Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng của người lao động nghiên cứu trường hợp của trường cao đẳng y tế đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 79)

Dựa vào lý thuyết, kết quả phân tích thống kê mô tả, độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc

Kiểm định Levene Kiểm định t-test F Sig t df Sig (2- tailed) Trung Bình Sai số chuẩn 95% khác biệt mức ý nghĩa Dưới trên Y Giả định phương sai bằng nhau 0,000 0,984 -0,979 248 0,329 -0,11514 0,11764 -0,346 0,116 Giả định phương sai không bằng nhau -0,974 224,265 0,331 -0,11514 0,11821 -0,348 0,117

tuyến tính (SEM) và phân tích phương sai (ANOVA) tác giả có một số kết luận chung như sau:

- Kết quả phân tích độ tin cậy: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 8 yếu tố bao gồm: Yếu tố 1: Lãnh đạo (LD), Yếu tố 2: Thương hiệu Nhà trường (TH), Yếu tố 3: Sự gắn kết (GK), Yếu tố 4: Quan hệ với đồng nghiệp (DN), Yếu tố 5: Điều kiện làm việc (DK), Yếu tố 6: Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT), Yếu tố 7: Sự hài lòng trong công việc (HL), Yếu tố 8: Thu nhập (TN)

- Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy các chỉ số đạt yêu cầu Các chỉ số bao gồm: chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số TLI và chỉ số RMSEA đạt yêu cầu Vì vậy, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu khảo sát

Bảng 4 28: Kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4 28 cho thấy kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu được chấp

nhận 7 giả thuyết Sáu yếu tố kể trên ảnh hưởng cùng chiều đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai với mức ý nghĩa là 5 % Và yếu tố sự hài lòng trong công việc rõ ràng tác động tích cực tới sự gắn kết với tổ chức tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Giả thiết Nội dung Kết quả

H1 Yếu tố lãnh đạo tác động tích cực tới sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc

Chấp nhận H2 Yếu tố quan hệ với đồng nghiệp tác động tích cực tới sự

gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc

Chấp nhận H3 Yếu tố điều kiện làm việc tác động tích cực tới sự gắn kết

với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc

Chấp nhận H4 Yếu tố thu nhập tác động tích cực tới sự gắn kết với tổ

chức thông qua sự hài lòng trong công việc

Chấp nhận H5 Yếu tố thương hiệu nhà Trường tác động tích cực tới sự

gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc

Chấp nhận H6 Yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến tác động tích cực tới sự

gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc

Chấp nhận H7 Yếu tố sự hài lòng trong công việc tác động tích cực tới sự

gắn kết với tổ chức

Yếu tố 1: Lãnh đạo (LD), có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,105 Nghĩa là lãnh đạo tăng 1 đơn vị thì sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai tăng trung bình 0,105 đơn vị Với các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sundaray K B (2017) Yếu tố lãnh đạo này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Yếu tố 2: Thương hiệu Nhà trường (TH), có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,056 Nghĩa là thương hiệu Nhà trường tăng 1 đơn vị thì sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai tăng trung bình 0,056 đơn vị Với các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Aon Hewitt (2016) Yếu tố thương hiệu Nhà trường này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Yếu tố 3: Quan hệ với đồng nghiệp (DN), có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,155 Nghĩa là quan hệ với đồng nghiệp tăng 1 đơn vị thì sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai tăng trung bình 0,155 đơn vị Với các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Khánh Phong (2017) Yếu tố quan hệ với đồng nghiệp này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Yếu tố 4: Điều kiện làm việc (DK), có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,093 Nghĩa là điều kiện làm việc tăng 1 đơn vị thì sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai tăng trung bình 0,093 đơn vị Với các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải và cộng sự (2017) Yếu tố điều kiện làm việc này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Yếu tố 5: Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT), có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,115 Nghĩa là cơ hội đào tạo và thăng tiến tăng 1 đơn vị thì sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai tăng trung bình 0,115 đơn vị Với các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Aon Hewitt (2016) Yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Yếu tố 6: Thu nhập (TN), có hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0,081 Nghĩa là thu nhập tăng 1 đơn vị thì sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai tăng trung bình 0,081 đơn vị Với các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sundaray K B (2017) Yếu tố thu nhập này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

