Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 57 - 66)

4.1 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.1.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Hình 4.1 Tỷ suất sinh lời trung bình của các NHTM Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bảng 4.1 cho thấy ROA của các NHTM trong giai đoạn 2009-2019 có giá trị trung bình là 0.76%. Giá trị nhỏ nhất là -5.51% thuộc về ngân hàng TPB năm 2011 và giá trị lớn nhất là 4.72% thuộc về ngân hàng SGB năm 2010. Độ lệch chuẩn của ROA là 0.0071.

Nhìn vào Hình 4.1 ta có thể thấy rõ, khả năng sinh lời của toàn hệ thống nói chung giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2015 từ mức cao nhất là 1.27% xuống còn 0.38%. Sự khủng hoảng nền kinh tế năm 2008 đã có sự ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng. Bên cạnh đó giai đoạn từ năm 2010-2012, hệ thống các NHTM một lần nữa phải lao đao trƣớc những sự kiện ngoài ý muốn, các vụ kiện tụng, tăng trƣởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu gia tăng,…dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng suy giảm trầm trọng. Từ năm 2013-2015, nhìn chung các ngân hàng đã có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên trƣớc các thách thức nhƣ rủi ro trong mảng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao cũng nhƣ công tác quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng chƣa đƣợc cải thiện dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm đi đáng kể. Trong đó vào năm 2015, ROA của ngân

hàng cán mức thấp kỉ lục với 0.38%. Sau đó, năm 2016 tỷ suất sinh lời của ngân hàng bắt đầu đƣợc cải thiện trở lại. Mặc dù ROA của các ngân hàng trong các năm 2016, 2017 thấp hơn giá trị trung bình 0.76 (lần lƣợt là 0.46% và 0.61%) nhƣng cũng cho thấy sự gia tăng lợi nhuận. Đặc biệt trong năm 2018 và 2019, với tỷ suất sinh lời trung bình 0.87% và 0.91% cao hơn giá trị trung bình thể hiện nỗ lực vƣợt bậc của các NHTM trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động.

4.1.2 Qui mô ngân hàng

Hình 4.2 Qui mô tài sản của các ngân hàng trong năm 2009 và năm 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qui mô tổng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2019 trung bình khoảng 195.,471 tỷ đồng. Bảng 4.1 cho thấy qui mô của ngân hàng (SIZE) có giá trị trung bình là 7.97, giá trị lớn nhất của SIZE là 9.16 (năm 2019 của ngân hàng BIDV) và giá trị nhỏ nhất là 6.52 (năm 2009 của ngân hàng VietCapital Bank). Độ lệch chuẩn là 0.5281 Hình 4.2 thể hiện tổng tài sản của các ngân hàng ở trên phản ánh rõ qui mô ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2018. Cụ thể, năm 2019 ngân hàng có qui mô tổng tài sản cao nhất là BIDV với 1,451,598 tỷ đồng, kế đến là ngân hàng CTG với 1,228,542 tỷ dồng và ngân hàng VCB với 1,219,158 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2019, tổng tài sán ngân hàng BIDV đã vƣợt ngân hàng Agribank. Bên cạnh đó, ngân hàng Capital Bank có tổng tài sản thấp nhất với 2,354 tỷ đồng, kế tiếp là ngân hàng Bảo Việt và ngân hàng KLB. Nhìn chung, các NHTMCP có vốn nhà nƣớc vẫn đang dẫn đầu về qui mô tổng tài sản.

