Rượu và bạn

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 64 - 69)

3. Lớp chi tiết nghệ thuật “Rượu”

3.3. Rượu và bạn

Trên bước đường hình thành của một con người ôm một hoài bảo lớn lao nhưng lại không thành, chỉ biết tìm quên đi trong cơn men say của rượu. Những lúc như thế rượu là một người bạn tâm tình đồng hành không thể thiếu của các thanh niên trai tráng. “Rượu vào thì lời ra”, mỗi khi nhấm nháp chén rượu thì lòng người lại thêm nồng thêm ấm áp và sầu cũng theo đó mà say đi. Say rồi lại say, sầu rồi lại sầu. Nhưng dù sao cũng đưa lòng người vào trạng thái khác để có một chút an ủi, để có một chút thân tình. Dẫu sao bên ta vẫn còn có một bầu rượu quí làm bạn. Cùng an ủi, chia sẻ, tâm sự mỗi khi ta buồn hay những lúc ta vui. Có những lúc say để quên nhưng say cũng có thể nhớ. Nhớ những tâm sự, những sự đời đen bạc trong hiện hữu trước mắt. Chớ nghĩ rằng rượu chỉ là thức uống làm cho con người ta đam mê, trụy lạc; mà rượu còn là thức uống quí để ta thêm tình thêm nghĩa với bạn bè, thêm những vòng tay chia sẻ, tâm sự.

Những vần thơ hay nhất, được người đời biết đến nhiều nhất của Lý Bạch là những vần thơ nói lên tâm tình u uất của ông. Ông nói “Ngã bản bất khí thế, thế nhân tự

khí ngã” (Tôi vốn không bỏ đời mà đời bỏ tôi). Những lúc như thế, tâm trạng ông

rất chán chường và tìm đến rượu, với người bạn rượu, mời trăng cùng uống rượu: “Thanh thiên hữu nguyệt lai kỷ thì?

Ngã kim đình bôi nhất vấnchi

Nhân phan minh nguyệt bất khả đắc Nguyệt hành khước dữ nhân tương tùy Hạo như phi kính lâm đan khuyết Lục yên diệt tận thanh huy phát Đãn kiến tiêu tàn hải thưởng lai Ninh tri hiểu hướng vân gian một

…………..

Duy nguyện đương ca đối tửu thì

Nguyệt quang trường chiếu kim tôn lý.” (Bá tửu vấn nguyệt) (Trời xanh, trăng có bao giờ thế?

Dừng chén quỳnh, nay tớ hỏi trăng Vin trăng chuyện khó đã đành

Với trăng, trăng sáng vẫn hằng bám theo Mảnh gương bay rọi vào cửa gác

Mây xanh tan, vằng vặc sáng soi Đêm đêm đội biển lên trời

Sáng ra lại mất hút rồi trong mây ……….

Rượu đây, nào hãy hát cùng

Để cho trăng mãi chiếu trong chén vàng)

(Nâng chén hỏi trăng)

Người bạn không hỏi trăng mà nhà thơ hỏi trăng. Đấy là một điều thú vị của bản thân nhà thơ. Hai câu thơ đầu là theo cú pháp đảo câu. Vào đầu bài thơ là hỏi ngay “Thanh thiên hữu nguyệt lai kỷ thời ?”. Khí thế từ không trung đến, sau đó mới bổ sung người phát vấn, với tâm tình thái độ là ngừng chén rượu; trăng sáng trên trời cao đối với người xưa mà nói vẫn là vấn đề mê tín thần bí. Thời đại Tiên Tần, nhà thơ vĩ đại Khuất Nguyên trong bài thơ “Thiên vấn” có hỏi “Mặt trăng mặt trời có

ổn định không? Các ngôi sao sắp xếp ra sao? Dạ quang có từ đâu?”. Trương

Nhược Hư, nhà thơ đời Đường trong bài “Xuân giang hoa nguyệt dạ” có hỏi: “Bên bờ sông, ai là người thấy trăng

Ánh sáng trên sông đã chiếu vào người từ năm nào?”