Như vậy yếu tố có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao nhất đến thấp nhất sẽ ưu tiên thực hiện hàm ý quản trị từ cao đến thấp Nghĩa là quan hệ với đồng nghiệp (DN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,291 ưu tiên thực hiện trước và cuối cùng là thương hiệu Nhà trường (TH), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,092 Thực hiện hàm ý quản trị cuối cùng Như vậy khi thực hiện các kiến nghị nâng cao sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai thì tác giả khuyến nghị nên ưu tiên vào các yếu tố kiến nghị có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao trước

- Kết quả phân tích nhân khẩu học: Kết quả kiểm định về nhân khẩu học cho thấy không có sự khác biệt về sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai với mức ý nghĩa là 5 % Kết quả nghiên cứu cho thấy đo lường sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai giúp cho các nhà quản lý nói riêng và các tổ chức công nói chung biết được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả biết được yếu tố nào giữ tầm quan trọng nhất, quyết định đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai Qua đó giúp lãnh đạo Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai có những chiến lược, chính sách về nhân sự thích hợp, tạo được môi trường làm việc có chứa những yếu tố kể trên Như vậy, sự gắn kết của người lao động với tổ chức là yếu tố quan trọng tác động đến hành vi của người lao động nơi làm việc, giúp ổn định nhân sự, tăng năng suất lao động

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4 tác giả đã công bố kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả từ 250 mẫu trả lời hợp lệ Mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy sáu yếu tố kể trên ảnh hưởng cùng chiều đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai với mức ý nghĩa là 5 % Và yếu tố sự hài lòng trong công việc rõ ràng tác động tích cực tới sự gắn kết với tổ chức tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai Quan hệ với đồng nghiệp (DN), ưu tiên thực hiện trước và cuối cùng là thương hiệu nhà trường (TH), thực hiện hàm ý quản trị sau cùng

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5 1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát từ 255 người lao động nhưng 250 phiếu trả lời hợp lệ, tỷ lệ đạt là 98,04% tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính Kết quả cho thấy có sáu yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai với mức ý nghĩa là 5 % Sáu yếu tố bao gồm: Lãnh đạo (LD), Thương hiệu Nhà trường (TH), Quan hệ với đồng nghiệp (DN), Điều kiện làm việc (DK), Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT) và Thu nhập (TN) Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã được xử lý từ phần mềm SPSS 20 0 và Amos Bên cạnh đó, kết quả cũng là một bằng chứng khoa học và quan trọng đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách cho người lao động tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai để áp dụng kết quả nghiên cứu cho việc phát triển nguồn nhân lực trong tương lai

Ngoài ra, kết quả kiểm định về nhân khẩu học cho thấy không có sự khác biệt về sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai với mức ý nghĩa là 5 % theo tình trạng thâm niên công tác, tuổi và thu nhập Qua đó các nhà lãnh đạo cần nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng và thấu hiểu nguyện vọng của người lao động tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai để đưa ra các chính sách và kiến nghị nhằm cải thiện sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai Với mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả kiến nghị hàm ý quản trị với ban lãnh đạo Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai nhằm giúp các nhà lãnh đạo sử dụng người lao động một cách hiệu quả hơn, các hàm ý quản trị được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, giảm dần theo mức độ ảnh hưởng sau đây:

- Ưu tiên 1: Quan hệ với đồng nghiệp (DN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,291;

- Ưu tiên 2: Điều kiện làm việc (DK), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,196; - Ưu tiên 3: Lãnh đạo (LD), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,177;

- Ưu tiên 4: Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,176;

- Ưu tiên 5: Thu nhập (TN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,156;

- Ưu tiên 6: Thương hiệu Nhà trường (TH), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,092

Sau đây là hàm ý quản trị góp phần sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

5 2 Hàm ý quản trị

5 2 1 Về “Quan hệ với đồng nghiệp”

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ với đồng nghiệp (DN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,291 Ưu tiên thực hiện hàm ý quản trị đầu tiên

