21 Jordan 70 50 Malaysia
2.1.2. Tình hình nợ cơng ở Việt Nam trong những năm gần đây
Nợ cơng của Việt Nam hiện đang làm nóng các kỳ họp của Quốc hội cũng như làm sôi động dư luận xã hội bởi nó khơng chỉ liên quan đến lịng tin của người dân đối với nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư mà cịn có tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của thế hệ tương lai.
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính thì tình hình huy động vốn vay nợ cơng có xu hướng tăng qua các năm, trong đó năm 2009 là 241.521 tỷ đồng chiếm 34,1% đầu tư toàn xã hội, năm 2010 là 290.151 tỷ đồng chiếm 34,9% đầu tư toàn xã hội, năm 2011 là 317.405 tỷ đồng chiếm 36,2% đầu tư toàn xã hội, năm 2012 là 406.758 tỷ đồng chiếm 41,1% đầu tư toàn xã hội. Các nguồn vay nợ trong nước chủ yếu là từ trái phiếu Chính phủ, sau đó là vay
tồn ngân KBNN, quỹ bảo hiểm xã hội; đối với vay nước ngoài chủ yếu là ODA. Mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu để bù đắp bội chi NSNN, sau đó là đầu tư từ trái phiếu Chính phủ và cho vay lại. Cơ cấu dự nợ cơng đến 31/12/2012, thì nợ Chính phủ chiếm 77,6% tổng nợ cơng, trong khi nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,9% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,5% tổng nợ cơng. Cơ cấu dư nợ cơng tính theo chủ nợ, tính đến 31/12/2012 thì các nhà đầu tư trái phiếu là 28%, Nhật Bản 17%, WB 13%, tồn ngân KBNN 9%, ADB 8%, Bảo hiểm xã hội 5%, các nhà đầu tư khác là 20%. Theo chỉ tiêu nợ cơng /GDP thì năm 2009 là 52,9%, năm 2010 là 56,8%, năm 2011 là 54,9%, năm 2012 là 55,6%.
Tuy nhiên, theo quy định của Việt Nam thi nợ công không bao gồm nghĩa vụ nợ của Ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc Chính phủ, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước như định nghĩa của Liên Hiệp Quốc. Nếu tính tốn theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc thì nợ cơng của Việt Nam phải trên 70% GDP vì theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tổng dự nợ của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước tính đến hết năm 2008 đã lên tới 20% GDP. Không những thế, mức tổng dư nợ này đã tăng lên đáng kể từ năm 2009 do chính sách kích cầu của Nhà nước. Bên cạnh đó, thống kê nợ của các doanh nghiệp nhà nước cũng không đầy đủ và rõ ràng.
Bảng 2.2. Nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012
Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ công 404.556 558.155 657.940 877.753 1.124.638 1.392.020 1.641.296 1. Nợ Chính phủ 336.778 441.025 501.811 696.365 882.750 1.092.761 1.273.940 a) Nước ngoài 220.863 286.710 312.001 411.117 527.403 666.372 726.314 b) Trong nước 115.915 154.315 189.810 285.248 355.347 426.389 547.626 2. Nợ BLCP 47.553 94.510 137.732 162.863 225.513 288.375 343.237 a) Nước ngoài 16.556 31.999 47.840 68.446 89.108 116.734 150.586 b) Trong nước 30.997 62.511 89.892 94.417 136.405 171.641 192.651 3. Nợ CQĐP 20.225 22.620 18.397 18.525 16.375 10.884 24.120
4. Nợ công/GDP (%) 41,5 48,8 44,5 52,9 56,8 54,9 55,6
- Nợ CP/GDP (%) 34,6 38,6 34,0 42,0 44,6 43,1 43,2
- Nợ CPBL/GDP (%) 4,9 8,3 9,3 9,8 11,4 11,4 11,6
- Nợ CQĐP/GDP (%) 2,1 2,0 1,2 1,1 0,8 0,4 0,8
Nguồn: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính
Các con số về tỷ lệ nợ cơng trên GDP dù khác nhau thì vẫn chỉ là một chỉ số về quy mô của nợ công chứ không phải là một thước đo tốt về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Nợ công khoảng 100% GDP đủ để Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi nợ cơng lên tới 200% GDP của Nhật Bản vẫn được coi là an toàn. Nếu dùng con số 50% GDP để coi là mức trần ở nước này thì ở nước khác, người ta có thể sử dụng con số 80%. Như vậy, mức độ an tồn hay nguy hiểm của nợ cơng khơng chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ trên GDP, mà quan trọng hơn là vào một số chỉ số khác như xu hướng tỷ lệ này, hiệu quả sử dụng nợ hay rộng hơn là tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.
Theo ước tính của Cơ quan tình báo kinh tế (EIU), thâm hụt ngân sách của Việt Nam tăng từ 2,8% GDP năm 2001 lên tới 9,6% GDP năm 2009. Về nguyên tắc, nợ công của ngày hôm nay phải được trả bằng thặng dư ngân sách của ngày mai. Do đó, Việt Nam đang vi phạm nguyên tắc quản lý nợ công bền vững. Chính vì vậy, tổ chức Fitch đã giảm hạng tín dụng dài hạn của Việt Nam xuống 4 bậc, từ BB- xuống B+ vào tháng 7/2010.
Bảng 2.3. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia (tính đến 31/12/2012)