2.2.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng
2.2.1.1 Qui mô ngân hàng
Theo Gul & Zaman (2011) cho rằng mô ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận của NHTM. Bài nghiên cứu chỉ ra ngân hàng với qui mô lớn có mạng lƣới chi nhánh rộng sẽ dễ dàng mở rộng các hoạt động
nghiệp vụ nhƣ tạo điều kiện huy động vốn, tiếp cận khách hàng cho vay, phát triển và lắp đặt thêm trang bị công nghệ hiện đại giúp đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Theo nghiên cứu của Adem & Deger (2011) sử dụng dữ liệu cân bằng thực hiện đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng qua ROA và ROE, kết quả cho thấy qui mô của ngân hàng đều tác động tích cực đến 2 chỉ số trên. Đồng thuận với kết quả trên, bài nghiên cứu của Nguyễn Trần Thịnh (2013) cũng đƣa ra nhận xét rằng lợi nhuận ngân hàng và qui mô ngân hàng có mối quan hệ đồng biến. Khi gia tăng tài sản ngân hàng sẽ góp phần gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trái ngƣợc lại với kết quả trên, theo nghiên cứu của Saira và ctg (2011) qui mô của ngân hàng có tác động nghịch chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng những ngân hàng có qui mô càng lớn thì ROA của ngân hàng sẽ càng thấp. Kết quả cũng đồng nhất với nghiên cứu của Bourke (1989). Lợi nhuận của ngân hàng sẽ không đƣợc gia tăng khi tồng tài sản càng lớn, việc đa dạng hóa qui mô dịch vụ không hợp lý sẽ dẫn đến các khoản chi phí mà ngân hàng phải gánh chịu mà không mang lại hiệu quả nhƣ chi phí quản lý, chi phí mở rộng mạng lƣới chi nhánh, chi phí nhân viên,…
Nhìn chung, để gia tăng lợi nhuận một cách hiệu quả, nhà quản trị cần phải lựa chọn qui mô của ngân hàng một cách hợp lý. Qui mô của ngân hàng có thể cải thiện nguồn thu ngân hàng trong một giới hạn nhất định, tuy nhiên khi ngân hàng đạt đến một mức qui mô quá lớn, ngân hàng sẽ phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong việc quản trị tốt ngân hàng.
2.2.1.2 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng, là niềm tin vào triển vọng phát triển và khả năng sinh lời vào số vốn đã đầu tƣ của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu cũng thể hiện quy mô và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo niềm tin cho ngƣời gửi tiền và thu hút tiền gửi, cung cấp nguồn lực tài chính cho sự tăng trƣởng và phát triển (Berger, 1995) . Ngân hàng với vốn chủ sở hữu cao sẽ làm giảm chi phí vốn, điều này góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Theo bài nghiên cứu của Yuqi (2007) nhận định rằng một ngân hàng với vị thế vốn chủ sở hữu cao có nhiều cơ hội để hoạt động hiệu quả và linh động hơn trong việc giải quyết những vấn đề tổn thất bất thƣờng, hơn nữa là giúp gia tăng lợi nhuận. Kết quả cho thấy vốn chủ sở hữu ngân hàng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng với giá trị tƣơng quan cao. Phạm Thị Hằng Nga (2013) cũng cho kết quả đồng nhất nhƣ trên với tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều tƣơng quan cùng chiều với các chỉ số ROA, ROE của ngân hàng. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2015), khi phân tích tƣơng quan tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lại không có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA.
2.2.1.3 Tính thanh khoản
Tính thanh khoản của NHTM đƣợc xem nhƣ khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Các hoạt động tạo ra nhu cầu thanh khoản bao gồm khách hàng rút các khoản tiền gửi, đề nghị vay vốn của khách hàng, thanh toán các khoản phải trả khác, chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, thanh toán cổ tức cho cổ đông. Để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cho khách hàng, buộc ngân hàng phải dự trữ các quỹ cũng nhƣ các loại chứng khoán có thể dễ dàng bán đƣợc trên thị trƣờng.
Các chính sách thanh khoản sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc thiếu hụt thanh khoản là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (Weersainghe & Perera, 2013). Thông thƣờng có một sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng, càng nhiều nguồn vốn hơn đƣợc giữ lại sẽ đáp ứng nhu cầu thanh khoản dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng ngày càng thấp và ngƣợc lại.
Yuqi (2007) đã chỉ ra rằng tính thanh khoản có tác động cả tích cực và tiêu cực đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Weersainghe & Perera (2013) ngân hàng với tính thanh khoản thấp lại có khả năng gia tăng lợi nhuận hơn.
2.2.1.4 Qui mô tín dụng
Theo Gul & Zaman (2011), hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính giúp mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ huy động nguồn tiền nhàn rỗi và tận dụng lƣợng tiền đó để thõa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay chính là nguồn thu nhập của ngân hàng.
