Thực trạng phương thức tổ chức kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam (Trang 85 - 87)

21 Jordan 70 50 Malaysia

2.2.5. Thực trạng phương thức tổ chức kiểm toán nợ công

Về tổ chức các cuộc kiểm tốn có liên quan đến nợ cơng:

Đối với kiểm tốn báo cáo nợ cơng: Hiện nay, trong q trình kiểm tốn Báo cáo quyết tốn NSNN thì KTNN bố trí một tổ kiểm tốn về nợ cơng với khoảng 5 kiểm toán viên; các nội dung liên quan đến nợ công được xác định chung trong kế hoạch kiểm toán Quyết toán NSNN và kết quả kiểm toán cũng được tổng hợp chung vào Báo cáo kiểm toán Quyết toán NSNN. Thời gian kiểm toán trùng với thời gian kiểm toán quyết toán NSNN khoảng 45 ngày. Kiểm toán quyết tốn NSNN sáp dụng kiểm tốn tài chính và kiểm toán tuân thủ.

Đối với kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động: KTNN chưa thực hiện một cuộc kiểm toán hoạt động đối với nợ công một cách đầy đủ. Tuy nhiên, KTNN đã thực hiện một số cuộc kiểm toán chuyên đề liên quan đến nợ cơng như kiểm tốn chun đề quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 – 2009; kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2010 – 2012. Nhân sự và thời gian của các cuộc kiểm toán chuyên đề phụ thuộc vào quy mơ của từng cuộc kiểm tốn; có thể áp dụng cả kiểm tốn tài chính, kiểm tốn tn thủ và một phần kiểm tốn hoạt động.

Đối với kiểm tốn các chương trình, dự án sử dụng nguồn nợ công: Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, KTNN lựa chọn một số cuộc kiểm tốn có sử dụng nguồn nợ cơng như kiểm tốn Chương trình kiên cố hóa trường lớp học; kiểm tốn các dự án sử dụng vốn ODA, vốn TPCP,... Nhân sự và thời gian của các cuộc kiểm tốn phụ thuộc vào quy mơ của từng cuộc kiểm toán, từ 10 đến 30 kiểm toán viên trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 ngày. Đối với các cuộc kiểm toán này chủ yếu áp dụng kiểm tốn tài chính, kiểm tốn tn thủ và một phần kiểm toán hoạt động (đối với kiểm tốn chương trình mục tiêu).

Về phương pháp kiểm tốn:

Trong thực hiện kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hiện nay, chủ yếu sử dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản: Phương pháp này được thực hiện thông qua áp dụng các loại kỹ thuật kiểm toán cơ bản là kiểm tra chi tiết; so sánh, đối chiếu; quan sát; điều tra; thẩm định, xác nhận; tính tốn; phân tích để đánh giá tính đúng đắn của các số liệu, tài liệu, hồ sơ do đơn vị cung cấp.

Tùy theo mục tiêu, nội dung kiểm toán mà lựa chọn các phương pháp kiểm toán phù hợp, một số phương pháp thường xuyên được sử dụng trong kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, gồm:

(1) Tổng hợp, tính tốn, phân tích các chỉ tiêu trong Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

(2) So sánh, phân tích, đánh giá giữa số thực hiện với dự toán và thực hiện năm trước; so sánh giữa một số chỉ tiêu trong Báo cáo quyết tốn NSNN để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tổng hợp.

(3) So sánh, đối chiếu giữa một số chỉ tiêu của Báo cáo quyết toán NSNN với: Báo cáo quyết toán của một số bộ, ngành, cơ quan trung ương (các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương) và báo cáo quyết toán của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Báo cáo tổng hợp và chi tiết của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính (KBNN, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ NSNN, Vụ Đầu tư, Cục quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại...).

(4) Tăng cường việc đưa ra yêu cầu bằng văn bản với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc cung cấp số liệu, tài liệu và giải trình bằng văn bản làm căn cứ kiểm tra và đưa ra nhận xét, kiến nghị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công tại Việt Nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w