4.1.3 Vốn chủ sở hữu

Hình 4.3 Tổng vốn chủ sở hữu cúa các ngân hàng năm 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Chỉ số vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình ở mức 9,46% và dao động từ giá trị nhỏ nhất là 2.89% thuộc về ngân hàng SCB vào năm 2018, đến giá trị lớn nhất là 33.24% thuộc về ngân hàng Vietcapital Bank vào năm 2019, độ lệch chuẩn là 0.045. Việc qui định vốn điều lệ là nguyên nhân dẫn đến tăng trƣởng vốn thay đổi của các NHTM, theo Khoản 1, Điều 5, Thông tƣ số 09/2010/TT-NHNN qui định các ngân hàng phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3000 tỷ VND và đến nay tất cả các NHTM đã đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Và theo nhƣ thông tin mới nhất việc Việt Nam hội nhập với các nƣớc trên thế giới sẽ có nguy cơ NHNN nâng cao mức vốn điều lệ tức phải tăng vốn chủ sở hữu lên. Trƣớc thử thách đó, các ngân hàng nhỏ và lớn không ngừng nỗ lực lên kế hoạch xây dựng các chính sách, phƣơng án tăng vốn chủ sở hữu sao cho năm sau phải cao hơn năm trƣớc.

Trong năm 2019, tăng vốn chủ sở hữu đƣợc xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của hệ thống ngân hàng do lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh, gây sức ép tăng nguồn vốn nâng cao tỷ lệ an toàn vốn giúp hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh. Theo thống kê của NHNN cho biết, tính đến cuối năm 2019, hầu nhƣ các ngân hàng đã vƣợt qua mức qui định rất lớn (VCB: 79,271 tỷ đồng, CTG:

74,306 tỷ đồng, BID: 72,636 tỷ đồng, Agribank:67,618 tỷ đồng và TCB: 57,954 tỷ đồng). Tuy nhiên đối với các ngân hàng nhỏ thì đây vẫn là một thách thức lớn, chƣa có kế hoạch cụ thể để nâng cao nguồn vốn của các ngân hàng theo nghị định của các cổ đông. Điển hình nhƣ trong năm 2019, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng NVB, Vietcapital Bank, SGB, BaovietBank, PG Bank, ngân hàng Kiên Long vẫn dao động ở mức 3000-4000 tỷ đồng.

4.1.4 Tính thanh khoản

Qua kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ tiền và các khoảng tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 13.34%. Mức dao động từ giá trị nhỏ nhất là 0.01% (thuộc về ngân hàng SGB năm 2009), trong đó ngân hàng SeAbank năm 2015 có tỷ lệ thanh khoản gần tiến về 0 và lớn nhất là 41.4% thuộc về ngân hàng SCB năm 2017.

Các vấn đề về thanh khoản của hệ thống các ngân hàng luôn đƣợc NHNN quan tâm triệt để và điều hành sát sao khi liên tục ban hành các thông tƣ liên quan đến việc quản lý thanh khoản và hạn chế rủi ro thanh khoản. Nhìn chung, việc duy trì tính thanh khoản ở mức hợp lí của mỗi ngân hàng khác nhau nhƣng vẫn khá ổn định và trong tầm kiểm soát.

4.1.5 Qui mô tín dụng

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 57.19%. Giá trị dao động từ nhỏ nhất 17.21% (ngân hàng TPBank năm 2011) và lớn nhất là 81.6% (ngân hàng SGB năm 2009).

Trong giai đoạn 2009-2019, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và không ngừng phát triển đổi mới, hoàn thiện và bổ sung. Nghiệp vụ tín dụng là một hoạt động không chỉ sôi động mà còn xảy ra những thăng trầm vì thế mà nó đƣợc xem nhƣ con dao hai lƣỡi vừa giúp ngân hàng tạo lợi nhuận cao, nhƣng cũng có thể xảy ra thua lỗ. Bƣớc qua nền kinh tế thị trƣờng việc kiểm tra chất lƣợng tín dụng đƣợc xem là khâu mà các NHTM chú trọng và vào các thời điểm cuối năm hoạt động cho vay sẽ thƣờng tăng trƣởng mạnh vì đây là thời

điểm mà các doanh nghiệp cũng nhƣ khách hàng cá nhân cần vốn để chuẩn bị cho việc sản xuất và nhu cầu tiêu dùng đón năm mới.