Với xu hƣớng phát triển của kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Vì vậy, để hoạt động cho vay của ngân hàng phải ngày càng mở rộng, ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ quy trình cho vay. Bài nghiên cứu của Abreu & Mendes (2001) đã chỉ ra rằng với quy trình cho vay cẩn thận, qui mô tín dụng có ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Trái ngƣợc kết quả trên, Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng không phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì hiệu quả lại càng cao. Việc thực hiện các món cho vay có nhiều rủi ro, thì sẽ làm tăng chi phí hoạt động tín dụng và giảm thu từ chính những hoạt động này. Trong khi đó, theo bài nghiên cứu của Weersainghe & Perera (2013) lại đƣa ra ý kiến rằng qui mô tín dụng không ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NHTM.
2.2.1.5 Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả đƣợc nợ của ngƣời đi vay đối với ngƣời cho vay khi đến hạn thanh toán (Nguyễn Thanh Phong, 2015). Có thể nhận thấy rằng, một trong những hoạt động chính của NHTM là hoạt động cho vay nên yếu tố rủi ro tín dụng là một yếu tố đáng cân nhắc khi xét về mức độ ảnh hƣởng đối với lợi nhuận.
Khi qui mô tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Nếu ngân hàng chấp nhận những khoản cho vay với rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu vốn, tính thanh khoản thấp. Việc này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng hoặc nghiêm trọng hơn là nguy cơ vỡ nợ, phá sản.
Theo Yuqi (2007) chỉ ra rằng mức rủi ro tín dụng càng cao sẽ dẫn đến việc giảm sút lợi nhuận. Đồng thuận với quan điểm trên, bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2015) cũng đƣa ra kết quả rủi ro tín dụng có tác động âm lên ROA. Ngƣợc lại, theo Weersainghe & Perera (2013) rủi ro tín dụng không có tƣơng quan đối với lợi nhuận của ngân hàng.
2.2.1.6 Chi phí hoạt động
Lợi nhuận của ngân hàng đƣợc xác định bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí (Ngô Kim Phƣợng, 2018). Bên cạnh việc gia tăng nguồn thu nhập, một trong những yếu tố quan trọng cần đƣợc xem trọng là giảm thiểu tối đa các khoản chi phí của ngân hàng.
Chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm: Chi nộp thuế và các khoản lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản, chi cho hoạt động quản lý, chi phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, chi phí dự phòng giảm giá đầu tƣ dài hạn khác và chi phí khác (Nguyễn Thanh Phong, 2015).
Theo bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2015), chi phí hoạt động có tác động âm đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhƣ vậy càng cắt giảm tối thiểu chi phí sẽ giúp nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Naceur (2003) lại cho rằng việc gia tăng chi phí hoạt động sẽ thể hiện tình hình hoạt động tích cực của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả còn đƣa ra nhận định rằng chi phí hoạt động có thể đƣợc bù đắp bằng cách giảm lãi suất huy động hay tăng lãi suất cho vay.
2.2.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng2.2.2.1 Tốc độ tăng trƣởng GDP 2.2.2.1 Tốc độ tăng trƣởng GDP
Theo Nguyễn Thanh Phong (2015) qui mô của một nền kinh tế đƣợc thể hiện bằng tổng các sản phẩm quốc nội là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đƣợc tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thƣờng là một năm tài chính)
Một nền kinh tế đang phát triển thuận lợi sẽ kéo theo sự tăng trƣởng của tất cả các lĩnh vực khác trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Chỉ số tăng trƣởng GDP năm sau so với năm trƣớc tăng thể hiện cơ hội kinh doanh ngày càng mở rộng, điều đó cho thấy nền kinh tế đang tăng trƣởng, tạo điều kiệu gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu chỉ số GDP giảm sút, nền kinh tế chững lại, các hoạt động đầu tƣ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lĩnh vực tài chính cũng không thoát khỏi rủi ro trên.
Hầu hết trong các bài nghiên cứu lẫn trong nƣớc và ngoài nƣớc đều đề cập tốc độ tăng trƣởng GDP là một yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Bài nghiên cứu Qinhua & Meiling (2014) nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài ngân hàng đến lợi nhuận của 10 ngân hàng niêm yết tại Trung Quốc cho thấy có sự tƣơng quan đồng biến giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đồng thuận với ý kiến trên chính là bài nghiên cứu của Obamuyi & Marshal (2013). Theo Deger & Adem (2011) và Weersainghe & Perera (2013) GDP lại không có tác động đến lợi nhuận của NHTM.
2.2.2.2 Lãi suất cho vay
Một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng là hoạt động cho vay. Lãi suất cho vay trên thị trƣờng biến động liên tục theo từng thời điểm khác nhau. Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn so với lãi suất cho vay thị trƣờng, ngân hàng sẽ hƣởng lợi từng khoản chêch lệch đó nhƣng sẽ phải chịu sự rủi ro mất khách hàng do chi phí đi vay cao khiến họ phải e dè trƣớc quyết định vay. Ngƣợc lại, nếu lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với lãi suất cho vay của thị trƣờng, ngân hàng có mức sinh lời thấp hơn tuy nhiên lại nhận đƣợc sự lựa chọn vay vốn từ các doanh nghiệp và các cá nhân.
