Nhóm giải pháp về hoạt động về quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn​ (Trang 81 - 82)

- Giải pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

Xây dựng chính sách, chiến lược đối với từng nhóm khách hàng cụ thể, Thực hiện quản lý tín dụng tập trung tại hội sở chính, Nâng cao quản lý và đa dạng hóa danh mục tín dụng.

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phải thực hiện dựa trên chất lượng của các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn. Tuy nhiên việc trích dự phòng rủi ro ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương, thu nhập của cán bộ, công nhân viên, từ đó thường có tâm lý đối phó. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đúng và đầy đủ theo quy định.

Định kỳ hàng quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho Hội đồng quản trị và Ban Điều hành ngân hàng để họp xem xét quyết định mức trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Phân loại chi tiết nợ xấu theo các tiêu chí nợ xấu do tác động khách quan, do chủ quan; phân loại theo mức độ rủi ro; phân loại nợ xấu theo các lĩnh vực nợ xấu để có các biện pháp xử lý phù hợp theo từng tiêu chí. Xây dựng kế hoạch, có lộ trình chi tiết để triển khai đảm bảo thoái vốn đúng quy định, góp phần tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro do sự chi phối qua sở hữu chéo, giúp ngân hàng hoạt động an toàn hơn. Phân loại nợ đúng theo chuẩn mực quốc tế và định giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm cho các khoản

- Áp dụng các tiêu chuẩn Basel II là cần thiết để hội nhập hệ thống ngân hàng toàn cầu, bảo vệ khách hàng, và giảm rủi ro khi quy mô hoạt động NHBL của BIDV Bắc Kạn đang tăng lên và có nhiều sản phẩm tài chính mới.

- Đảm bảo dữ liệu về tổn thất nội bộ, cũng như hệ thống, quy trình và các kiểm soát rủi ro về hoạt động NHBL có liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tổn thất nội bộ, phải chính xác và đạt hiệu quả cao nhất. thiết lập cơ sở hạ tầng hiệu quả cho việc thu thập, tổng hợp dữ liệu và báo cáo rủi ro. Hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất không chỉ là tuân thủ mà còn phục vụ mục tiêu đưa ra các dự báo khả năng xảy ra tổn thất, cũng như ước tính mức độ ảnh hưởng của tổn thất. Thuật ngữ “tổng hợp dữ liệu rủi ro” bao gồm các hoạt động xác định, thu thập và xử lý dữ liệu rủi ro.

- Hoàn thiện hệ thống dữ liệu tín dụng Bán lẻ thông qua hoạt động trích xuất, làm sạch dữ liệu với sự tham gia của các đơn vị sở hữu dữ liệu và bộ phận công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc kạn​ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)