Rượu và thơ

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 58 - 64)

3. Lớp chi tiết nghệ thuật “Rượu”

3.2. Rượu và thơ

Rượu cũng là một trong những đề tài mà Lý Bạch cũng như những nghệ sĩ mượn nó để giãi bày tâm sự, tình cảm của mình. Nếu ở “Độc tọa kính đình sơn”, ta thấy một tâm hồn kỳ vĩ, yêu thiên nhiên, phóng khoáng; với “Tĩnh dạ tư” là nỗi niềm nhớ quê hương, có trăng là bạn, có núi là bạn, thì ta cũng bắt gặp cái ngạo nghễ, tư tưởng cao ngạo của Lý Bạch cùng với rượu giãi bày tâm sự của mình.

Có thể nói thi và tửu như đôi chim liền cánh, như cây liền cành. Rượu không thơ thì rượu vô vị, nhạt nhẽo; thơ không rượu thì thơ vô tình, tẻ ngắt. Thi nhân gặp những điều phiền muộn đã muốn lẫn trốn vào rượu, từ đó men rượu đã tác động cho hồn thơ nảy sinh, bộc phát, cuồn cuộn tuôn trào và khơi nguồn cho người thơ giãi bày tâm sự u buồn, thầm kín, chất chứa trong lòng người đã lâu. Lý Bạch đã đắc ý khi thét lên câu thơ phóng khoáng, hào sảng:

“Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

Duy hữu ẩm giả lưu kì danh” (Tương tiến tửu) (Xưa nay thánh hiền đều êm ắng

Chỉ có kẻ uống rượu là lưu lại danh mãi) (Nào kèo rượu)

Cái rượu cái say của Lý Bạch không phải là cái say chè chén, bê tha phàm phu tục tử, mà qua đó, người ta thấy thật sự cái say sâu xa đó là cái say men đạo đức: “Tam bôi thông đại đạo

Nhất đấu hợp tự nhiên”

(Ba chén thông đạo lớn

Một đấu hòa hợp với tự nhiên)

Lý Bạch có nhiều bài thơ về rượu, mỗi bài thơ đều ẩn chứa tâm tư riêng của nhà thơ. Trong bài “Nguyệt hạ độc chước”, ngay vào câu thơ đã thấy đặt ra những câu hỏi, rồi lại trả lời- một lý giải, đáp án cho câu hỏi đặt ra:

Độc chước vô tương thân Cử bôi yêu minh nguyệt Đối ảnh thành tam nhân Nguyệt ký bất giải ẩm Ảnh đồ tùy ngã thân

Tạm bạn nguyệt tương ảnh Hành lạc tu cập xuân Ngã ca nguyệt bồi hồi Ngã vũ nguyệt linh loạn Tỉnh thời đồng giao hoan Túy hậu các phân tán Vĩnh kết vô tình du

Tương kỳ mạc Vân Hán.”

(Trung Hoa rượu đã sẵn bình

Người thân chẳng có một mình uống thôi Gọi trăng nâng chén ta mời

Một trăng một bóng với người là ba Trăng kia đâu uống được mà

Bóng kia lẵng nhẵng theo ta chẳng rời Bạn cùng nhé, bóng trăng ơi

Chơi xuân cho kịp kẻo hoài mất xuân Ta ca, trăng cũng bần thần

Ta múa, bóng quẩn bên chân rối bời Tỉnh ra cùng bóng trăng vui

Khi say mỗi đứa mỗi nơi chán phè Vô tình kết bạn làm chi

Chỉ lên Vân Hán, phía kia hẹn hò.)

(Uống rượu dưới trăng)

Lý Bạch là một nhà thơ ôm ấp hoài bảo to lớn, cao xa. Nhưng do chính trị không vừa ý, lý tưởng đó bị xâm phạm, triệt hạ; trong lòng nhà thơ đã tích tụ nhiều đau khổ và buồn lo giận dữ. Lý Bạch thường mượn chén rượu để giải sầu, cần được nơi gửi gắm tinh thần. Đây là bài thơ biểu hiện tình cảm cô độc thâm trầm của ông. Mở đầu bài thơ, tác giả đi ngay vào chủ đề:

“Hoa gian nhất hồ tửu

Độc chước vô tương thân”

