Mô hình của bài nghiên cứu dựa trên bài nghiên cứu của Weersainghe & Perera (2013). Trong nghiên cứu của tác giả, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA đƣợc chọn làm biến phụ thuộc đại diện cho khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng. Tác giả còn sử dụng các biến độc lập bao gồm các biến bên trong ngân hàng nhƣ qui mô ngân hàng (SIZE), vốn chủ sở hữu (CAPITAL), chi phí hoạt động (TETA), tính thanh khoản (LIQUITY), rủi ro tín dụng (CREDIT) và các biến bên ngoài ngân hàng là tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP) và lãi suất cho vay (IRT). Dữ liệu đƣợc các tác giả thu thập và kiểm định theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng với nhiều biến bên trong và bên ngoài ngân hàng hơn đồng thời thực hiện việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, FEM, REM để tăng tính chính xác cho mô hình.
Bên cạnh các biến bên trong ngân hàng đã đƣợc đề cập, theo nghiên cứu của Abreu & Mendes (2001), Naceur & Goaied (2003) và Syafri (2012) đã xác định qui mô tín dụng (LOAN) là một trong những biến tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhận thấy qui mô tín dụng đƣợc đề cập trong nhiều bài nghiên cứu, khoá luận quyết định thêm biến qui mô tín dụng (LOAN) để nâng cao tính chính xác cho mô hình.
Về biến bên ngoài ngân hàng, trong nghiên cứu của Aburime (2008) và Adama & Apélété (2017) cũng tìm ra sự tác động của tỷ giá trao đổi (ER) đến lợi nhuận của ngân hàng. Hai biến này sẽ đƣợc đề cập trong khoá luận.
Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày cùng với sự lựa chọn mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng và thiết kế các biến nhƣ trên, khoá luận đƣa ra mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
ROAit= α + β1SIZEit + β2CAPITALit + β3LIQUITYit + β4LOANit + β5CREDITit + β6TETAit + β7GDPt + β8ERt + β9IRTt + εt
Trong đó: α là hệ số chặn
β1,…, β9: Các hệ số hồi quy của các biến độc lập.
i ký hiệu cho ngân hàng thứ i, t ký hiệu cho năm quan sát và ε là đại diện cho sai số của mô hình.
Biến phụ thuộc:
ROA: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đại diện cho khả năng sinh lời. Biến bên trong ngân hàng:
SIZE: đại diện cho quy mô ngân hàng, đƣợc tính theo logarit cơ số e của tổng tài sản.
CAPITAL: đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. LIQUIDITY: đại diện cho tỷ lệ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản.
LOAN: đại diện cho tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản.
CREDIT: đại diện cho tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng các khoản cho vay.
TETA: đại diện cho tỷ lệ tổng chi phí trên tổng tài sản. Biến bên ngoài ngân hàng:
GDP: đại diện cho tốc độ tăng trƣởng GDP.
ER: đại diện cho tỷ giá VND/USD, đƣợc tính theo logarit cơ số e của tỷ giá.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nƣớc trƣớc đây giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM. Các yếu tố bên trong ngân hàng bao gồm: Qui mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, qui mô tín dụng, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm: Tốc độ tăng trƣởng GDP, lạm phát, lãi suất và tỷ giá. Từ cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2 là cơ sở để tác giả thiết lập và lựa chọn mô hình nghiên cứu trong chƣơng sau.
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu đã đƣợc trình bày ở chƣơng trƣớc, trong chƣơng này bài viết sẽ giới thiệu về giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và trình tự nghiện cứu, từ đó giúp cho việc thực hiện nghiên cứu ở các chƣơng sau.