Theo kết quả nghiên cứu cho thấy cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,176 Ưu tiên thực hiện thứ tư
Bảng 5 4: Kết quả trung bình và độ lệch chuẩn về cơ hội đào tạo và thăng tiến
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS) Căn cứ vào kết quả hồi quy và giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tác giả đề xuất Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần thực hiện về cơ hội đào tạo và thăng tiến với các nội dung sau:
Một là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần giúp người lao dộng có nhiều cơ hội phát triển trong công việc Nhà trường cần xác định kỹ năng trình độ sau quá trình đào tạo, số lượng, cơ cấu, thời gian đào tạo… như thế nào mục tiêu càng cụ thể kết quả đào tạo càng cao Qua việc phân tích tổ chức, công việc và người lao động cần xác định được mục tiêu đào tạo cho người lao động, họ cần được đào tạo những kỹ năng gì mức độ đạt được sau khi kết thúc khóa học đến đâu để đạt được thành thạo những kỹ năng đó thì mất bao nhiêu thời gian
Hai là, người lao dộng cần được tạo điều kiện cho việc học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hoạt động đào tạo và kiểm tra, bảo vệ sức khoẻ định kỳ cho người lao động Các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong nước và ngoài nước về các chủ đề chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau nhằm bổ sung và cập nhật kiến thức cho nhân viên sẽ được tiến hành thường xuyên Đồng thời, đời sống của người lao động tiếp tục được quan tâm chu đáo, không ngừng cải thiện và nâng cao thu nhập, giúp người lao động yên tâm gắn bó, cống hiến cho đơn vị
Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT) Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Người lao dộng có nhiều cơ hội phát triển trong công việc 3,468 0,961 Người lao dộng luôn được tạo điều kiện cho việc học hỏi,
nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc
3,504 0,923
Người lao dộng được hưởng chính sách phát triển năng lực chuyên môn
3,576 0,950
Người lao dộng được chú trọng công tác đào tạo và phát triển nghề nghiệp
Ba là, người lao dộng cần được hưởng chính sách phát triển năng lực chuyên môn Để phát huy đựơc hiệu quả của chính sách phát triển năng lực chuyên môn, bộ phận nhân sự phải tham mưu để có hệ thống thang bảng lương phù hợp với tình hình thực tế của Trường Tạo điều kiện về cơ hội, môi trường để nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực cá nhân trong một môi trường chuyên nghiệp, bình đẳng, thân thiện
Bốn là, người lao dộng cần được chú trọng công tác đào tạo và phát triển nghề nghiệp Để đánh giá một cách toàn diện năng lực người lao động của Nhà trường cần tiến hành kiểm tra toàn bộ người lao động qua cách sát hạch năng lực định kỳ; tùy thuộc vào vị trí công tác và có những yêu cầu về năng lực nhất định Mục tiêu của việc sát hạch là nắm bắt được những kiến thức kỹ năng còn thiếu hoặc yếu của người lao động để xác định đối tượng, chương trình đào tạo lại cho phù hợp
5 2 5 Về “Thu nhập (TN)”
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập (TN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,156 Ưu tiên thực hiện đứng hàng thứ năm
Bảng 5 5: Kết quả trung bình và độ lệch chuẩn về thu nhập
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS) Căn cứ vào kết quả hồi quy và giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tác giả đề xuất Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần thực hiện về thu nhập với các nội dung sau:
Một là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần xem xét tiền lương tương xứng với tính chất công việc và sức lực của người lao động Lương phải đo lường được:
Thu nhập (TN) Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Tiền lương tương xứng với tính chất công việc và sức lực của người lao động
3,400 0,887
Tổ chức trả tiền lương cho người lao động được phân phối công bằng và hợp lý
3,488 0,986
Tổ chức đảm bảo thu nhập cho người lao động để đảm cuộc sống
3,320 0,990
Tổ chức thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng và hợp lý
Từng người đều có thể tự tính được tiền lương của mình trên cơ sở đánh giá công việc họ đã làm Như vậy tránh được những thắc mắc trong việc trả lương, đồng thời sẽ kích thích người lao động làm việc tốt hơn
Hai là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần trả tiền lương cho người lao động được phân phối công bằng và hợp lý Nhà trường cần duy trì chi trả thu nhập gắn liền với yêu cầu công việc, giá trị công việc, hiệu quả làm việc; đảm bảo công bằng trong nội bộ, cạnh tranh trên thị trường Để xác định tiềm năng gắn bó lâu dài với một tổ chức, chính sách phúc lợi luôn được người đi làm xem xét thận trọng Đây được đánh giá như một trong những cơ sở phù hợp giúp ứng viên đo lường sức hấp dẫn của Nhà trường và ra quyết định trước lời đề nghị của tổ chức khác