Đến cuối năm 2019, hoạt động tín dụng tăng khoảng 13% so với năm 2018. Trong đó, ngân hàng Agribank dẫn đầu trong hoạt động cho vay với 1,121,900 tỷ đồng (tăng 11.68% so với năm 2018). BIDV đứng vị trí thứ hai với tổng khoản cho vay là 1,081,550 tỷ đồng (tăng 13.56% so với năm 2018) . Tiếp đến là ngân hàng CTG với qui mô cho vay là 1,228,542 tỷ đồng (tăng 6.39% so với năm 2018). Đây là ba NHTM đang dẫn đầu trong hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn lại với mức tăng trƣởng tín dụng tuy chƣa cao nhƣng đều có sự chuyển biến tốt qua từng năm và có kế hoạch cụ thể để tiến đến mục tiêu gia tăng qui mô tín dụng.

4.1.6 Rủi ro tín dụng

Hình 4.4 Dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng năm 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay của các NHTM có giá trị trung bình là 0.94%, dao động từ giá trị nhỏ nhất là -0.085% (ngân hàng SHB năm 2012) và giá trị lớn nhất là 4.5% (ngân hàng MSB năm 2016). Tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam, góp phần tạo nguồn thu nhập chính cho bản thân ngân hàng và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nƣớc nhà. Nhƣ đã đề cập ở trên, năm 2019 qui mô tín dụng phát triển mạnh, tạo điều kiện cho các ngân hàng cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên hoạt động tín dụng càng

phát triển cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải trích lập một khoản chi phí để dự phòng, việc này cũng làm giảm lợi nhuận khi tỷ lệ trích lập quá cao.

Xét đến năm 2019, ngân hàng Agribank có khoản dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất trong 30 NHTM với 20,590 tỷ đồng, đồng thời với việc Agribank cũng là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động cho vay. Lý do cho việc trích lập khoản dự phòng này do ngân hàng phát triển quá mạnh mảng cho vay, để thận trọng trƣớc khoản nợ xấu, ngân hàng đã trích ra một số tiền nhằm đảm bảo và nâng cao năng lực tài chính. Theo báo Nhân Dân cho biết, tính đến cuối năm 2019 nợ xấu của ngân hàng ở mức 1.89% trên tổng dƣ nợ, hoàn thành mục tiêu dƣới 2% mà NHNN đã đề ra. Tƣơng tự nhƣ Agribank, theo nhƣ Hình 4.4 cho thấy các ngân hàng BIDV và CTG cũng trích lập khoản dự phòng rủi ro tín dụng khá cao (lần lƣợt là 19,698 tỷ đồng và 12,928 tỷ đồng).

4.1.7 Chi phí hoạt động

Hình 4.5 Chi phí hoạt động của các ngân hàng năm 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tổng chi phí hoạt động trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 1.52%, độ lệch chuẩn là 0.0066. Giá trị dao động từ 0.08% (thuộc về ngân hàng SCB năm 2019) và lớn nhất là 5.2% (thuộc về ngân hàng Techcombank năm 2017).

Theo kết quả thống kê mô tả, ta có thể thấy đƣợc rằng chi phí hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2009-2019 hầu nhƣ phát sinh không quá cao.Trong năm 2019, tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản của các ngân hàng Agribank, BIDV, VCB và STB là cao hơn so với các ngân hàng còn lại. Để giữ vững hay giảm tỷ lệ này

trong những năm tiếp theo các ngân hàng cần phải có chính sách để kiểm soát chi phí hoạt động một cách chặt chẽ và hợp lý cùng với đó là kết hợp việc tăng tài sản.

