Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 29 - 31)

2.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NHTM

2.2.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

2.2.2.1 Tốc độ tăng trƣởng GDP

Theo Nguyễn Thanh Phong (2015) qui mô của một nền kinh tế đƣợc thể hiện bằng tổng các sản phẩm quốc nội là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đƣợc tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thƣờng là một năm tài chính)

Một nền kinh tế đang phát triển thuận lợi sẽ kéo theo sự tăng trƣởng của tất cả các lĩnh vực khác trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Chỉ số tăng trƣởng GDP năm sau so với năm trƣớc tăng thể hiện cơ hội kinh doanh ngày càng mở rộng, điều đó cho thấy nền kinh tế đang tăng trƣởng, tạo điều kiệu gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu chỉ số GDP giảm sút, nền kinh tế chững lại, các hoạt động đầu tƣ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực tài chính cũng không thoát khỏi rủi ro trên.

Hầu hết trong các bài nghiên cứu lẫn trong nƣớc và ngoài nƣớc đều đề cập tốc độ tăng trƣởng GDP là một yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Bài nghiên cứu Qinhua & Meiling (2014) nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài ngân hàng đến lợi nhuận của 10 ngân hàng niêm yết tại Trung Quốc cho thấy có sự tƣơng quan đồng biến giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đồng thuận với ý kiến trên chính là bài nghiên cứu của Obamuyi & Marshal (2013). Theo Deger & Adem (2011) và Weersainghe & Perera (2013) GDP lại không có tác động đến lợi nhuận của NHTM.

2.2.2.2 Lãi suất cho vay

Một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng là hoạt động cho vay. Lãi suất cho vay trên thị trƣờng biến động liên tục theo từng thời điểm khác nhau. Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn so với lãi suất cho vay thị trƣờng, ngân hàng sẽ hƣởng lợi từng khoản chêch lệch đó nhƣng sẽ phải chịu sự rủi ro mất khách hàng do chi phí đi vay cao khiến họ phải e dè trƣớc quyết định vay. Ngƣợc lại, nếu lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với lãi suất cho vay của thị trƣờng, ngân hàng có mức sinh lời thấp hơn tuy nhiên lại nhận đƣợc sự lựa chọn vay vốn từ các doanh nghiệp và các cá nhân.

Bài nghiên cứu của Adem & Deger (2011) kiểm định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM tại Turkey trong giai đoạn 2002 – 2010 đã cho thấy lãi suất có tác động cùng đến ROE của ngân hàng. Trái với kết quả trên, Guru và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng lợi nhuận của ngân hàng dựa trên tổng thu nhập trừ cho tổng chi phí, khoản chêch lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động mới đáng đƣợc

cân nhắc hơn so với lãi suất cho vay trên thị trƣờng. Bài nghiên cứu của Yuqi (2007) cũng không tìm ra mối tƣơng quan giữa lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng.

2.2.2.3 Tỷ giá

Tỷ giá là giá cả đồng tiền của một quốc gia đƣợc biểu hiện bởi một tiền tệ khác. NHTM là trung gian tài chính hợp pháp đƣợc thực hiện các hoạt động kinh doanh sử dụng ngoại tệ nhƣ thanh toán quốc tế, bảo hiểm, mua bán ngoại tệ và đánh giá lại chêch lệch ngoại tệ,… Sự thay đổi của tỷ giá theo thời gian có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu của Aburime (2008) sử dụng dữ liệu bảng kiểm định các yếu tố tác động đến 154 ngân hàng tại Nigeria cho thấy tỷ giá tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Mohammad & Farshid (2012) cũng nhận định tỷ giá hối đoái có tƣơng quan đến lợi nhuận ngân hàng theo thời hạn. Tỷ giá thúc đẩy lợi nhuận trên mức kì vọng của ngân hàng trong ngắn hạn và làm giảm mức sinh lời trong dài hạn tại các ngân hàng ở Iran giai đoạn 2006 – 2010. Ngƣợc lại với ý kiến của Aburime (2008), Adama & Apélété (2017) đã kiểm định và chỉ ra rằng tỷ giá có tác động nghịch chiều đến cả ROA và ROE trong một khoảng thời gian dài.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 29 - 31)