Chí dẹp tan bất bằng

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 45 - 50)

2. Lớp chi tiết nghệ thuật “Kiếm”

2.5. chí dẹp tan bất bằng

Lý Bạch là con người cuồng phóng, không chịu sự trói buộc nào. Vào đời, ông theo một con đường hết sức đặc biệt. Các nhà thơ Đường phần lớn đều qua vòng thi cử rồi ra làm quan, nhưng Lý Bạch, mặc dầu học rất giỏi, mười lăm tuổi đã đọc hết sách Bách gia chư tử và các loại kỳ thư, nhưng nhất định không chịu vào kinh ứng thí, mà ở nhà học kiếm rồi lên núi cầu tiên phỏng đạo.

Học kiếm là vì Lý Bạch mơ ước trở thành một hiệp khách. Mười lăm tuổi, ông đã thích múa kiếm và múa giỏi, thường tự phụ có thể “địch nổi vạn người”. Kiếm là vật tùy thân của Lý Bạch và là tượng trưng cho hùng tâm tráng chí của ông. Múa kiếm đối với ông là một cách ký thác những nỗi bi phẫn trong lòng, bởi thế những lúc rượu ngà ngà say, có cảm hứng là ông vung kiếm lên tỏ chí khí của mình. Ông đã từng cầm kiếm giết người, nguyên nhân cũng chỉ là giữa đường gặp chuyện bất bình không tha. Tư cách kẻ hiệp khách là trọng nghĩa khinh tài, đối với bạn bè thì không vì sự nguy hiểm mà từ chối không tương trợ, ra đời gặp những việc ngang trái là can thiệp. Lý Bạch có đủ tư cách đó. Trong thơ ông, ta thấy ông thường ca tụng những hiệp khách như Trương Lương, Kinh Kha, Cao Tiệm Ly…. Tư tưởng du hiệp chiếm địa vị quan trọng ở Lý Bạch. Tuy thỉnh thoảng ông cũng tự xưng là nho sinh, nhưng trên thực tế, ông rất coi thường cuộc sống câu nệ, thủ thường của nho sinh. Trong bài “Trào lỗ nho”, ông châm biếm không chút nể nang bọn nho sinh hủ lậu, bất tài. Ông hết sức ngưỡng mộ thái độ sống khảng khái, bi tráng, hào phóng của các hiệp sĩ và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi. Cho nên ông nói: “Nho sĩ đâu bằng người hiệp sĩ

Bạc đầu đọc sách có hay gì”

Những hiệp sĩ mà Tư Mã Thiên ca ngợi trong “Du hiệp liệt truyện” như Chu Gia, Quách Giải, Kịch Mạnh,… mà Lý Bạch thường tự ví với mình, đều là những người

xuất thân từ nghèo hèn, nhưng đã dùng tiền bạc và võ lực để giải quyết khó khăn và cứu vớt tính mạng cho người khác, do đó rất được quần chúng nhân dân lớp giữa và lớp dưới yêu thích. Có thể thấy ý nghĩa tích cực của du hiệp là ở một mức độ nào đó, họ tiêu biểu cho ý chí và lợi ích của nhân dân lớp giữa và lớp dưới, và chống lại giai cấp thống trị phong kiến. Thời trẻ, Lý Bạch đã là một con người “tính tình phóng khoáng, coi khinh tiền bạc, thích giúp đỡ người khác, múa kiếm

làm một trang hiệp sĩ”. Hành động và cách sống suốt đời ông luôn có phong độ của

người hiệp sĩ. Những lời ông ca ngợi hành vi nghĩa hiệp và chủ nghĩa anh hùng của hiệp sĩ cũng thấm sâu vào tinh thần và tính cách của ông. Như bài “Hiệp khách

hành”:

“Triệu khách mạn hồ anh

Ngô câu sương tuyết minh Ngân yên chiếu bạch mã Táp đạp như lưu tinh Thập bộ sát nhất nhân Thiên lý bất lưu hành Sự liễu phất y khứ

Thâm tàng thân dữ danh Nhàn quá Tín Lăng ẩm Thoát kiếm tất tiền hoành Tương chá đạm Chu Hợi …………

Thùy năng thư các hạ Bạch thủ Thái Huyền kinh”

(Khách Triệu mũ giải thô Loáng sương tuyết gươm Ngô Ngân bạc ngời ngựa trắng

Như sao bay vù vù

Một mạng người, mươi bước Nghìn dặm, chẳng đi đâu Việc xong, lui rủ áo Giấu thân ai biết nào Rảnh tìm Tín Lăng uống Gươm đặt trên gối cao Chả nướng đãi Chu Hợi ……….

