- Bốn là, thông qua hoạt động kiểm toán quyết toán NSNN, KTNN đã đưa
2.3.2. Những mặt hạn chế, bất cập
Mặc dù đã có những kết quả đạt được trong kiểm toán các khoản nợ cơng. Tuy nhiên cịn nhiều hạn chế mà KTNN cần phải quan tâm để có thể kiểm tốn các khoản nợ cơng một cách đầy đủ theo các thơng lệ hiện hành. Có thể thấy một số hạn chế, bất cập trong kiểm tốn nợ cơng như sau:
- Một là, cho đến nay, sau 19 năm hoạt động, KTNN vẫn chưa tiến hành kiểm toán việc quản lý nợ cơng một cách đầy đủ. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, u cầu minh bạch thơng tin tài chính ngân sách quốc gia, đảm bảo bền vững tình hình tài chính ngân sách quốc gia thì u cầu kiểm tốn nợ cơng hàng năm là yêu cầu được các định chế tài chính quốc tế đề ra. Mặc dù q trình kiểm tốn quyết tốn NSNN có sự lồng ghép đánh giá về vay nợ Chính phủ nhưng mức độ vẫn còn hạn chế và cho đến nay, KTNN vẫn chưa thực hiện kiểm tốn nợ cơng với tư cách là một cuộc kiểm toán độc lập. KTNN cũng chưa xây dựng được quy trình kiểm tốn, tiêu chí đánh giá về quản lý nợ. Thậm chí, cho đến nay, KTNN cũng chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ, chuyên gia am hiểu về quản lý nợ công để giúp Tổng KTNN trong việc hoạch định chiến lược kiểm tốn nợ cơng.
- Hai là, KTNN chưa đưa ra được ý kiến mang tính vĩ mơ để giúp các cơ quan của Chính phủ hồn thiện cơng tác quản lý nợ. Mặc dù chưa kiểm tốn các khoản nợ cơng với tư cách là cuộc kiểm toán độc lập nhưng khi kiểm toán quyết toán NSNN hàng năm, KTNN cũng có những nhận xét xác đáng về tình hình quản lý nợ Chính phủ. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù việc quản lý nợ cơng ở Việt Nam cịn nhiều bất cập nhưng KTNN chưa đưa ra được ý kiến của mình nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nợ cơng. Nhiều vấn đề về quản lý nợ cơng đang có sự khác biệt xa so với chuẩn mực quản lý nợ công mà các tổ chứ quốc tế ban hành nhưng chưa được KTNN phát hiện và kiến nghị để có cơ chế quản lý thích hợp. Q trình kiểm tốn, KTNN mới chỉ đi sâu vào việc tuân thủ của việc vay nợ mà chưa đưa ra ý kiến về tình hình quản lý để các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội và thậm chí là cơng chúng biết để có biện pháp sửa đổi cần thiết với các điều khoản luật định.
- Ba là, KTNN chưa đi sâu đánh giá tình hình, cơ cấu, chi phí và hạch tốn các khoản nợ cơng nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong vay nợ. Có thể nói đây là yếu kém cần sớm được khắc phục để đưa công tác kiểm tốn nợ cơng của KTNN dần đi vào hoạt động và phát huy vai trị của cơ quan kiểm tốn độc lập. Mặc dù hàng năm khi kiểm toán quyết tốn NSNN, cơ quan KTNN có đề cập đến vay nợ Chính phủ nhưng chỉ là những con số, vay nợ bao nhiêu mà không đi sâu vào cơ cấu vay nợ ra sao, chi phí vay nợ thế nào, hạch tốn các khoản vay có theo các chuẩn mực hay khơng. Cơng tác quản trị rủi ro trong quản lý nợ Chính phủ thế nào cũng khơng được đề cập... Thậm chí hàng năm khi kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương, KTNN cũng chỉ đi sâu việc tuân thủ là vay nợ thế nào, có đúng hạn mức do luật định hay khơng, có cân đối vào ngân sách địa phương hay khơng... Trong khi đó rất nhiều vấn đề về quản lý lại không được đề cập như cơ cấu vay nợ ra sao? nguồn vay nợ? tính bền vững của việc vay nợ? chi phí vay nợ, cơng tác hạch toán vay nợ? cơ chế quản lý vay nợ... Đây là những vấn đề hết sức cần thiết trong quản lý nợ công chưa được KTNN đề cập nhằm đưa ra ý kiến độc lập của mình góp phần hồn thiện công tác quản lý nợ
công ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là liệu rằng số liệu nợ có chính xác hay khơng? có được hạch tốn đầy đủ hay khơng? cách thức hạch tốn đã theo các thơng lệ chung của quốc tế để đảm bảo tính so sánh hay khơng? công tác quản lý nợ như thế nào? việc thiết lập thể chế quản lý nợ ra sao? chi phí vay nợ và mục đích sử dụng các khoản vay nợ ra sao? ... chưa được đề cập một cách đầy đủ. Đây là khoảng trống trong kiểm tốn nợ cơng của KTNN trong những năm qua cần có biện pháp tháo gỡ, khắc phục.