Nội dung thơ ca

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 26 - 27)

2. Sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch 1 Quan niệm về thơ ca

2.3. Nội dung thơ ca

Do những nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần thượng phong. Những nội dung trong thơ ông phản ánh rõ điều đó.

Loạn An Sử bùng nổ, triều đình thối nát, chính trị hủ bại,… Lý Bạch phản ánh trực tiếp nếp sống xa hoa, đồi trụy của tầng lớp quan lại quí tộc, vạch trần các đế vương diễu võ dương oai, mê đắm sắc dục, bạc đãi nhân tài. Ông phản đối các cuộc chiến tranh xâm lược, xua nhân dân vào những tai họa vô cùng đau khổ để kết luận rằng “Gươm đao là vật gở, thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến” (Chiến thành nam). Từ đó, thơ ông chan chứa tình yêu quê hương, tình đất nước, đau xót trước cảnh xương rơi máu chảy (Tái hạ khúc, Phù phong hào sĩ ca, Mãnh hổ hành,..), những muốn đem trí tuệ, tài năng ra thi thố để “cần vương trạch dân”. Tuy nhiên thực tế phũ phàng khiến ông nhận ra mình chỉ là một thứ đồ trang sức cho cuộc sống xa hoa của giai cấp cung đình. Ông lại chống gậy lên đường, vĩnh biệt những bài thơ mua vui cho bọn quyền quí như Thanh bình điệu,…

Yêu nước gắn liền với thương dân, ông đau xót cho số phận nhân dân trong vòng chiến loạn, những con người vất vả, khốn khó, làm việc như trâu như ngựa (Đinh

đô hộ ca). Lý Bạch đặc biệt chú ý đến phụ nữ với một tinh thần nhân đạo đáng quí.

Ông phê phán hành động bất nghĩa “có mới nới cũ” của nam giới, nói lên nỗi đau khổ bất hạnh của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc (Thiếp bạc mệnh, Bạch đầu

ngâm,..), hay những người phụ nữ ngày đêm mong chồng do chiến tranh li biệt

(Khuê tình, Đảo y thiên,…) . Đồng thời ông còn phản ánh ước mơ của họ về một tình yêu chung thủy, một hạnh phúc chân chính (Dạ tọa ngâm, Dương bạn nhi,…), ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ (Thái liên khúc, Việt nữ từ,…), và cũng nhiệt tình ca ngợi sự phản kháng của phụ nữ trước bất công, áp bức (Tần nữ lưu hành, Đông Hải hữu dũng phụ,…). Cũng vì thế mà ông mến phục các nhân vật trọng nghĩa khinh tài, các trang du hiệp “đến chết xương vẫn còn thơm, không thẹn

là khách anh hùng trên đời” (Hiệp khách hành) vì họ đã dám chống bạo quyền,

Tuy nhiên, thơ ca phản ánh hiện thực, tố cáo giai cấp thống trị và cảm thông với nhân dân lao động thì Lý Bạch còn thua xa về chất lượng cũng như số lượng so với Đỗ Phủ và Bach Cư Dị. Ông chỉ vượt hai người này về thơ ca lãng mạn có nọi dung tích cực. Đó là sở trường của ông, xưa nay chưa ai địch nổi, đúng như lời khen ngợi của Đỗ Phủ: “Lý Bạch, thơ không ai địch nổi, siêu nhiên ý khác

thường.”. Thơ của ông thẳng cánh bay bổng như muốn thoát ly khỏi mặt đất, khỏi

đời thường, xem thường vinh hoa phú quí như mây nổi, tìm chén rượu tiêu sầu, cầu tiên phỏng đạo và ngao du sơn thủy. Từ đó, ông truyền cho thơ ca một hơi thở mới, một nội dung tân kì ít thấy trong văn học cổ điển.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w