Các biến tác động bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 71 - 75)

4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.1 Các biến tác động bên trong ngân hàng

Kết quả của mô hình cho thấy, trong 6 biến bên trong ngân hàng thì có 5 biến bao gồm SIZE, CAPITAL, LOAN, CREDIT, TETA có tác động đến khả năng sinh lời ROA và có ý nghĩa thống kê. Trong đó biến LIQUITY không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Trong nhóm các biến bên trong ngân hàng tác động đến khả năng sinh lời, biến SIZE, CAPITAL, LOAN có tác động cùng chiều, còn biến CREDIT và TETA tác động ngƣợc chiều đến ROA.

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy của các yếu tố bên trong ngân hàngBiến Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn Biến Kỳ vọng dấu Kết quả nghiên cứu Hệ số chặn

SIZE + + 0.0065

CAPITAL + + 0.0972

LIQUITY ‒ Không ý nghĩa

LOAN ‒ + 0.0086

CREDIT ‒ ‒ 0.1076

TETA ‒ ‒ 0.1203

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qui mô ngân hàng

Hệ số hồi quy của biến SIZE đối với ROA dƣơng, kết quả này trùng với kỳ vọng của tác giả và có ý nghĩa nhƣ sau khi tăng qui mô ngân hàng lên thì lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc cải thiện. Kết quả này trùng với các nghiên cứu thực nghiệm đi trƣớc nhƣ nghiên cứu của Syafri (2012), Adama & Apélété (2017). Kết quả của biến SIZE có ý nghĩa rằng khi các yếu tố khác không đổi thì tổng tài sản tăng 1% thì ROA sẽ tăng 0.006%. Các NHTM Việt Nam có quy mô lớn và chi nhánh rộng rãi sẽ có một lợi thế trong việc huy động nguồn vốn, phát triển sản phẩm và dịch vụ, khả năng tiếp cận với khách hàng cao hơn, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của ngân hàng có qui mô rộng rãi sẽ mạnh hơn so với các ngân hàng có qui mô nhỏ, do đó việc gia tăng qui mô ngân hàng sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Hiện nay cho thấy tổng tài sản của các NHTM có xu hƣớng tăng dần qua các năm, khi muốn phát triển một ngân hàng thì việc tăng trƣởng tài sản cũng đóng một vai trò quan trọng trong đó, thực tế đã chứng minh đƣợc khi các NHTM lớn đứng đầu trong ngành ngân hàng thì có tốc độ tăng trƣởng tài sản nhanh và mạnh hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Điều này chứng tỏ đƣợc sự phát triển qui mô rõ rệt đối với dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ sự tiếp cận của ngân hàng đến với khách hàng. Để việc mở rộng mạng lƣới và qui mô có hiệu quả tối đa thì các NHTM cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc tăng vốn cũng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho các NHTM.

Vốn chủ sở hữu

Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời ROA, phù hợp với kết quả của các tác giả đi trƣớc nhƣ Berger (1995), Sufian (2011), Nguyễn Thanh Phong (2015),… Khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng 1% thì khả năng sinh lời ROA tăng 0.0972%. Trong thời đại hội nhập hiện nay, các NHTM đang phải chịu áp lực tăng vốn lớn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn của Basel II (theo NFNSC – hệ thống tài chính của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố) nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng nhƣ chất lƣợng

dịch vụ. Do vậy, các NHTM ra sức cải thiện, đƣa ra các kế hoạch và chiến lƣợc dài hạn có tầm nhìn để xây dựng mục tiêu có cơ cấu vốn cũng nhƣ tìm cách huy động nguồn vốn rẻ nhất.

Khi gia tăng vốn không chỉ giúp các NHTM có điều kiện mở rộng tín dụng cũng nhƣ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số tài chính. Ngoài ra vốn có thể bảo vệ ngƣời gửi tiền khi ngân hàng gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động giúp cho các NHTM nâng cao uy tín đối với khách hàng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ. Khi khả năng tài chính của ngân hàng nâng cao phù hợp sẽ tránh gây ra lãng phí về vốn cũng nhƣ tiết kiệm chi phí huy động vốn, ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn nên lợi nhuận tăng theo, do đó mà việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm lợi nhuận của các NHTM tăng lên.