Chẳng như ai viết sách Thái Huyền tóc bạc phơ).

Sùng bái hiệp khách là hiện tượng đặc biệt trong văn học Trung Quốc. Tác phẩm văn học Sử Ký của Tư Mã Thiên có “Du hiệp liệt truyện” và thơ thời Thịnh Đường có “Hiệp khách hành” của Lý Bạch ca ngợi các vị hiệp khách đã trở thành một truyền thống văn học. Lý Bạch là một người con kiêu ngạo của thời đại Thịnh Đường, khí chất hiệp khách là tính cách quan trọng của cả cuộc đời ông. Ngụy Hiển, một nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc đã nói trong sách “Lý Hàn Lâm

tập”: “ngay từ lúc bé đã muốn làm hiệp khách tay cầm dao”, bản thân Lý Bạch

cũng đã nói:

“Phát đạt là chuyện chưa biết được Nhưng chơi bời phải tỏ ra là hào hùng Thân mình cầm và dựa vào

Giết người trong đám hồng trần”.

Do đó hiệp khách và sùng bái hiệp khách là một mặt quan trọng của nội dung thơ ca Lý Bạch. “Hiệp khách hành” đã lễ độ ca ngợi tinh thần hiệp nghĩa: “kẻ sĩ chết vì

người biết mình”, “chết vì tri kỉ”. Nhà thơ đã tạo nên hình tượng hiệp khách Châu

Hợi và Hầu Doanh, gửi gắm khát vọng cần người tri kỉ, biết được trách nhiệm của nhà thơ muốn xây dựng, lập nên sự nghiệp, và tình cảm hào phóng, khảng khái, tôn sùng hiệp khách. Bài thơ là mọt kiệt tác cảu tinh thần ca tụng hiệp khách. Mở đầu bài thơ có bốn câu:

“Triệu khách mạn hồ anh

Ngô câu sương tuyết minh Ngân yên chiếu bạch mã Táp đạp như lưu tinh”

Đã vẽ nên hình tượng và trang bị của hiệp khách. Yên, Triệu thời đại chiến Quốc rất nhiều kẻ sĩ bi ca khảng khái. Cho nên “Triệu khách” ở đây là hiệp khách, “mạn

hồ anh” là chỉ trang phục bình dị, giải áo của “Triệu khách” chẳng có thêm hoa vẽ

vời; ở đây, đã mượn hiệp khách để nói tóc râu nhiều không cần tô sức cho mặt mày của hào tướng. “Ngô câu” chỉ đao sắc được rèn ở nước Ngô. Bốn câu thơ đã miêu tả tư thế anh hùng, uy vũ của hiệp khách.Tay cầm gươm Ngô, sắc như nước, sáng như tuyết, chân đạp yên ngồi trên con bạch mã, ánh sáng tỏa khắp người vung roi ngựa trông xa lấp lánh như sao bay. Qua tướng mạo đầy uy thế của hiệp khách, nhưng thật ra rất tốt, rất lương thiện, hiệp khách luôn toát ra cái khí khái hào

phóng, bốc lên khí thượng võ. Lòng của nhà thơ thiên về lễ độ sùng bái hiệp khách, đó là khí phách hơn người của người hiệp sĩ võ nghệ siêu quần.

Câu tiếp viết về tinh thần của người hiệp khách: “Thập bộ sát nhất nhân

Thiên lý bất lưu hành”

Trong sách điển cố “Trang Tử- thuyết kiếm” có viết: “Kiếm của bề tôi, bước mười

bước chém một người, cho nên không đi xa ngàn dặm”, đây là những câu ca tụng

hiệp khách dũng mãnh, vô địch, khí phách chưa từng có: ‘Sự liễu phất y khứ

Thâm tàng thân dữ danh”

Đây là tài năng mà hiệp khách phải gìn giữ, là tiết tháo của cái đức cần có và không mất được. “Phất y khứ” chỉ phong độ thư thái nhẹ nhàng ra di, thoái lui. Sau khi giúp đỡ người khác thoát nạn, chẳng cần người ta trả ơn, việc đã thành công không cần khen ngợi. Đây là tin tưởng vào nhân cách của hiệp khách. Sau khi nói rất nhiều về tinh thần của hiệp khách, rồi chuyển vào sự nhớ mong hiệp khách của nhà thơ trong lịch sử:

