4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4.2 Các biến tác động bên ngoài ngân hàng
Trong 3 biến tác động bên ngoài ngân hàng đƣợc đƣa vào mô hình thì trong đó có 2 biến tốc độ tăng trƣởng GDP (GDP) và tỷ giá (ER) có tác động đến ROA. Trong đó biến tỷ giá đƣợc xem là hƣớng mới trong bài nghiên cứu này. Để thấy rõ hơn sức ảnh hƣởng của các biến bên ngoài ngân hàng đến khả năng sinh lời ROA, dƣới đây là kết quả phân tích của các biến.
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy của các biến bên ngoài ngân hàngBiến Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn Biến Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn
GDP + + 0.242 ER + ‒ 0.0232 IRT + Không tác động Tốc độ tăng trƣởng GDP Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trƣớc khi ƣớc lƣợng mô hình, tác giả đã kỳ vọng biến GDP có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng và kết quả trùng khớp với kì vọng của tác giả. Kết quả này nhận đƣợc sự đồng thuận từ Gul & Zaman (2011), Adama & Apélété (2017). Khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trƣởng GDP tăng 1% thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ tăng 0.242%. Điều này có thể giải thích rằng, thị trƣờng hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả khi nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn định. Việc tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế càng tăng cao, bên cạnh việc tạo thêm nhiều cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh.
Tỷ giá
Tác giả đã kỳ vọng biến ER có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ giá trao đổi và ROA của ngân hàng. Bài nghiên cứu của Adama & Apélété (2017) đã cho kết quả tƣơng tự. Khi các yếu tố khác không đổi, tỷ giá tăng 1% thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ đƣợc giảm đi 0.0232%. Giải thích cho sự tác động nghịch chiều này chính là trong những năm gần đây, NHNN đã ban hành các qui định nhƣng vẫn chƣa có biện pháp thắt chặt việc buôn bán ngoại tệ trên các thị trƣờng chợ đen và có mức phạt đối với những hành động phi pháp đó.
Lãi suất cho vay
Trƣớc khi chạy mô hình, tác giả đã kỳ vọng biến IRT có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng tuy nhiên kết quả lại cho thấy lãi suất cho vay và lợi nhuận của ngân hàng không có mối quan hệ. Kết quả trên cũng trùng với ý kiến của tác giả Yuqi (2007). Việc lý giải kết luận trên cần đƣợc dựa vào số liệu và mức biến động của lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Có thể thấy rằng trong khoảng thời gian 2009-2017, lãi suất cho vay tăng cao từ 2009-2011 do chịu ảnh hƣởng của lạm phát, và sau đó thì lãi suất giảm dần. Nhƣ vậy, lãi suất cho vay có sự thay đổi rõ rệt qua các năm nhƣng song song đó, lãi suất huy động cũng có sự thay đổi tƣơng tự nhƣ vậy. Nghĩa là khi lãi suất cho vay tăng thì lãi suất huy động cũng có xu hƣớng tăng theo và ngƣợc lại. Vì thế, biên độ lợi nhuận của ngân hàng cũng không bị ảnh hƣởng quá nhiều dù mặt bằng lãi suất không ổn định.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Mục tiêu của chƣơng 4 là đánh giá thực trạng và kiểm định các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua. Khoá luận đã giải quyết đƣợc các vấn đề chính nhƣ sau:
Thứ nhất, đánh giá đƣợc các nhân tố bên trong ngân hàng và bên ngoài ngân hàng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng bao gồm qui mô tài sản, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, qui mô tín dụng, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, tốc độ tăng trƣởng GDP, tỷ giá trao đổi và lãi suất cho vay.
Thứ hai, chƣơng này đã đƣa ra mô hình thể hiện các nhân tố tác động đến lợi nhuận với mức ý nghĩa 5%. Thực hiện mô hình hồi quy với sự giúp đỡ của phần mềm Stata, tác giả đã kiểm định dựa trên 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó tác giả tiếp tục kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả cho thấy mô hình FEM phù hợp nhất và các biến SIZE, CAPITAL, LOAN, GDP, ER đều có tác động với ROA của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Biến CREDIT, TETA tác động tới lợi nhuận của ngân hàng với mức ý nghĩa 5%. Biến SIZE, CAPITAL, LOAN, GDP tác động cùng chiều; các biến CREDIT, TETA, ER tác động ngƣợc chiều đến ROA của ngân hàng.
Trên cơ sở phân tích kết quả mô hình ở chƣơng này, trong chƣơng tiếp theo tác giả sẽ đƣa ra những đề xuất và kiến nghị giúp các NHTM nâng cao lợi nhuận và NHNN kiểm soát và quản lý hiệu quả.
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong chƣơng này, nhóm tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đƣợc ở chƣơng trƣớc và đƣa ra các khuyến nghị đối với nhà quản trị NHTM và cơ quan quản lí nhà nƣớc dựa trên kết quả đã nhận đƣợc. Cuối cùng tác giả cũng trình bày mặt hạn chế của đề tài và định hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.