4.1.8 Tốc độ tăng trƣởng GDP

Hình 4.6 Chỉ số tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2009-2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo nhƣ kết quả thống kê mô tả, trong giai đoạn 2009-2019, tốc độ tăng trƣởng kinh tế có giá trị trung bình là 6.64%, độ lệch chuẩn là 0.005. Giá trị dao động từ nhỏ nhất là 5.25% vào năm 2012 và lớn nhất là 7.08% vào năm 2018. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cơ cấu kinh tế có nhiều sự đổi thay thì đến năm 2019 với tốc độ tăng trƣởng GDP nhƣ thế là mức phát triển ổn định. Năm 2012 với tốc độ tăng trƣởng ở mức thấp nhất là 5.25%. Từ năm 2013 cho đến hiện nay, những nỗ lực trong việc vƣợt qua những khó khăn trong nền kinh tế cùng với sự tác động của việc phục hồi nền kinh tế thế giới, chỉ số tăng trƣởng GDP của Việt Nam ngày càng đƣợc cải thiện và đạt mức cao nhất là 7.08% vào năm 2018. Đến năm 2019, theo Worldbank GDP của Việt Nam có xu thế giảm nhẹ do hội nhập kinh tế sâu rộng, sự tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên với khả năng chống chịu cùng với các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch tốt, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2019 vẫn đạt ngƣỡng hơn 7%.

4.1.9 Tỷ giá

Hình 4.7 Tỷ giá trao đổi VND/USD tại Việt Nam giai đoạn 2009-2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả thống kê mô tả cho thấy, logarit tự nhiên tỷ giá USD/VND có giá trị trung bình là 9.96, giá trị nhỏ nhất là 9.79 và lớn nhất là 10.05.

Tỷ giá VND/USD có giá trị trung bình là 21,206 đồng nhỏ nhất là 17,941 đồng và lớn nhất là 23,155 đồng. Tình hình dao động của tỷ giá rất ổn định trong những năm vừa qua. Có thể nhận thấy đƣợc sự biến động của tỷ giá cũng xảy ra tƣơng đồng với tốc độ tăng trƣởng GDP. Hình 4.8 cho thấy trong giai đoạn 2009- 2016 tỷ giá trao đổi với tốc độ GDP đều dao động tăng giảm liên tục. Cho đến giai đoạn 2017-2019, tỷ giá có xu hƣớng tăng lên. Qua đó có thể thấy, chính phủ đã điều hành đƣợc chính sách tiền tệ một cách kiên định phối hợp chặt chẽ cùng chính sách tài khóa và các chính sách khác một cách hợp lý, giữ cho nền kinh tế bên ngoài ngân hàng ổn định, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

4.1.10 Lãi suất cho vay

Hình 4.8 Lãi suất cho vay trung bình của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009- 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Theo bảng thống kê mô tả, trong giai đoạn 2009-2019 tỷ số lãi suất cho vay trung bình của hệ thống các NHTM Việt Nam là 9.9, giá trị nhỏ nhất là 6.96 và lớn nhất là 16.954. Lãi suất cho vay trong những năm gần đây đang có xu hƣớng giảm xuống vì điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các ngân hàng góp phần tăng trƣởng kinh tế. Theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 1/1/2018 và định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc, giảm lãi suất cho vay tiếp tục là một trong những mục tiêu trọng tâm trong năm 2018, điều này cho thấy lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm xuống trong các năm tiếp theo. Nhƣng muốn giảm đƣợc lãi suất thì các ngân hàng cần phải xử lý đƣợc nợ xấu và chi phí hoạt động còn cao, đây chính là lí do các ngân hàng còn gặp nhiều điều phải băn khoăn trong việc giảm lãi suất cho vay. Đây sẽ là một trong những thách thức đối với hệ thống ngân hàng bên cạnh việc phải chịu áp lực về các yếu tố bên ngoài ngân hàng khác nhƣ lạm phát, tỷ giá, GDP. Đến năm 2019, chỉ ngay sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra, NHNN đã ban hành Thông tƣ 01 cho phép các tổ chức tín dụng đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và cho phép giữ nguyên nhóm nợ; giảm phí thanh toán. Đây là những giải pháp kịp thời, rất thiết thực đối với

doanh nghiệp và ngƣời dân và đƣợc các tổ chức tín dụng đồng tình ủng hộ và triển khai quyết liệt.

Hình 4.7 minh họa xu hƣớng biến động của lãi suất cho vay trung bình của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2019 cho thấy sự biến động mạnh của lãi suất. Khi từ năm 2009 bắt đầu với 10.069% cho đến năm 2011 đạt ngƣỡng 16.954%. Sau đó lãi suất cho vay giảm mạnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận đến nguồn vốn của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w