Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam (Trang 148 - 151)

- Các rủi ro về thị trường

3.3.1. Về phía Nhà nước

3.3.1.1. Tạo điều kiện về môi trường pháp lý

Địa vị pháp lý của KTNN trong hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm sốt tài chính cơng của Nhà nước hiện nay đã được quy định trong Luật kiểm toán, KTNN là cơ quan chun mơn về kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phục vụ cả Quốc hội và Chính phủ, giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả chức năng quyết định và giám sát NSNN. Đây là một quyết sách đúng đắn có căn cứ khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều xem kiểm tra giám sát từ bên ngoài hệ thống NSNN được thực hiện thơng qua KTNN. Mục đích của hệ thống giám sát này là đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc kiểm tra và xử lý những vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ chưa giải quyết được. Để giải quyết được vấn đề này thì một trong những vấn đề quan trọng là phải tăng cường năng lực và địa vị pháp lý cho KTNN.

Để thiết chế được như vậy, ngoài việc ban hành Luật KTNN trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào Hiến pháp những quy định về KTNN. Hiến pháp quy định KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính cơng cao nhất,

thực hiện quyền kiểm tra mọi cơ quan đơn vị có sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước và tài sản cơng. Quy định về tính độc lập của cơ quan KTNN, theo đó cơ quan KTNN có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Với cơ chế tổ chức hoạt động như trên, KTNN có thể trở thành cơng cụ hữu hiệu giúp cho Quốc hội trong việc giám sát nợ cơng, có cơ sở trong việc đưa ra những phán quyết mang tính khách quan và độc lập về những vấn đề có liên quan đến nợ cơng, như:

- Giúp Quốc hội thẩm định các khoản cần vay nợ nước ngoài và phân tích các báo cáo và thuyết trình do Chính phủ thuyết trình;

- Giúp Quốc hội phân tích và phản biện các dự án, chương trình quốc gia quan trọng cần vay nợ bên ngoài để thực hiện;

- Giúp Quốc hội thẩm định, đánh giá và xử lý những vụ việc về nợ cơng thuộc phạm vi trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành, các địa phương;

- Tư vấn cho Quốc hội trong việc xem xét và thông qua các chính sách pháp luật do Chính phủ soạn trình;

Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ của KTNN sẽ có tác động tốt đến cơ chế hoạt động của hệ thống NSNN, là điều kiện để việc lập và thẩm định dự toán NSNN được thực hiện một cách khoa học và đảm bảo chất lượng hơn. Đồng thời với việc Nhà nước ban hành Luật KTNN, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thành hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan, chủ yếu là các đạo luật kinh tế, ngân sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kiểm tốn nói chung và cơng tác thẩm định dự tốn ngân sách có chất lượng, hiệu quả.

3.3.1.2. Cung cấp thơng tin đầy đủ và kịp thời

KTNN phải được cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến nợ cơng của chính phủ, nợ được chính phủ được bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, đây là đối tượng kiểm tốn, thẩm định dự tốn ngân sách, trong khi nguồn thơng tin, tài liệu này chủ yếu lại do các đơn vị được kiểm tốn nắm giữ. Để bảo đảm cho cơng tác kiểm tốn nợ cơng thì KTNN phải có đầy đủ, kịp thời các thông tin tài liệu liên quan, như các văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn cho các cấp chính quyền lập dự tốn ngân sách Nhà nước hàng

năm; các cơ chế chính về quản lý kinh tế mới ban hành, tình hình nợ cơng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, các báo cáo dự báo về khả năng, tốc độ phát triển kinh tế... Nói tóm lại để nâng cao chất lượng kiểm tốn nợ cơng thì KTNN phải nắm giữ và được tiếp cận đến tồn bộ các tài liệu, số liệu có liên đến các khoản nợ cơng của chính phủ và của chính quyền địa phương. Do đó cần quy định trong văn bản pháp luật về thẩm quyền của KTNN trong việc được nhận và tiếp cận, khai thác các nguồn thông tin, tài liệu của đối tượng kiểm toán; trách nhiệm của đối tượng kiểm toán trong việc gửi báo cáo và cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ cơng tác kiểm tốn của KTNN. Cơ quan KTNN tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán và các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ngân sách có liên quan đến hoạt động kiểm tốn nợ cơng một cách đầy đủ, khoa học dễ khai thác, thuận tiện cho việc khai thác, tra cứu, sử dụng của các kiểm tốn viên khi cần thiết.

3.3.1.3. Cơng khai minh bạch quản lý nợ

Việc công khai, minh bạch trong quản lý nợ là hết sức cần thiết một mặt phục vụ cho việc quản lý tốt hơn, mặt khác phục vụ cho cơng tác kiểm tốn nợ công được thuận lợi. Công khai quản lý nợ công tạo điều kiện cho các cơ quan và cơng chúng có thể đánh giá tình hình ngân sách nhà nước, thúc đẩy cơng tác quản trị tài chính nói chung, quản lý nợ cơng nói riêng được tốt hơn. Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức có liên quan và công chúng cần nắm được thông tin về nợ công một cách đầy đủ, tin cậy và minh bạch thông qua hoạt động kiểm tốn.

Cơng khai nợ cơng cần được thực hiện thường xuyên ngoài việc tổ chức họp báo cịn đăng trên trang Web của Bộ Tài chính hay văn phịng quản lý nợ. Ngoài ra, định kỳ phát hành bản tin quan lý nợ để đông đảo dư luận quan tâm.

3.3.1.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công

Cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý nợ, khắc phục tình trạng quản lý nợ cơng phân tán ở các Bộ, ngành, từ đó thống nhất tập trung đầu mối quản lý nợ công theo hướng tập trung các chức năng và tồn bộ nghiệp vụ quản lý nợ cơng

vào một cơ quan của Chính phủ theo đúng quy định của Luật quản lý nợ công nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình. Bộ Tài chính sẽ phải đúng là cơ quan “giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công”. Tổ chức quản lý nợ theo hướng hiện đại và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng quy chế quản lý cho từng loại nợ cơng. Kiểm sốt chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm sốt đối với các khoản vay của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w