Tất cả những thi liệu này, tất nhiên đã có tác dụng dẫn nhập đến Lý Bạch. Trong bài thơ này, Lý Bạch cũng như người xưa, nhằm thăm dò bí mật của vũ trụ, nhưng

chỉ là cầm chén mà hỏi trăng. Ở đây, khác với Khuất Nguyên và Trương Nhược Hư, vì say men rượu mà tình cảm cũng mê muội, càng có phong thái phiêu dạt và tình điệu lãng mạn. Hai câu thơ tiếp là viết về quan hệ giữa trăng và người trăng sáng trên trời cao, làm cho người yêu mến nhà thơ muốn ôm trăng vào lòng. Mỗi lần nhà thơ cao hứng là “Dục thương thanh thiên lãm minh nguyệt”. Nhưng lâu không đến trăng chỉ lưu lại cho nhà thơ cảm khái “không thể được” đây là biểu hiện trăng sáng vô tình tức thiên nhiên vô tình, mà lại có tình vì mỗi lần xa trăng, ra đi chỗ nào cũng có trăng theo cùng người, thế này thì biểu hiện trăng lại hữu tình. Thế là vô tình mà cũng hữu tình, thi nhân đã viết trăng có quan hệ thân mật mà lại thần bí. Tác giả miêu tả màu sắc của trăng, ánh sáng trăng bay vút lên không chiếu vào cửa cung khói mây sau khi tan đã trở thành màu trong sáng. Ví trăng sáng như “gương bay” đây là cảm giác Lý Bạch thời còn nhi đồng. Thuở còn bé, nhà thơ thấy từ biển xuất hiện từ từ lên cao, thế nhưng đến sáng đi đâu mất. Trí óc non nớt của nhi đồng, con thỏ trắng trong trăng từ mùa thu năm trước sang mùa thu năm sau, rồi tiếp đến là mùa hạ, là một năm để rồi chờ ăn cho được thuốc tiên, thế là thế nào? Cuối cùng, thơ biết làm cho người đời nhớ đến ý của đầu đề “cầm chén

rượu ngắm trăng”. Câu thơ “Duy nguyện đương ca thôi tửu thời” đã dùng câu thơ

nổi tiếng của Tào Tháo trong bài “Đoản ca hành”: “Đối mặt với chén rượu

Đời người được mấy nỗi”

Ý thơ của bài thơ là ngừng uống rượu, ngắm trăng kết thúc ở chỗ là trăng chiếu vào chén rượu. Phóng khoáng giữa không gian và thời gian, qua lại đối nhau giữa người và rượu. Trong đêm có ánh trăng vàng làm bạn, có rượu bầu bạn càng làm cho hồn người thêm thấy thoải mái hơn. Đó là nụ hôn của tình bạn của nghĩa bằng hữu của tâm trạng. Tác giả cảm thấy không còn cô đơn nữa mà đã có rượu bầu bạn tâm tình, có trăng để ngắm. Cảnh thật nên thơ và lòng người cũng đầy thi vị. Đời đen tối thì mặc đời. Chủ yếu là người cảm thấy tự do tự tại, thanh thoát khi không còn nhớ đến sựu thật nhơ nhuốc của cuộc đời nữa. Phải chăng rượu là vật vô tri nhưng lại hữu ích hơn xã hội đen bạc, vùi dập lý tưởng lòng người?

Hay ta còn bắt gặp một cảnh con thuyền lướt nhẹ trên hồ, với niềm hoan lạc phóng túng, biểu hiện cơn say phóng đãng, chẳng kể gì hình hài, nhưng vẫn làm cho người đọc nghĩ ngợi, suy tư:

“Động Đình hồ tây thu nguyệt huy

Túy khách mãn thuyền ca “Bạch trữ” Bất tri sương lộ nhập thu y”

(Bồi tộc thúc hình bộ thị lang Hoa cập trung thư giả xá nhân chí du Động Đình)

(Tây Động Đình hồ, thu sáng trăng

Chim hồng bay sớm chốn Tiêu Tương Khách say, Bạch Trữ, thuyền ca hát Đâu biết, áo người đã thấm sương)

(Tiếp hình bộ thị lang họ Hoa và trung thư xá nhân giả chí đi chơi Động Đình)

Câu đầu “Động Đình hồ tây thu nguyệt huy” nói rõ trăng thu dần chuyển về phía Tây hồ, ám chỉ trời đã khuya, trăng thu đã ngả về Tây. Mùa thu đã lâu, tương truyền chim hồng nhạn mỗi năm vào mùa thu đều bay về phía nam sông Tiêu Tương- Hàm Dương. “Tảo hồng phi” chỉ buổi sáng sớm chim hồng bay lên trên sông, ám chỉ trời đã sáng. Trăng tà, ánh sáng nhạt dần. , tiếng chim kêu buồn bã. Động Đình vô bờ khiến lòng người cảm thấy lạnh lẽo, thê lương, cô đơn giữa đất trời bao la. Hai câu cuối miêu tả chiếc thuyền nhẹ chở ông khách say bất giác thấy sương thu thấm vào áo, nhưng vẫn còn mê đắm trong “mãn thuyền ca Bạch Trữ” biểu hiện cái tình bao la của những kẻ say sưa ca hát trên hồ. Khúc ca Bạch Trữ là khúc dân ca đất Ngô thời Lục triều. Tiêu Sĩ Bân đã từng viết : “ca Bạch Trữ, ca

