Luận văn nghiên cứu phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng BIDV Bắc Kạn , hướng trọng tâm vào nghiên cứu các dịch vụ bán lẻ truyền thống và hiện đại, trong đó đối tượng được cung cấp dịch vụ là người dân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng đề cương sợ bộ của đề tài nghiên cứu, Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu đề tài.
Bước 2: Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Bắc Kạn
Bước 3: Dùng các phương pháp xử lý số liệu để phân tích, đánh giá, từ đó nhận định thực trạng phát triển NHBL tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.
Bước 4: Dựa trên những nghiên cứu, trình bày các giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018 như thế nào? Chi nhánh đã đạt những thành tựu gì? Chi nhánh còn tồn tại những hạn chế nào và nguyên nhân của hạn chế là gì?
Cần có những giải pháp nào để phát triển hoạt động dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới?
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu sau để nghiên cứu nội dung phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Bắc Kạn:
Các thông tin sử dụng trong luận văn:
+ Các dữ liệu thứ cấp được tổng quan tài liệu được trình bày tại chương 1 và tài liệu tham khảo; thông tin, dữ liệu được thu thập từ nguồn thông tin nội bộ do Phòng Kế hoạch tổng hợp và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2016 – 2018) của BIDV Bắc Kạn; thông tin từ cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Ngân hàng nhà nước….
+ Phương pháp thu thập: sưu tập và truy cập dữ liệu từ thư viện điện tử online, các websites chính thức, thư viện v.v….
2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu được tác giả sử dụng trước hết để đánh giá các nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, các tài liệu tham khảo về phát triển dịch vụ NHBL giúp tác giả xác định khung lý thuyết cho luận văn của mình.
Sau khi thu thập được những số liệu cụ thể về mặt định tính và định lượng phản ảnh kết quả kinh doanh của chi nhánh trong các năm từ 2016 đến 2018, tác giả tiến hành phân tích để thấy sự biến động về số lượng tuyệt đối, biển động về tỷ trọng trong tổng danh mục của từng chỉ tiêu để thấy sự vận động của hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động đối với dịch vụ NHBL
Luận văn lập các bảng biểu, tính toán các chỉ số tài chính, rồi so sánh các số liệu giữa các năm về số tuyệt đối và tỷ trọng để tìm ra xu hướng biến động của hoạt động huy động vốn tiền gửi tại BIDV - Chi nhánh Bắc Kạn.
Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phát triển dịch vụ NHBL để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng chất lượng dịch vụ NHBL tại chi nhánh chưa cao, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục, tăng cường hiệu quả công tác phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Bắc Kạn.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Tại Chương 2, đã nêu lên phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua bước thu thập thông tin hệ thống các chỉ tiêu, tổng hợp thông tin thu được, phân tích đánh giá kết quả dữ liệu qua các bảng.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI BIDV BẮC KẠN
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam, được thành lập ngày 26/4/1957. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Viet Nam, tên gọi tắt: BIDV.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bắc Kạn là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 267/QĐ-TCCB ngày 20/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái để thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.
Đến tháng 11 năm 2012 thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn là một thành viên của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đi vào hoạt động từ tháng 3/1997 sau khi tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập với những bộn bề và khó khăn về cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên ít ỏi, môi trường hoạt động khó khăn, điểm xuất phát thấp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, công nghiệp gần như chưa có gì, không có đường biên, đường biển, đường sắt, đường không; nền kinh tế chậm phát triển dân cư thưa thớt (cả tỉnh Bắc Kạn có 29 vạn dân, khu vực thành phố Bắc Kạn gần 3.5 vạn dân), mặt bằng dân trí còn nhiều hạn chế, bất cập thu nhập bình quân đầu người còn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ còn manh mún, chủ yếu là tự cung, tự cấp trên địa bàn tỉnh…Đến nay, sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn đã có trụ sở chính khang trang tại Số 57, Đường Trường Chinh, Tổ 8A, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, 04 phòng giao dịch đặt tại Phường Minh Khai và Phường Sông Cầu thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới tỉnh
Bắc Kạn, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn với 86 cán bộ nhân viên hầu hết với tuổi đời còn trẻ. Trên 90% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, có kỹ năng nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, năng động và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Chất lượng hoạt động kinh doanh ngày càng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, vị thế vai trò của BIDV trên địa bàn ngày càng được khẳng định, đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn.
