Nhóm giải pháp về phát triển năng lực marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn​ (Trang 82 - 84)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, Năng lực marketing tác động mạnh thứ 2 đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Bắc Kạn, do đó, để phát triển trong giai đoạn tiếp theo, BIDV Bắc Kạn cần đặc biệt chú trọng đển nhóm giải pháp về phát triển năng lực marketing:

- Phát triển, giới thiệu các sản phẩm NHBL mới của BIDV để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại BIDV Bắc Kạn chưa tạo được sự khác biệt lớn trong sản phẩm dịch vụ. Chất lượng phục vụ sản phẩm ngân hàng bán lẻ chưa đồng đều, chất lượng dịch vụ. Dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi thực hiện và chưa phát triển sâu rộng do tiện ích thanh toán thẻ còn hạn chế. Chưa triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng như: tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, bảo quản tài sản. Cho nên trong thời gian tới, để đẩy mạnh năng lực marketing trước hết, BIDV Bắc Kạn cần chú trọng đến về phát triển sản phẩm, dịch vụ

+ Mặt khác phát triển các sản phẩm đã có sẵn bằng việc tăng tính năng và tiện ích của sản phẩm ví dụ như liên kết với các siêu thị, cửa hàng, doanh nghiệp, các tập đoàn viễn thông để thực hiện việc thanh toán qua thẻ ở bất kì nơi đâu, với bất kì sản phẩm dịch vụ nào.

+ Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trước hết là các tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích kèm theo, góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Tăng cường hiệu quả và khả năng tự phục vụ của hệ thống ATM nhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn.

- Giải pháp phát triển thương hiệu để cạnh tranh:

Chi nhánh cần tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để tạo dựng và nâng cao, gìn giữ hình ảnh tốt đep của mình. Tích cực triển khai các hoạt động an sinh xã hội hàng năm như: Tặng quà tết cho đồng bào nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm, tài trợ vốn xây nhà ở cho hộ nghèo,…Các hoạt động cộng đồng này không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn tạo dựng được danh tiếng cho ngân hàng. Đặc biệt ngân hàng nên chú trọng đến các hoạt động vì người nghèo, trẻ em khuyết tật, gia đình chính sách. Hoạt động xã hội tốt sẽ nâng hình ảnh ngân hàng lên vị trí mới. Bên Kạnh đó những hoạt động như tổ chức sự kiện cũng nên được tổ chức có quy mô và mục đích rõ ràng. Mỗi khi một sự kiện được diễn ra Chi nhánh sẽ thu hút

được lượng lớn khách hàng đến tìm hiểu và tham khảo về ngân hàng. Tài trợ các chương trình lớn được hình ảnh của ngân hàng rộng rãi đến công chúng.

+ Tài trợ: Các hoạt động về tài trợ cộng đồng luôn đem lại hiệu quả tích cực

không chỉ cho xã hội mà còn cho chính doanh nghiệp. Thông qua các chương trình tài trợ ngân hàng có thể đánh bóng tên tuổi, tạo dựng danh tiếng, nâng cao vị thế. Chi nhánh nên tạo lập các quỹ khuyến học nhằm động viên khuyến khích học sinh, sinh viên nghèo vượt khó tại các trường cấp 3 và đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn​ (Trang 82 - 84)