múa Bạch Trữ đều là những điệu múa bài ca của người Ngô”. Điệu múa lời ca

Bạch Trữ đều là sáng tác trong dân dã, về sau đưa vào dùng trong các gia đình sang trọng quyền quí, âm điệu nhập vào Thanh Thương điệu trong bài dân ca Bạch Trữ cũng có câu thuộc Thanh Thương. Đêm thu say rượu ca hát trong chiếc thuyền nhẹ trôi trên hồ đã phản ánh du khách lo buồn đau cho trần thế mà tìm hoan lạc. Mục đích của hành lạc để cho mình quên đi những đau khổ, thế lại càng say sưa đến mức độ “Bất tri sương lộ nhập thu y”. Trong “Đường thi giải” có bình về bài thơ này “Trăng thu chưa lặn mà chim nhạn đã bay, khách trong thuyền nhẹ không biết

sương thu thấm ướt áo vì hành lạc mà quên hết hay sao?”. Ý nhà thơ là rất cao độ

khiến người ta phải suy nghĩ.

Qủa thật, rượu cũng có tác dụng tốt cho đời. Đối với những lúc khách đến thì chung trà chén rượu không thể thiếu trong phép lịch sự, tôn trọng; đối với sức khỏe con người những lúc nhấm nháp vừa đủ lượng; đối với tinh thần của con người mà cụ thể là thi nhân thì càng khá rõ, đem đến sự mê trong hoan lạc để rồi quên đi sự đời trần tục, ô nhục. Có những lúc đến nhà bạn chơi thì rượu luôn được bày thành

tiệc để tiếp đón thi nhân; trong cuộc vui ấy, tưởng như con người xa vào trụy lạc, đam mê; nhưng không, đó là tình cảm ưu tư của đôi bạn của thi nhân của con người yêu thương cuộc đời:

“… Mỹ tửu liêu cộng huy

Trường ca ngâm tùng phong Khúc tận hà tinh hi

Ngã túy quân phục lạc Đào nhiên cộng vong kỵ”

(Hà Chung Nam sơn, quá hộc tư sơn nhân tức, trí tửu) (Rượu quí tay cùng nâng

Gió thông hòa cùng dứt Sao lặn thì ca xong Ta say, bác cũng thích Việc đời chẳng bận lòng)

(Xuống núi Chung Nam, qua nhà hộc tư sơn nhân ngủ lại, bày tiệc)

Đã vào nhà rồi bắt đầu uống rượu: “Mỹ tửu liêu cộng huy

Trường ca ngâm tùng phong”

Câu cuối hoàn toàn trữ tình, lời nói hai người tỏ ra rất vui vẻ, quên tất cả những điều lo âu. Trong cái khoáng đạt đã làm cho tâm tình ổn định. Thơ của Lý Bạch có những bài thơ ưu tư, đau buồn; nhưng cũng có bài vui vẻ đầy hứng thú. Trong vui vẻ có cái dương tự đắc nhưng không hề dung tục, còn bài thơ này cách điệu rất cao, những bài thơ khác khó mà đạt được. Miêu tả cảnh vật trong thơ độc đáo đó là biểu hiện điều đạt được trong ý thơ. Đặc điểm của nó là tả cảnh trong hành động do đó cảnh không phải là cảnh đơn điệu mà là cảnh sống; là nội cảnh chứ không phải là ngoại cảnh. Cảnh và hành động kết hợp với nhau, cảnh sinh ra tình, cũng làm cho cảnh mang được dấu ấn của nhà thơ. Nhà nhận xét phê bình Vương Phù Chi có nói “Sáng tác bài thơ này, Lý Bạch trong cái riêng bao la có cái chất anh

tài”. Ý kiến nhận xét này hết sức sâu sắc. Thanh khí, mỹ khí, tiên khí hòa vào

Có thể nói rượu là một người bạn đường vô cùng quí của thi nhân bởi nó đã đem đến cho con người lòng khoan khoái hơn, nhẹ nhàng hơn những khi có chuyện u sầu, lo âu. Với Lý Bạch, tìm đến bạn “rượu” không phải là tìm đến sự hoan lạc vô ích mà là tìm để quên đi sầu muộn, để xuất khẩu thành thơ, để được nghe những lời thanh thoát từ tiên giới, chứ không phải là lời thô tục của bọn quyền quí bất nhân, của xã hội mục nát. Đấy là điều mà Lý Bạch muốn gửi gắm vào thơ. Thơ đã đem đến cho ông những hoài bảo, lý tưởng lớn tồn tại với thời gian bằng những vần thơ bay bổng. Rượu đã đưa đến một “trích tiên” đầy khí phách, đầy chất nghệ sĩ với một hồn thơ rộng mở.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w