Với phương châm hoạt động "Chia sẻ cơ hội hợp tác thành công" cùng phương pháp quản lý hiện đại, không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Chính vì vậy số lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của BIDV Bắc Kạn ngày càng tăng cao, tính đến hết năm 2016 số lượng khách hàng cá nhân của BIDV đã đạt gần 30.000 khách hàng, thu hút gần 80% đơn vị trên địa bàn thực hiện thanh toán lương qua tài khoản tại BIDV.
3.1.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Khối nội bộ: P.QL nội bộ
Khối rủi ro: P.QL rủi ro,
Khối khách hàng
Khối trực thuộc: PGD Chợ Đồn, Chợ
Mới, Sông Cầu, Minh Khai Khốitác nghiệp: P.GDKH, P.QTTD P.KHCN P.KHDN BAN GIÁM ĐỐC PGPT KHDN GIÁM ĐỐC PGĐPTBán lẻ PGĐTác nghiệp
Khối phòng ban được chia thành 5 khối với 8 Phòng nghiệp vụ, 4 Phòng giao dich và 1 tổ nghiệp vụ. Bao gồm:
- Khối nội bộ: Phòng Quản lý nội bộ, Tổ điện toán trực thuộc Phòng Quản lý nội bộ.
- Khối rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro
- Khối khách hàng: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân.
- Khối trực thuộc: PGD Chợ Đồn, PGD Chợ Mới, PGD Sông Cầu, PGD Minh Khai.
- Khối tác nghiệp: Phòng Giao dịch khách hàng, Phòng Quản trị tín dụng.
3.1.2 Đội ngũ nhân viên ngân hàng BIDV Bắc Kạn
Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ cán bộ, để đảm bảo chất lượng tín dụng được nâng cao. Cùng với sự phát triển của ngân hàng, BIDV Bắc Kạn đã xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến.
Theo báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bắc Kạn (2018), tính đến thời điểm 31/12/2018, hệ thống BIDV Bắc Kạn có tổng số 86 nhân viên với cơ cấu lao động như sau:
Tình hình cơ cấu lao động của BIDV Bắc Kạn
Bảng 3.1. Tình hình cơ cấu lao động của BIDV Bắc Kạn
Cơ cấu lao động 2016 2017 2018
Trung bình giai đoạn 2016 - 2018 Theo trình độ: Đại học trở lên 89,20% 89,50% 91,50% 90,07% Cao đẳng 2,80% 2,60% 2,40% 2,60% Trung cấp, khác 8% 7,90% 6,10% 7,33% Theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi 33,50% 33% 28,70% 31,73%
Trên 30 tuổi đến 40 tuổi 47,20% 46,70% 49,40% 47,77% Trên 40 tuổi đến dưới 50
tuổi
13,80% 15% 17% 15,27%
Trên 50 tuổi 5,50% 5,30% 4,90% 5,23%
Bảng 3.1 Cho thấy trong giai đoạn 2016 - 2018, cơ cấu lao động tại BIDV Bắc Kạn chủ yếu từ độ tuổi trên 30 đến 40 tuổi (trung bình giai đoạn 2016 -2018 là 47.77%), đa số có trình độ đại học trở lên (trung bình giai đoạn 2016 -2018 là 90,07%). Là một trong những định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam hiện nay, với phương châm coi con người là tài sản quý giá nhất, là nguồn lực cạnh tranh cốt lõi, BIDV Bắc Kạn luôn chú trọng và đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực của hệ thống. Công tác quản trị nguồn nhân lực tại BIDV Bắc Kạn đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng.