“Nhàn quá Tín Lăng ẩm

Trong Sử Ký Tư Mã Thiên có “Ngụy công tử liệt truyện” có viết về hai hiệp khách Chu Hợi và Hầu Doanh. Lúc đầu, Hầu Doanh ẩn cư ở Thị tỉnh, là người canh cửa Di Môn. Chu Hợi cũng là kẻ sĩ làm đồ tể mài dao ẩn thân. Do chịu ơn tri ngộ của Tín Lăng Quân, cuối cùng lên xe theo lời mời về phụng sự Tín Lăng Quân, và đã làm đúng câu “kẻ sĩ chết cho tri kỉ”:

‘Tương chá đạm Chu Hợi Trì trường khuyến Hầu Doanh”

Đây là viết lại cái không khí náo nhiệt giữa chén rượu gửi gắm tình cảm uống rượu cho Tín Lăng Quân, một con người trọng hiền tài:

“Tam bôi thổ nhiên nặc

Ngũ Nhạc đảo vi khinh Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu Ý chí tố nghê sinh”

Miêu tả hiệp khách uống rượu, chẳng còn nghe rõ nữa có ơn thì phải trả, dù đến nghìn vàng. “Tam bôi” đối với “Ngũ Nhạc”, cái hay của văn chương viết về cuồng phóng với mê ly:

“Cứu Triệu huy kim chùy

Hàm Đan tiên chấn kinh”

Viết về công trạng của Hầu Doanh và Chu Hợi: Tín Lăng Quân nghe theo mưu kế của Hầu Doanh, với sự giúp đỡ của Vương Phi Như Cơ, lấy trộm được binh phù của vua Ngụy, đem đi ra lệnh cho Tấn Bỉ tiến quân. Tấn Bỉ nghi ngờ không tuân lệnh chần chừ chưa tiến quân. Chu Hợi liền rút cây chùy sắt nặng bốn mươi cân giết chết Tấn Bỉ. Tín Lăng Quân nắm lấy binh quyền, đem quân đánh đuổi quân Tần, cuối cùng cứu nguy, giải vây cho thành Hàm Đan và Bình Nguyên Quân: “Thiên thu nhị tráng sĩ

Bất tàm thế thượng anh”

Đã thốt lên tiếng ca trân trọng tinh thần hiệp nghĩa không bao giờ tắt, là sự đánh giá cao độ tinh thần và sự nghiệp của hiệp khách:

“Thùy năng thư các hạ Bạch thủ Thái Huyền kinh”

Là câu hỏi, biểu đạt sự khinh miệt bọn nho sinh chỉ lấy giữ thủ pháp thờ đạo Nho mù quáng. Dương Hùng đời Hán suốt đời bất đắc chí quay về gác công danh, sự nghiệp không thành. Nhà thơ cũng có khát vọng như Hầu Doanh, Chu Hợi lập công cho đời, giương cao lý tưởng, làm nên sự nghiệp chấn kinh thiên hạ. Kết thúc bài thơ, tác giả tỏ ý khinh bọn nho sinh; đề cao tinh thần hiệp khách.

Có thể nói tinh thần du hiệp kết hợp với tư tưởng giận đời, ghét tục, trở về với thiên nhiên Đạo gia là cơ sở tư tưởng của ông suốt đời bất mãn với xã hội hiện thực đen tối, lấy tinh thần phẩn nghịch đả kích trật tự và lễ giáo xã hội phong kiến, lấy thái độ ngạo mạn mà khinh thường bọn quyền quí trong tập đoàn thống trị phong kiến, tìm kiếm không mệt mỏi tự do cá nhân và sự giải phóng cá tính. Do cơ sở tư tưởng đó mà lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ trong thơ ông thường phù hợp với yêu cầu của tầng lớp trí thức tiến bộ đương thời và một mức độ nào đó cũng phù hợp với yêu cầu của nhân dân nói chung, làm cho vần thơ ông chan chứa một tinh thần lãng mạn tích cực và sáng ngời theo thời gian. Lý Bạch gửi gắm nỗi u uất qua hình ảnh thanh kiếm, mượn kiếm đẻ bộc lộ ý chí bất mãn, phản kháng; và tâm hồn hiệp khách đầy chí khí dẹp tan mọi bất bình trong cuộc đời. Đó là lý tưởng gắn liền với cuộc đời của ông lúc hành du.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w