Đêm xuân, ánh trăng sáng, cảnh đẹp hiền hòa đã thu hút nhà thơ. Ông cầm một bình rượu ngon đến giữa khóm hoa chuẩn bị uống; rõ ràng, nhà thơ chỉ uống rượu một mình đơn điệu. Ba chữ “nhất hồ tửu” đã nói lên cảm tưởng lạnh lẽo, cô đơn “độc chước” rất khẳng định; “vô tương thân”, hay nói lại tâm tình cô đơn trống trải. Câu thứ hai nén lại thì câu ba và bốn là “dương”. Lý Bạch là một nhà thơ phóng khoáng, đột nhiên ông muốn trời mở ra:

“Cử bôi yêu minh nguyệt

Đối ảnh thành tam nhân”

Nhà thơ do muốn thoát khỏi cô độc nên đã mời trăng sáng và khoảng không. Bóng hình trên đất là bạn của mình, nâng chén cùng uống, cùng hoạn nạn, nhưng:

“Nguyệt ký bất giải ẩm

Ảnh đồ tùy ngã thân”

Trăng sáng, ảnh bóng là người bạn như ảo, trăng sáng không thông cảm với tình người, ảnh cũng không uống rượu, nhà thơ cũng không nén được di cảm sâu sắc mà ông cảm thấy. Chữ “ký”, chữ “đồ” là sắc thái tình cảm nồng hậu. Nhà thơ Đào Uyên Minh trong “Tạp thi” có viết: “Muốn nói mà không được nâng chén lên cùng

uống nhưng vẫn là hình ảnh cô đơn”. Lý Gia Thụy trong “Đình Vân các thi thoại”

có viết: “Nhà thơ Lý Bạch nâng chén đón trăng sáng, đối ảnh thành ba người”. Tôn Chu trong “Đường thi tam bách thủ” có bình luận: “Uống rượu một mình dưới

thấy cô độc”. Vào thời điểm này, Lý Bạch cảm thấy bất lực, chẳng làm gì được, vô

phương lẽ nào có thể để xuân đi qua? Đương nhiên là không thể được. Cuối cùng, nhà thơ nói:

“Tạm bạn nguyệt tương ảnh

Hành lạc tu cập xuân”

(Tạm làm bạn với trăng và bóng

Hưởng niềm vui cần phải kịp ngày xuân)

Trước hiện thực khắc nghiệt, qua hành lạc để hòa hoãn hoặc tạm thời. Tuy nhiên điều này đã bộc lộ mặt tiêu cực trong tính cách tư tưởng của thi nhân nhưng chúng ta cũng không nên trách cứ. Loại hành lạc này khác với bản chất kiểu sống “gấp” tiếp theo bốn câu:

“Ngã ca nguyệt bồi hồi

Ngã vũ ảnh linh loạn Tỉnh thời đồng giao hoan Túy hậu các phân tán”

Bài thơ đã vẽ nên bức tranh hình tượng sinh động. Thơ không những ca mà còn múa, lúc tỉnh lúc say đều không rời được trăng và hình ảnh. “Ba người” trong thơ có tình sâu thân quen nhau. Hai câu cuối cùng đã đưa trí tưởng tượng lên cao xa, cả bài thơ đi vào cảnh giói mới. Nhà thơ đã chân thành hẹn hò với trăng và hình ảnh; mượn cảnh tiên, thiên nhiên xinh đẹp để thổ lộ hờn giận. Bài thơ đã biểu hiện tình cảm thân thiết của tác giả đối với hiện tượng qua nỗi đau khổ cô độc của bản thân để phê phán và phủ định hiện thực, nói lên sự theo đuổi và ngưỡng vọng. Nội tâm toàn bài thơ là cô độc. Bài thơ đầy hơi thở lãng mạn, nhà thơ suốt đời thích trăng và rượu. Rượu và trăng che đậy cái cô đơn, để rồi lý giải như một điều tất yếu: “Thiên địa ký ái tửu

Ái tửu bất quy thiên”

(Trời đất đều thích rượu

Ta thấy với hơi men nồng chuếnh choáng, với bản lĩnh ngông ấy, dưới trời cao thăm thẳm với vầng trăng làm bạn thì Lý Bạch đã chẳng bao giờ chuốc lấy nỗi buồn lo quá đỗi, xem thường đời, xem nhẹ công danh phú quí, chỉ muốn say vào cái thú tiêu dao tự tại, cùng rượu làm bạn với tự nhiên trong cuộc vui vầy trăng sao, hoa cỏ. Cùng cuộc vui, Lý Bạch như thả hồn mình trong men say chuếnh choáng, cho quên đi sự đời:

“Tỉnh thời đồng giao hoan

Túy hậu các phan tán”

(Lúc tỉnh thì cùng vui vầy

Khi say sưa mỗi thứ xa rời một nơi)

