Trăng và bằng hữu

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 77 - 79)

4. Lớp chi tiết nghệ thuật “Trăng”

4.4. Trăng và bằng hữu

Là một người sống phóng túng và bay bổng, Lý Bạch đã đi nhiều nơi, kết giao với nhiều bạn bè. Ông là người coi trọng tình bằng hữu. Trong thơ, ông luôn dành

những tình cảm thương mến nhất cho bạn. Nhiều bài thơ viết về bạn của Lý Bạch cũng tràn đầy ánh trăng. Trong bài “Tống Dương sơn nhân quy Tung sơn” có câu: “Ngã hữu vạn cổ trạch

Tung dương, Ngọc nữ phong Trường lưu nhất phiến nguyệt Quải tại đông khê tùng…….”

(Ngôi nhà muôn thuở của ta Ngọn là Ngọc nữ, núi là Tung sơn Mảnh trăng lưu lại vốn thường

Khe đông cài ở ngọn thông tót vời……)

(Tiễn người đất núi họ Dương về Tung sơn)

Sơn nhân là từ dùng nói chung gọi những người ở ẩn, sơn nhân trong thơ là bạn thân của tác giả. Những người đi ở ẩn trong đó có Lý Bạch không những chí giống nhau, đạo cũng hợp, mà còn cùng ước hẹn với nhau quay về ở ẩn. Cây và cây tùng thường thấy ở đỉnh núi Ngọc nữ, nhà thơ đã nói thêm hai cái lại, chỉ là tưởng tượng vầng trăng treo trên cành cây làm cho ý thơ càng nồng đượm, ngầm chỉ đi ẩn cư ở Tung sơn thực tế là một nơi ở rất đẹp. Nếu không có câu “Trường lưu nhất phiến

nguyệt” có lẽ bài thơ mất đi rất nhiều ý nghĩa. Vầng trăng ở đây như chúng kiến

cuộc chia tay của hai người. Vầng trăng còn sáng mãi như tình cảm của Lý Bạch với bạn mãi không thay đổi, luôn ân tình, thủy chung,… Mở đầu thơ là ý tự hào trào dâng trong tâm hồn của một thi nhân ở ẩn nơi Tung sơn- Lý Bạch.

Ở bài “Văn Vương Xương Linh tả thiên Long Tiêu dao hữu thử ký”, Lý Bạch cũng mượn hình ảnh ánh trăng sáng để nói lên nỗi buồn nhớ bạn của mình:

“Dương hòa lạc tận tử quy đề

Văn đạo Long Tiêu quá ngũ khê Ngã ký sầu tâm dữ minh nguyệt Tùy quân trực đáo Dạ Lang tê”

(Rụng hết hoa dương tiếng cuốc kêu Năm khe nghe bạn vượt Long Tiêu Dạ sầu ta gửi vầng trăng sáng Phía Dạ Lang tây dõi bước theo)

(Từ xa gửi Vương Xương Linh)

Tình cảm đã vượt lên trên những câu chữ để tỏ lòng chân thành đối với bạn. Ông luôn xem trọng và quý kính bạn hữu. Tình bạn trong thơ ông luôn gắn liền với trăng sáng lung linh giữa không gian bao la. Trước không gian bao la ấy, con người trở nên bé nhỏ, lòng lại càng nặng trĩu nỗi sầu khi bạn đi xa. Sự thiếu vắng được gợi lên trong tâm hồn con người ở những trạng thái, cảm xúc khác nhau. Nhưng đọng lại vẫn là tình cảm thiết tha nồng ấm của đôi bạn hữu. Đời người quý nhất là tình bạn, và có nhiều khi tình bạn đã vượt lên tình nghĩa vợ chồng. Đó là vì ở họ có những suy nghĩ về lẽ đời, nghĩa nhân và sự trung thực. Nhìn bạn đã khuất xa

nhưng ánh mắt trìu mến tình cảm của Lý Bạch vẫn luôn theo sát bạn dù ông đang ở cách xa bạn. Có được như thế chính là nhờ những tình cảm yêu thương chân thành trong tình bạn đã tạo nên những cảm nhận, những rung động tinh tế và vô cùng tuyệt đẹp. Nó làm cho lòng người thêm sầu, thêm nhớ mỗi khi xa bạn. Nhưng nó cũng gợi lên trong lòng ta một khoảng lặng nghĩa tình mà ít mấy ai có thể tìm gặp. Trên bước đường lập thân con người rất cần sự sẻ chia ấm áp của tình bạn. Đó có thể là một lời an ủi, một lời hỏi thăm, một bầu rượu kết nghĩa để cho tình bạn thêm gắn kết. Chính nỗi sầu, nỗi buồn của Lý Bạch được gửi gắm qua thơ, mà cụ thể là vầng trăng sáng trên cao đã chứng minh cho mối tình chung thủy của tình bạn hữu: lòng đã gặp lòng, nghĩa đã tương nghĩa.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w