CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước có xu hướng chững lại, các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nhà nước rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Để giảm tác động xấu đến nền kinh tế, Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi theo xu hướng lãi suất tiền vay giảm nhanh hơn lãi suất tiền gửi. Những thay đổi đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng.
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
TT Tên chỉ tiêu Năm 2016 (tỷ đ) Năm 2017 (tỷ đ) Năm 2018 (tỷ đ) I Các chỉ tiêu về quy mô
1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2.325 2.645 2.765
2 Dư nợ tín dụng bán lẻ 558 564 510
3 Huy động vốn cuối kỳ 1.399 1.641 1.735
4 Huy động vốn dân cư 1.001 1.080 1.092
5 Số lượng lao động 80 84 86
TT Tên chỉ tiêu Năm 2016 (tỷ đ) Năm 2017 (tỷ đ) Năm 2018 (tỷ đ)
1 Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn 1,66 1,61 1,59 2 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ 0,24% 0,21% 0,18%
3 Tỷ lệ nợ xấu 0.83% 1.26% 0.24%
III Các chỉ tiêu hiệu quả
1 Lợi nhuận trước thuế 10 12 13
2 LNTT bình quân đầu người 0,13 0,14 0,16
3 Thu dịch vụ ròng 6,1 6,9 7
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động của BIDV Bắc Kạn từ năm 2016 đến năm 2018)
Qua bảng số liệu kết quả kinh doanh của BIDV Bắc Kạn từ năm 2016-2018 tay thấy BIDV Bắc Kạn có tốc độ tăng trưởng qua các năm. Lợi nhuận năm 2018 tăng cao nhất trong ba năm số liệu.
Dư nợ năm 2017 tăng mạnh so với năm 2016 (+320 tỷ đồng) do trong năm 2017 BIDV Bắc Kạn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, cho vay ngoài địa bàn, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ các dự án. Năm 2017 cũng là năm BIDV Bắc Kạn trích dự phòng rủi ro cao nhất trong nhiều năm qua: sấp xỉ 39 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 tăng so với năm 2016: 0,43% do BIDV Bắc Kạn chấn chỉnh các sai sót sau thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tăng cường rà soát, đánh giá lại nợ xấu, đánh giá tình hình hoạt động, khả năng trả nợ của khách hàng; xây dựng phương án xử lý nợ xấu phù hợp; đưa khách hàng hiện tại về đúng tuổi nợ để đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Việc đánh giá đúng chất lượng khách hàng của Chi nhánh và có phương án xử lý thu hồi nợ đã giúp năm 2018 tỷ lệ nợ xấu BIDV Bắc Kạn đã giảm (- 1.02%) đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn. Ngoài ra, BIDV Bắc Kạn đã cơ cấu lại nền khách hàng với điểm nhấn tăng trưởng khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng doanh nghiệp nước ngoài; giảm dần tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp lớn, các dự án đầu tư hợp vồn, đồng tài trợ các dự án.
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ bán lẻ có vai trò đóng góp ngày càng lớn trong tổng nguồn thu nhập thuần từ hoạt động bán lẻ.Trong các nguồn thu nhập hoạt động bán lẻ nguồn thu từ hoạt động huy động vốn tại chi nhánh đang chiếm tỷ trọng
lớn nhất, nguồn thu từ dịch vụ bán lẻ đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn thu từ HĐBL. Mặc dù thu nhập thuần từ dịch vụ bán lẻ năm 2017 tăng 0.82 tỷ đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 1,47 tỷ đồng nhưng so với tổng thu nhập thuần từ bán lẻ vẫn chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 3.3. Cơ cấu các nguồn thu nhập từ HĐBL BIDV Bắc Kạn
Năm 2016 2017 2018 Chỉ tiêu TH Tỷ trọng TH Tỷ trọng TH trọng Tỷ Từ huy động vốn DC 12,97 56,60% 15,55 51,50% 17,12 57,18% Từ tín dụng bán lẻ 6,91 30,10% 10,79 35,70% 7,48 24,98% Từ dịch vụ bán lẻ 3,05 13,30% 3,87 12,80% 5,34 17,84% Tổng TNT bán lẻ 22,93 100% 30,21 100% 29,94 100%
(Nguồn: bộ phận kế hoạch tổng hợp BIDV Bắc Kạn)
Mặc dù BIDV Bắc Kạn đã tăng cường triển khai các hoạt động phi tín dung, nhưng dịch vụ này tại chi nhánh còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế; trong khi đó hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng còn hạn chế; trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các dịch vụ phi tín dụng ứng dụng công nghệ cao như: giao dịch các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, ủy thác...còn chưa được phát huy tối đa để đem lại hiệu quả tương xứng với năng lực và lợi thế. Như vậy, trong tương lai các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ, dịch vụ cá nhân...Phát triển dịch vụ phi tín dụng sẽ là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong điều kiện các dịch vụ tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro và mặt bằng lãi suất vẫn chịu áp lực tăng như thời điểm hiện nay.