Bên cạnh đó, phúc lợi cũng là yếu tố không thể thiếu khi người lao động được đề bạt thăng chức, thuyên chuyển vị trí trong Nhà trường, hoặc nhảy việc Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với các tình huống chuyển việc hay thăng tiến, mức lương chiếm 70% tổng thu nhập đã là dấu hiệu tốt cho người lao động Hãy quan tâm thật kỹ đến 30% giá trị còn lại qua những khoản phúc lợi hoặc đãi ngộ mà Nhà trường hứa hẹn dành cho người lao động xem có xứng đáng hay không
Ba là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần đảm bảo thu nhập cho người lao động để đảm cuộc sống Duy trì các chế độ phúc lợi như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo hiểm kết hợp với con người, bảo hiểm cho người thân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao… Chú trọng công tác đánh giá, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế nhiệm các cấp, tạo nguồn cán bộ lâu dài, ổn định và chủ động bổ sung, tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo khi cần thiết
Bốn là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng và hợp lý cho người lao động Xác định con người là nhân tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển bền vững, Nhà trường cần chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chính sách thu hút và sử dụng hợp lý Thực hiện chính sách khen thưởng minh bạch, với các quy trình đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo sự công bằng, khách quan Tất cả các người lao động đều có cơ hội ngang nhau
5 2 6 Về “Thương hiệu nhà trường (TH)”
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thương hiệu Nhà trường (TH), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,092 Ưu tiên thực hiện sau cùng
Bảng 5 6: Kết quả trung bình và độ lệch chuẩn về thương hiệu Nhà trường
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS) Căn cứ vào kết quả hồi quy và giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tác giả đề xuất Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần thực hiện về thương hiệu Nhà trường với các nội dung sau:
Một là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần xây dựng thương hiệu Nhà trường Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng của tổ chức, nó đánh giá mức độ thành công và vị trí của Nhà trường trên thị trường Tuy nhiên, rất nhiều trường cao đẳng, đại học Việt Nam hiện chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu, đặc biệt là những Trường công lập Điều này đồng nghĩa với việc Nhà trường sẽ tự mình loại bỏ ra khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm khi hàng loạt các Trường rơi vào hoàn cảnh khó khăn do tuyển sinh khó khăn
Hai là, nhà trường cần đầu tư cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quá trình giảng dạy, đào tạo Nếu không có thành tố cơ bản này hoạt động dạy-học không thể diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao Cơ sở vật chất trường học là tất cả phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động gắn liền với quá trình đào tạo, bồi dưỡng; thiết bị dạy học là công cụ mà giảng viên trực tiếp sử dụng để thực hiện
Thương hiệu Nhà trường (TH) Trung
bình
Độ lệch chuẩn
Thương hiệu Nhà trường thể hiện qua chất lượng đào tạo 3,544 0,931 Nhà trường có cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ cho việc
nghiên cứu khoa học và giảng dạy
3,456 0,940
Nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu 3,516 0,945 Hình ảnh của nhà Trường được mọi người biết đến thông
qua các hoạt động xã hội
hoạt động giảng dạy của mình, thông qua đó, giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện nhân cách trong suốt quá trình học
Ba là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai nên có những chính sách riêng cho việc xây dựng thương hiệu Trong thời buổi “mở cửa kinh tế” thì việc cạnh tranh diễn ra giữa các tổ chức giáo dục ngày càng khá gay gắt Thương hiệu là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của Nhà trường, góp phần nâng cao văn minh trong việc cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức giáo dục Để đứng vững trên thị trường, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai cần xây dựng thương hiệu riêng, đặc biệt là chất lượng đào tạo trong giai đoạn hội nhập
Bốn là, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai nên xây dựng hình ảnh của nhà Trường được mọi người biết đến thông qua các hoạt động xã hội Muốn nâng cao vị thế, nâng tầm Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai hướng đến hội nhập, ngoài việc khẳng định hướng đi, Nhà trường buộc phải xây dựng thương hiệu cho chính mình Chỉ khi có thương hiệu, định hình được thương hiệu nhà trường thì mong mỏi hội nhập quốc tế, vươn tầm của một Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai mới có tính thực tế Việc xây dựng thương hiệu trường học nhằm thu hút người học vốn được nhận thức và bàn luận nhiều Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà vấn đề này chưa được chú trọng, thậm chí Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai vấp phải khó khăn
