Nhân tố tư tưởng

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 25 - 26)

2. Sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch 1 Quan niệm về thơ ca

2.2. Nhân tố tư tưởng

Thời trẻ, Lý Bạch đã “thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng của người đời trước đối với ông rất rộng , phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du hiệp cũng đóng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông.

Khi ông định xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “kiêm tế thiên hạ” của Nho gia chiếm ưu thế. Nhưng tư tưởng Nho gia của ông không nguyên vẹn và giáo điều. Ông nguyện “cứu dân đen”, “làm cho dân đen được an cư lạc nghiệp” chứ không vì vinh hoa phú quý, càng không vì vua chúa quý tộc. Cho nên nhiều lúc ông coi khinh, châm biếm cả ông tổ đạo Nho: “Ta vốn là người điên nước Sở, hát ngông cười Khổng Khâu” lẫn lý tưởng : “Sự nghiệp Nghiêu Thuấn sá kể chi, lòng ta phơi phới vẫn coi thường”. Lý Bạch không phỉ bán thánh hiền, ông chỉ muốn vạch ra, lật đổ những lý tưởng mơ hồ, giả dối nghìn đời của chế độ phong kiến… Những lúc ấy, tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ông mượn nó để chống lại tư tưởng Nho gia truyền thống, hay nói đúng hơn là tư tưởng Hán Nho mà bọn phong kiến đùng làm công cụ bảo vệ quyền lợi cho chúng. Theo gót Lão Tử, nhất là Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ trụ và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tạo nên tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thơ ca. Tuy có những lúc tiêu cực, chán nản, nhưng tinh thần lãng mạn tích cực thường bao trùm, lấn át trong thơ ông. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quí, tự tin vào tài năng, hay mang hoài bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch” đối với chế độ phong kiến, khiến thơ ông mang ý vị siêu thoát, thể hiện cái khí thế hùng tráng, cao rộng.

Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng ở Lý Bạch. Nhà thơ tự xưng là Nho sinh, nhưng nhiều khi xem thường, thậm chí châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu, gàn dở của Nho sinh (Trào Lỗ nho). Trái lại, ông hâm mộ cái hào phóng của các hiệp sĩ và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi. Tư tưởng ấy có một ý nghĩa tích cực, và trong một chừng mực nào đó, đại biểu cho ý chí và lợi ích của giai cấp lớp giữa

và lớp dưới chống lại giai cấp thống trị. Nhất là khi nó kết hợp với tinh thần “công

toại thân thoái” của Đạo gia, làm việc nghĩa không cần ân thưởng, báo đáp.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w