Hiện nay, BIDV Bắc Kạn đã ban hành một hệ thống đầy đủ và toàn diện các văn bản chính sách, quy định trong quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm, luân chuyển điều động biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, kiểm tra năng lực, quy chế quản lý lao động, tiền lương… Đây là hệ thống cơ sở pháp lý để công tác quản trị nguồn nhân lực được thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước có xu hướng chững lại, các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nhà nước rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để giảm tác động xấu đến nền kinh tế, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi theo xu hướng lãi suất tiền vay giảm nhanh hơn lãi suất tiền gửi. Những thay đổi đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
TT Tên chỉ tiêu Năm 2016 (tỷ đ) Năm 2017 (tỷ đ) Năm 2018 (tỷ đ) I Các chỉ tiêu về quy mô
1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2.325 2.645 2.765
2 Dư nợ tín dụng bán lẻ 558 564 510
3 Huy động vốn cuối kỳ 1.399 1.641 1.735
4 Huy động vốn dân cư 1.001 1.080 1.092
5 Số lượng lao động 80 84 86
TT Tên chỉ tiêu Năm 2016 (tỷ đ) Năm 2017 (tỷ đ) Năm 2018 (tỷ đ)
1 Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn 1,66 1,61 1,59 2 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ 0,24% 0,21% 0,18%
3 Tỷ lệ nợ xấu 0.83% 1.26% 0.24%
III Các chỉ tiêu hiệu quả
1 Lợi nhuận trước thuế 10 12 13
2 LNTT bình quân đầu người 0,13 0,14 0,16
3 Thu dịch vụ ròng 6,1 6,9 7
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bắc Kạn từ năm 2016 đến năm 2018)
Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của BIDV Bắc Kạn từ năm 2016-2018 tay thấy BIDV Bắc Kạn có tốc độ tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận năm 2018 tăng cao nhất trong ba năm số liệu.
Dư nợ năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 (+320 tỷ đồng) do trong năm 2017 BIDV Bắc Kạn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, cho vay ngoài địa bàn, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ các dự án. Năm 2017 cũng là năm BIDV Bắc Kạn trích dự phòng rủi ro cao nhất trong nhiều năm qua: sấp xỉ 39 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 tăng so với năm 2016: 0,43% do BIDV Bắc Kạn chấn chỉnh các sai sót sau thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường rà soát, đánh giá lại nợ xấu, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của khách hàng; xây dựng phương án xử lý nợ xấu phù hợp; đưa khách hàng hiện tại về đúng tuổi nợ để đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Việc đánh giá đúng chất lượng khách hàng của Chi nhánh và có phương án xử lý thu hồi nợ đã giúp năm 2018 tỷ lệ nợ xấu BIDV Bắc Kạn đã giảm (- 1.02%) đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Ngoài ra, BIDV Bắc Kạn đã cơ cấu lại nền khách hàng với điểm nhấn tăng trưởng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài; giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn, các dự án đầu tư hợp vồn, đồng tài trợ các dự án.
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ bán lẻ có vai trò đóng góp ngày càng lớn trong tổng nguồn thu nhập thuần từ hoạt động bán lẻ.Trong các nguồn thu nhập hoạt động bán lẻ nguồn thu từ hoạt động huy động vốn tại chi nhánh đang chiếm tỷ trọng
lớn nhất, nguồn thu từ dịch vụ bán lẻ đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn thu từ HĐBL. Mặc dù thu nhập thuần từ dịch vụ bán lẻ năm 2017 tăng 0.82 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 1,47 tỷ đồng nhưng so với tổng thu nhập thuần từ bán lẻ vẫn chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 3.3. Cơ cấu các nguồn thu nhập từ HĐBL BIDV Bắc Kạn
Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu TH Tỷ trọng TH Tỷ trọng TH trọng Tỷ Từ huy động vốn DC 12,97 56,60% 15,55 51,50% 17,12 57,18% Từ tín dụng bán lẻ 6,91 30,10% 10,79 35,70% 7,48 24,98% Từ dịch vụ bán lẻ 3,05 13,30% 3,87 12,80% 5,34 17,84% Tổng TNT bán lẻ 22,93 100% 30,21 100% 29,94 100%
(Nguồn: bộ phận kế hoạch tổng hợp BIDV Bắc Kạn)
Mặc dù BIDV Bắc Kạn đã tăng cường triển khai các hoạt động phi tín dung, nhưng dịch vụ này tại chi nhánh còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; trong khi đó hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng còn hạn chế; trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các dịch vụ phi tín dụng ứng dụng công nghệ cao như: giao dịch các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, ủy thác...còn chưa được phát huy tối đa để đem lại hiệu quả tương xứng với năng lực và lợi thế. Như vậy, trong tương lai các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ, dịch vụ cá nhân...Phát triển dịch vụ phi tín dụng sẽ là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong điều kiện các dịch vụ tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và mặt