Những lúc ngã lòng, chán đời là những lúc người làm thơ tìm đến rượu như một liều thuốc giải khuây để phá tan những u uất trong lòng, những phiền muộn trên cõi dời ô trọc, trụy lạc, giãi bày suy nghĩ:

“Vạn sự cố nan thẩm

Túy hậu thất thiên địa Ngột nhiên tựu cô chẩm Bất tri hữu ngô thân Thử lạc tối vi thậm”

(Vạn sự vốn khó xem xét

Say rồi thì chẳng coi trời đất ra gì Ngật ngưỡng đến với cái gối chiếc Không cần biết có thân ta nữa Niềm vui ấy mới thật là tột cùng)

Lý Bạch chỉ mong: “Đãn đắc túy trung thú

(Chỉ mong được cái thú say khước mà thôi Chứ đừng làm kẻ tỉnh để mà được truyền tụng)

Say- xa rời thực tế, muốn chìm đắm trong men rượu, thà làm kẻ say chứ không làm người tỉnh, điều đó thể hiện cái “ngây” của nhà thơ, một cái khác biệt với các nhà thơ khác. Đối với Lý Bạch, rượu và thơ là đôi bạn tình lý tưởng; rượu cũng đã khơi nguồn thơ vô tận và thơ đã chìm đắm trong men rượu, rượu thơ là nguồn mạch, là chất xúc tác tương hỗ lẫn nhau. Lý Bạch cũng có chịu ảnh hưởng nhất định của tư tưởng Đạo gia. Sự đả kích, phản kháng giai cấp thống trị; ông cũng không khỏi bộc lộ tinh thần cô độc, tiêu trầm, tư tưởng “nhân sinh mộng”, “nhân thế vô thường”, rồi định uống cho say, cầu tiên phỏng đạo, ngao du sơn thủy, làm nhẹ bớt đau khổ, buồn bực của mình. Đó là cực lạc hậu nhưng không phải là mặt chủ đạo. Trong “Lời tựa bài bia mộ mới của ông Lý Hàn lâm học sĩ, Tả thập di đời Đường”, Phạm Truyền nói ông “uống rượu không phải là lấy cái say sưa lạc thú, không phải lấy

cái mê muội làm giàu sang; làm thơ không phải ở chỗ văn chương, âm luật để ngâm nga cho vui thích, theo thần tiên không phải hâm mộ cái phù phiếm của nó, cầu xin những cái không thể cầu xin được”. Chính Lý Bạch trong “Lời tựa bài thơ cuối xuân ở Giang Lăng tiễn đưa Trương Tổ giám thừa đi Đông Đô” cũng nói: “tôi ngồi trong phòng sách buồn bực cũng đã lâu rồi. Mỗi lần muốn trèo lên ngọn Bồng Lai nhìn xa ra bốn bể, tay sờ mặt trời, đầu đội vòm mây xanh, rũ sạch những nỗi u uất hờn giận, nhưng không thể được”. Những lời nói đó chứng tỏ việc ông

uống rượu tìm tiêu ngao du sơn thủy không phải là mong được siêu thoát, chẳng qua là mượn cớ để rũ sạch nỗi u uất mà thôi. Nỗi u uất, buồn phiền vì giai cấp thống trị. Nhiều bài thơ liên quan đến việc uống rượu tìm tiêu, vẫn sáng ngời tư tưởng, mang lại sự cổ vũ mạnh mẽ, khinh thường phú quí “ngọc tiền chuông trống

mặc ai”, và tinh thần tích cực “sinh ta trời ắt có dùng ta”… Khi bàn về rượu và

thơ, thi sĩ Tản Đà đã có bốn câu như sau: “Trời đất sinh ra rượu với thơ

Không thơ không rượu cũng như thừa Công danh hai chữ mùi men nhạt Sự nghiệp trăm năm nét mịt mờ” (Ngày xuân thơ rượu)

Như vậy có thể nói, thi và tửu đã góp phần cho ta thấy rõ tư tưởng của Lý Bạch, đưa tới cái riêng của ông. Trong những lúc say, ông đã cho ra đời những vần thơ tuyệt diệu. Bằng cảm hứng lãng mạn chân thực, tài năng của một thi sĩ đầy hoài bảo, lý tưởng lớn lao. Đó là thi sĩ của thời đại. Chất men nồng của rượu thấm vào da thịt theo dòng máu lưu thông đi vào trí não, đã sinh ra luồng tư tưởng quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ bay bổng, phóng khoáng.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w