Bài nghiên cứu của Adem & Deger (2011) kiểm định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM tại Turkey trong giai đoạn 2002 – 2010 đã cho thấy lãi suất có tác động cùng đến ROE của ngân hàng. Trái với kết quả trên, Guru và cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng lợi nhuận của ngân hàng dựa trên tổng thu nhập trừ cho tổng chi phí, khoản chêch lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động mới đáng đƣợc
cân nhắc hơn so với lãi suất cho vay trên thị trƣờng. Bài nghiên cứu của Yuqi (2007) cũng không tìm ra mối tƣơng quan giữa lãi suất và lợi nhuận của ngân hàng.
2.2.2.3 Tỷ giá
Tỷ giá là giá cả đồng tiền của một quốc gia đƣợc biểu hiện bởi một tiền tệ khác. NHTM là trung gian tài chính hợp pháp đƣợc thực hiện các hoạt động kinh doanh sử dụng ngoại tệ nhƣ thanh toán quốc tế, bảo hiểm, mua bán ngoại tệ và đánh giá lại chêch lệch ngoại tệ,… Sự thay đổi của tỷ giá theo thời gian có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Theo kết quả nghiên cứu của Aburime (2008) sử dụng dữ liệu bảng kiểm định các yếu tố tác động đến 154 ngân hàng tại Nigeria cho thấy tỷ giá tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Mohammad & Farshid (2012) cũng nhận định tỷ giá hối đoái có tƣơng quan đến lợi nhuận ngân hàng theo thời hạn. Tỷ giá thúc đẩy lợi nhuận trên mức kì vọng của ngân hàng trong ngắn hạn và làm giảm mức sinh lời trong dài hạn tại các ngân hàng ở Iran giai đoạn 2006 – 2010. Ngƣợc lại với ý kiến của Aburime (2008), Adama & Apélété (2017) đã kiểm định và chỉ ra rằng tỷ giá có tác động nghịch chiều đến cả ROA và ROE trong một khoảng thời gian dài.
2.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾUTỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NHTM TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NHTM
2.3.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Bài nghiên cứu của Yuqi (2007) tìm hiểu các yếu tố nội tại và bên ngoài ngân hàng tác động đến lợi nhuận của NHTM sử dụng biến phụ thuộc là ROA. Nghiên cứu khảo sát 123 ngân hàng tại Mỹ với 378 quan sát trong giai đoạn 1999- 2006. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy với các biến bên trong ngân hàng bao gồm thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn chủ sở hữu và các biến bên ngoài ngân hàng bao gồm lạm phát, tăng trƣởng GDP và lãi suất. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra tính thanh khoản có tác động tiêu cực lẫn tích cực đối với lợi nhuận ngân hàng. Trong khi đó, rủi ro tín dụng càng cao làm cho lợi nhuận càng
thấp và việc gia tăng vốn càng mạnh sẽ làm tăng lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài ngân hàng có tác động không đáng kể đối với mô hình của tác giả.
Adem & Deger (2011) thực hiện bài nghiên cứu với mục đích tìm ra các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng và các biến bên trong có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng tại Turkey trong giai đoạn 2002-2010. Lợi nhuận của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bởi hai chỉ số ROA và ROE, sử dụng dữ liệu bảng cân bằng. Bài nghiên cứu thực hiện qua kiểm dịnh FEM, REM cùng kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp nhất, kết quả cho thấy qui mô tài sản và thu nhập ròng có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên qui mô về danh mục tín dụng và các khoản cho vay liên quan có tác động mạnh và tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Xét về các yếu tố bên ngoài, chỉ có lãi suất là có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bài nghiên cứu còn đề xuất rằng các ngân hàng nên cải thiện lợi nhuận của họ bằng cách gia tăng qui mô của ngân hàng và thu nhập lãi ròng, giảm tỉ lệ tín dụng trên tổng tài sản. Thêm vào đó, lãi suất thực càng cao sẽ giúp gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng.
Theo nghiên cứu của Gul & Zaman (2011) kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng và các tác động bên ngoài đến lợi nhuận của bằng cách sử dụng dữ liệu của 15 NHTM hàng đầu tại Pakistan trong giai đoạn 2005- 2009. Trong bài nghiên cứu sử dụng kiểm định mô hình POLS để tìm ra sự ảnh hƣởng của qui mô ngân hàng, qui mô tín dụng, rủi ro tín dụng, GDP, lạm phát và tỉ lệ vốn hóa thị trƣờng đối với các biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận ngân hàng, bao gồm cả ROA, ROE, ROCE và NIM. Kết quả cho thấy các ngân hàng với nhiều vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, các khoản cho vay, các khoản tiền huy động và các yếu tố bên ngoài ngân hàng nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, vốn hóa thị trƣờng chứng khoán sẽ có khả năng đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn một cách an toàn và thuận lợi. Để đạt đƣợc yêu cầu gia tăng lợi nhuận, bài nghiên cứu đã phát triển hai giả thuyết. Giả thiết 1 nói rằng các nhân tố bên trong có tác động tích cực đến