vậy lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng cao hơn. Theo giả thuyết H7, tốc độ tăng trƣởng GDP đƣợc kỳ vọng mang dấu (+) trong mô hình.

Lãi suất cho vay (IRT)

Lãi suất đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu là lãi suất cho vay trung bình mỗi năm của NHTM. Dữ liệu này đƣợc thu thập từ các số liệu trên thống kê của Worldbank. Lãi suất cho vay càng cao, nguồn thu nhập từ chêch lệch giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất cho vay trên thị trƣờng ngày càng tăng. Từ đó, lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc nâng cao. Vì vậy, biến IRT đƣợc tác giả kỳ vọng mang dấu (+) trong mối tƣơng quan giữa lãi suất cho vay và lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ giá (ER)

Do ở Việt Nam, tỷ giá theo VND/USD đƣợc sử dụng khá phổ biến trong việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán hoặc giao dịch qua ngân hàng. Vì thế, trong bài nghiên cứu tác giả sẽ lấy tỷ giá tính theo VND/USD làm đại diện cho biến tỷ giá, cụ thể hơn, tác giả sẽ dùng logarit cho chuỗi dữ liệu tỷ giá để tăng thêm độ chính xác cho mô hình và số liệu tỷ giá đƣợc lấy của website NHTW.

Khi thực hiện hoạt động trao đổi, ngân hàng sẽ hƣởng đƣợc khoảng chêch lệch từ tỷ giá mua và tỷ giá bán, giúp ngân hàng cải thiện nguồn thu nhập. Do đó, theo giả thuyết H10, tác giả kỳ vọng tỷ giá mang dấu (+) trong mô hình.

Sau đây là bảng tóm tắt lại cách tính của các biến độc lập cũng nhƣ kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình.

Bảng 3.1 Các biến và kỳ vọng về dấu của mô hình

Biến Cách tính Kỳ vọng về dấu với

ROA

Các nghiên cứu có cùng kết quả giống với kì vọng

SIZE Logarit(Tổng tài sản) Cùng chiều (+)

Adem & Deger (2011), Gul & Zaman (2011), San & Heeng (2012), Weersainghe & Perera (2013), Adama & Apélété (2017), Nguyễn Việt Hùng (2008), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), Phan Thị Hằng Nga (2017)

CAPITAL Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài

sản Cùng chiều (+)

Yuqi (2007), Nguyễn Việt Hùng (2008), Gul & Zaman (2011),

Saira (2011), San & Heeng (2012), Syafri (2012), Ahmad (2014), Islam & Nishiyama (2016) , Adama & Apélété (2017), Phan Thị Hằng Nga (2017)

LIQUITY Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền/ Tổng tài sản

Ngƣợc chiều (‒)

Yuqi (2007), Weersainghe & Perera (2013), Nguyễn Thanh Phong (2015)

LOAN Tổng các khoản cho vay/

Tổng tài sản Ngƣợc chiều (‒)

Nguyễn Việt Hùng (2008), Adem & Deger (2011), Nguyễn Thanh Phong (2015)

CREDIT

Tổng dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng các khoản

cho vay

Ngƣợc chiều (‒)

Tarus, Chekol & Mutwol (2012),

Syafri (2012), Phan Thị Hằng Nga (2017)

& Perera (2013), Ahmad (2014)

GDP GDP công bố hằng năm Cùng chiều (+) Gul & Zaman (2011), Adama & Apélété (2017)

ER Tỷ giá VND/USD của

NHTW Cùng chiều (+)

Gul & Zaman (2011)

IRT

Lãi suất cho vay trung bình từng năm theo

Worldbank

Củng chiều (+)

Adem & Deger (2011), Gul & Zaman (2011), Qinhua & Meiling (2014)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w