Tính thanh khoản

Trái lại kỳ vọng ban đầu của tác giả là tính thanh khoản sẽ tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng thì kết quả cho thấy biến thanh khoản không có tác động đến ROA của ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với nhận định của các tác giả Mohamad & Nusrat (2014). Giải thích về kết quả trên có thể thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động huy động vốn, cho vay và chức năng thanh toán. Việc gia tăng tính thanh khoản của ngân hàng chỉ giúp ngân hàng gia tăng uy tín đối với các doanh nghiệp và cá nhân trong khi đó họ chỉ quan tâm đến mức lãi suất cho vay và huy động cùng các dịch vụ kèm theo khác. Vì vậy, đối với mức biến động của lợi nhuận, tính thanh khoản không đƣợc xem là một yếu tố tác động đáng kể đến suất sinh lời của ngân hàng. Ngoài ra hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chiến lƣợc cân bằng giữa tài sản nợ và tài sản có cho nên rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng hầu nhƣ là rất nhỏ.

Qui mô tín dụng

Tác giả đã kỳ vọng biến LOAN có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận, nhƣng kết quả hồi quy cho thấy tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản lại tác động tích cực đến ROA của ngân hàng. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Abreu & Mendes (2001). Khi các yếu tố khác không đổi thì tiền và các khoản tƣơng đƣơng

tiền trên tổng tài sản tăng 1% thì khả năng sinh lời ROA tăng 0.086%. Có thể nhận thấy rằng hoạt động cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Khi nhà quản trị ngân hàng tổ chức và kiểm duyệt qui trình cho vay cẩn thận, trích xuất khoản dự phòng hợp lý thì hoạt động tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cao cho các ngân hàng.

Rủi ro tín dụng

Trƣớc khi thực hiện mô hình ƣớc lƣợng, tác giả đã kỳ vọng biến CREDIT có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Và sau khi thực hiện, kết quả cho ra trùng khớp với kỳ vọng ban đầu. Kết quả này cũng đồng thuận với một số nghiên cứu đi trƣớc nhƣ Yuqi (2007), Weersainghe & Perera (2013),… Dựa trên kết quả cho thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên các khoản cho vay tăng 1% thì tỷ suất sinh lời của ngân hàng sẽ giảm đi 0.1076%. Điều này đƣợc giải thích là khi ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro quá nhiều cho các khoản vay dƣới tiêu chuẩn, đồng nghĩa với việc bù đắp chi phí, rủi ro của ngân hàng phải tăng lên do ngân hàng còn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động, trong khi khoản tiền đó không mang lại lợi nhuận, thậm chí còn có khả năng mất vốn, khi đó làm cho lợi nhuận càng teo tóp và càng khó để chia cổ tức, chính vì vậy rủi ro tín dụng càng cao thì làm cho lợi nhuận càng giảm. Tác động của biến số này đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam lớn chứng tỏ việc trích lập dự phòng rủi ro tác động rất mạnh đến lợi nhuận của các ngân hàng. Việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng, giảm rủi ro nợ xấu có thể làm lợi nhuận của NHTM tăng mạnh.

Chi phí hoạt động

Tác giả đã kỳ vọng biến TETA có tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng và kết quả cho thấy biến chi phí hoạt động có kì vọng dấu giống trùng khớp với ban đầu. Điều này cũng nhận đƣợc sự đồng thuận của các tác giả Syafri (2012), Weersainghe & Perera (2013), Ahmad (2014) Theo đó, khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản có tác động tăng 1% thì tỷ suất sinh lời của các ngân hàng sẽ giảm 0.1203%. Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh nhất đến lợi nhuận của ngân hàng. Giải thích cho sự tác động này là khi tốc độ tăng

chi phí hoạt động càng cao sẽ đe doạ đến hoạt động của ngân hàng. Việc gia tăng chi phí cho các khoản chi tiền lƣơng nhân viên, đào tạo nhân tài, đầu tƣ công nghệ thông tin và đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng mà không có sự kiểm soát gắt gao sẽ khiến cho các ngân hàng phải đối mặt với lợi nhuận ròng trƣớc thuế không cao.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w