Bảng 5 1: Kết quả trung bình và độ lệch chuẩn về quan hệ với đồng nghiệp

(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS) Căn cứ vào kết quả hồi quy và giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tác giả đề xuất Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần thực hiện về quan hệ với đồng nghiệp với các nội dung sau:

Một là, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật Đó là quyền được sống, được lao động, học tập, được khám và chữa bệnh… Vì thế, khi giao tiếp, chúng ta cần tôn trọng sự bình đẳng, tránh xúc phạm và làm tổn thương đến đối tượng giao tiếp Chính vì thế, đồng nghiệp nên thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp đời thường cũng như trong quá trình thực thi công vụ Có rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với đối tượng cùng giao tiếp: đơn giản là chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt

Quan hệ với đồng nghiệp Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Đề xuất của anh/chị được tôn trọng bởi đồng nghiệp 3,100 0,978 Quan hệ trong tổ chức rất thân thiện và gần gũi với nhau

trong công việc

3,108 1,018

Đồng nghiệp chia sẻ ý tưởng với nhau để phát triển công việc và chất lượng cuộc sống

3,144 0,995

Đồng nghiệp trong tổ chức ủng hộ và thường xuyên giúp anh/chị giải quyết công việc khi gặp khó khăn

thoải mái và sử dụng các từ ngữ phù hợp với lứa tuổi, vị thế và quan hệ trong công việc

Hai là, quan hệ trong tổ chức rất cần sự thân thiện và gần gũi với nhau trong công việc Với người cao tuổi hoặc có trọng trách cao hơn, tôn trọng cần được thể hiện như là sự kính trọng; đối với người ngang bằng mình, tôn trọng là thái độ đúng mực, thân tình; với người trẻ hơn, nhỏ hơn, tôn trọng cần được thể hiện qua thái độ quan tâm, nhẹ nhàng, khuyến khích Sự có mặt đúng như lời hứa, ngôn ngữ giao tiếp đề cao nhân thân của bên kia, điệu bộ cử chỉ phù hợp (trang phục, dáng điệu khi đi đứng) đều là những cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đông thời cũng là tôn trọng chính mình

Ba là, đồng nghiệp cần sự chia sẻ ý tưởng với nhau để phát triển công việc và chất lượng cuộc sống tốt hơn trong cùng tổ chức Làm cho bên kia tin cậy mình và tìm kiếm các dấu hiệu để có cơ sở tin cậy ở họ là một nỗ lực cần thiết cho phép quá trình giao tiếp diễn ra một cách có nền tảng, có hiệu quả lâu dài Mối quan hệ tốt ở nơi làm việc mang đến cho chúng ta sự tự do: thay vì tiêu tốn thời gian và năng lượng vào khắc phục các vấn đề do các mối quan hệ tiêu cực mang lại, chúng ta có thể tập trung vào các cơ hội để phát triển sự nghiệp Mỗi người đều dành ít nhất 8 giờ đồng hồ một ngày để sống cùng đồng nghiệp, vì thế công ty chẳng khác nào một ngôi nhà khác của chúng ta Đừng vì không thể hòa hợp với đồng nghiệp mà biến 1/3 cuộc sống trở thành chiến trường

Bốn là, đồng nghiệp trong tổ chức cần sự ủng hộ và thường xuyên giúp lẫn nhau giải quyết công việc khi gặp khó khăn Mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích, chẳng hạn như có người chia sẻ khi công việc quá tải, có người giúp đỡ khi chưa quen với nhiệm vụ mới, có người tán gẫu trong giờ giải lao Công việc chắc chắn sẽ thoải mái và vui vẻ hơn khi chúng ta có mối quan hệ tốt với những người xung quanh Một trong những cách hay và đơn giản nhất để xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp là tìm ra sở thích chung giữa hai người hay đồng nghiệp Tuy nhiên, để làm được điều này người lao động cần nói chuyện cởi mở, thoải mái với đồng nghiệp Cuộc trò chuyện sẽ thú vị hơn nhiều khi xoay quanh sở thích chung của cả hai

5 2 2 Về “Đánh giá kết quả thực hiện công việc”

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện làm việc (DK), có hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng của người lao động nghiên cứu trường hợp của trường cao đẳng y tế đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 79)