5 3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo5 3 1 Hạn chế của nghiên cứu 5 3 1 Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu sự gắn kết người lao động với tổ chức không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và thế giới Trong bài nghiên cứu này, hạn chế của đề tài là do tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận thiện cũng là nhược điểm của nghiên cứu Đồng thời, tác giả chưa nghiên cứu sâu về những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng của người lao động tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai
5 3 2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Hướng nghiên cứu tiếp theo là tác giả khuyến nghị các nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện nghiên cứu rộng và sâu hơn ở các Trường Cao đẳng Y tế của những tỉnh khác, đồng thời nghiên cứu các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng của người lao động như văn hóa doanh nghiệp, chính
sách phúc lợi… Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo nên có sự so sánh kết quả theo thời gian và so sánh các Trường cao đẳng Y tế khác với các tỉnh khác và thực hiện phương pháp lấy mẫu theo xác suất
Tóm tắt chương 5
Chương 5, tác giả đã trình bày kết luận và đưa ra sáu nhóm hàm ý q uản trị, đó là: hàm ý quản trị cho yếu tố quan hệ với đồng nghiệp (DN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,291 Đây là yếu tố ưu tiên thực hiện trước Yếu tố điều kiện làm việc (D K), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,196 Đây là yếu tố ưu tiên thực hiện thứ hai Yếu tố lãnh đạo (LD), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,1 77 Đây là yếu tố ưu tiên thực hiện thứ ba Yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,176 Đây là yếu tố ưu tiên thực hiện thứ tư Yếu tố thu nhập (TN), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,156 Đây là yếu tố ưu tiên thực hiện thứ năm Cuối cùng, yếu tố Thương hiệu Nhà trường (TH), có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,092 Đây là yếu tố ưu tiên thực hiện sau cùng Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
1 Trần Kim Dung (2018), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
2 Nguyễn Văn Hải và Trần Thị Huyền (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết người lao động thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”, Tạp chí kinh tế dự báo, số 02 trang 12-17
3 Nguyễn Thanh Hội (2012), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội 4 Trần Khánh Phong (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết người lao
động thông qua sự hài lòng trong công việc tại Trường Đại học Lâm nghiệp”, Tạp chí kinh tế & quản trị kinh doanh, số 04, trang 1-6
5 Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu thị trường, NXB Lao động, TP HCM
6 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS (Tập 1&2), NXB Hồng Đức, TP HCM
Tiếng Anh
7 Abraham Maslow (1943), A Theory of Human Motivation, originally published in Psychological Review
8 Aon Hewitt (2016), “An Analysis of factors affecting the employee
Engagement based on job satisfaction”, Journal of Organizational Behavior,
25(1), pp 293-315
9 Herzberg, F (1987), One more time: How do you motivate employees? Harvard Business Review
10 J Stacey Adams (1965), Inequity in Social Exchanges, L Berokwitz, Advances in Experimental Social Psychology, New York,
Academic Press
11 McClelland, David C (2013), Human Motivation Theory, Mind Tools, Ltd Retrieved
Winter 1996; 35, 4, ABI/INFORM Global, pg 493
13 Sundaray K B (2017), “Factors affecting job satisfaction and employee Engagement”, European Journal of Business and Management, 4(5) pp 14- 29
14 Scherer, K R , & Ekman, R (1982), Handbook of methods in nonverbal
behavior research, New York: Cambridge University Press
15 Smith, P C , Kendall, L M and Hulin, C L (1969), The measurement of
satisfaction in work anh retirement, Chicago: Rand McNally
16 Spector, P E (1997), Job Satisfactiong, Application, assessment, causes,
and, consequences Thousand Oaks, California: Sage Publications, Inc
17 Vroom, V H (1964), Work and Motivation, John Wiley, New York, USA 18 Weiner, Bernard (2000), Interpersonal and intrapersonal theories of
motivation from an attribution perspective, Educational Psychology Review
19 William B Werther, Jr Keith David (1996), Humain Resources and
PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI LAO ĐỘNG Xin chào Anh/Chị
Tôi đang thực hiện luận văn thạc sĩ Hiện tôi đang tiến hành một cuộc khảo sát để thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức thông qua sự hài lòng của người lao động: Nghiên cứu trường hợp của Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai"
Tôi rất cần sự giúp đỡ của Anh/chị bằng việc tham gia trả lời các câu hỏi dưới đây Mỗi ý kiến đóng góp của Anh/chị đều thực sự rất có ý nghĩa đối với tôi Tôi xin đảm bảo các thông tin Anh/chị cung cấp trong phiếu khảo sát này sẽ được giữ bí mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu của tôi
Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của Anh/chị!
PHẦN I: Nội dung khảo sát
Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý đối với từng câu nhận định sau đây: Anh/chị đánh dấu (x) vào lựa chọn của mình, mỗi câu chỉ có 01 lựa chọn với