Trăng ước mơ

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 70 - 76)

4. Lớp chi tiết nghệ thuật “Trăng”

4.1. Trăng ước mơ

Lý Bạch mô tả trăng vô cùng đẹp đẽ, một phần vì bản thân nó đẹp; một phần do chính tư tưởng lạc quan, tâm hồn lãng mạn của thi nhân. Lý Bạch luôn nhìn trăng bằng con mắt bay bổng xa xăm. Ánh trăng trong trắng lung linh tượng trưng cho

những gì cao đẹp vĩnh hằng mà nhà thơ luôn muốn vươn tới. Đó là một nơi đẹp đẽ và cao thượng mà một “thi tiên” luôn gửi gắm cả hoài bảo để được sáng tỏ cùng vầng trăng trên cao, để được dịu dàng lòng người, để con người sẽ không còn cảm thấy lạc lõng giữa cõi đời. Trăng đẹp và ước mơ của thi nhân cũng đẹp. Tất cả hòa quyện lại tạo nên một nét đẹp lung linh của ước mơ, thể hiện cả một tấm lòng sáng trong cuả hồn người, của hồn thơ. Lý Bạch đã có những cách cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp, về hình ảnh nàng trăng duyên dáng, tạo cho thơ Lý Bạch có một nét đặc sắc khó tả, nét điêu luyện khó bì, nét độc đáo khó bắt chước.

Trong bài “Cổ lãng nguyệt hành” (Bài hành về vầng trăng sáng ngày xưa), nhà thơ ví vầng trăng sáng như tấm gương trong soi sáng lòng người:

“Tiểu thời bất thức nguyệt

Hô tác bạch ngọc bàn Hựu nghi Dao Đài kính Phi tại thanh vân đoan Tiên nhân thùy lưỡng túc Quế thụ tác đoàn đoàn Bạch thỏ đảo dược thành Vấn ngôn thùy dữ xan Thiềm Thừ thực viên ảnh Đại minh dạ dĩ tàn

Nghệ tích lạc cửu ô Thiên nhân thanh thả an Khứ khứ bất túc quan Ưu lai kỳ như hà

Thê thương tồi tâm can”

(Thuở nhỏ không biết trăng Gọi là mâm ngọc sáng

Lại ngờ là gương ở Dao Đài Bay tít tầng mây xanh

Người tiên buông đôi chân Cây quế tròn xum xuê

Thỏ trắng đảo thuốc đã xong Hỏi biết cùng ai mà nếm Thiềm Thừ gặm ảnh tròn Ánh sáng về đêm đã lụi

Hậu Nghệ xưa bắn rơi chín mặt trời Người trời trong sạch và yên ổn

Vầng trăng của đêm chìm trong thương cảm Trôi trôi không nhìn thấy nữa

Buồn lo đến thế sao Xót xa bời bời gan ruột).

(Bài hành về vầng trăng sáng ngày xưa)

Đó chính là ánh sáng trác tuyệt của trí tuệ. Có lúc bế tắc trong cuộc sống hiện thực, Lý Bạch muốn bay cao và bay xa,… Vầng trăng sẽ là nơi tuyệt diệu nhất mà thi nhân muốn vươn tới để gửi gắm ước mơ về một xã hội phồn vinh, hạnh phúc. Một xã hội thịnh trị người thêm yêu người. Một xã hội mà con người có thể thực hiện một cách tốt đẹp và trọn vẹn hoài bảo của đời mình:

“Câu hoài dật hứng tráng tứ phi

Dục hướng thanh thiên lãm minh nguyệt”

(Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân) (Hứng lên cao vút tứ hùng bay

Muốn lên trời xanh thưởng vầng nguyệt”

Không gian đã mở ra một hướng khác rộng lớn hơn. Đó là không gian của vũ trụ bao la với bao niềm hứng thú, ngất ngay. Chỉ có không gian đó mới nâng được tầm vóc, ước mơ của con người đầy nhiệt huyết trong cuộc đời. Cảm hứng dâng cao, tình thơ bay cao, và hồn thi nhân cũng bay cao để tìm đến vẻ đẹp của đát trời tạo vật. Và con người như cảm thấy ấm áp hơn trước ánh vàng óng của trăng xa. Những lúc như thế, trăng không còn gần gũi mà trở nên xa vời như một ảo ảnh đẹp, con người không thể nào vươn tới được:

“Người với lên trăng với chẳng được”

4.2. Trăng- bạn

Trăng xa xôi nhưng có khi trăng hiện ra như người bạn tri âm, tri kỉ san sẻ mọi vui buồn, yêu thương quấn quít với con người. Ngày xưa, người bạn còn gần hơn cả người tình. Trăng- bạn có rất nhiều trong cổ thi. Với Lý Bạch trong bài “Nguyệt hạ

độc chước”, vầng trăng đó chiếu gần, gần như một người bạn. Trăng “bồi hồi” khi

Lý Bạch ca múa với bóng ông và bóng trăng: “Hoa gian nhất hồ tửu

Độc chước vô tương thân Cử bôi yêu minh nguyệt Đối ảnh thành tam nhân ………

Ngã ca nguyệt bồi hồi Ngã vũ ảnh linh loạn……” (Trong hoa một bình rượu

Một mình rót uống, không ai là bạn thân Nâng chén mời trăng sáng

Cùng bóng mình, hóa ba người ……..

Ta hát, trăng bồi hồi không đi

Đối với Lý Bạch, độc ẩm dưới trăng là một sự thích thú vô tận. Hơi rượu đã đem lại sự tưởng tượng vô cùng phong phú, đắc ý cho thi nhân. Ông đã sáng tác một chùm thơ “Nguyệt hạ độc chước” gồm bốn bài. Giữa bầu trời mênh mông bao la, màn đêm vô tận được thắp sáng bởi những vì sao lấp lánh và vầng trăng lộng lẫy, chỉ một mình nhà thơ với bầu rượu. Nhà thơ phóng tầm mắt lên trời cao thăm thẳm. Trong trí tưởng tượng dạt dào, vô biên của thi nhân, ông cảm thấy vầng trăng kia, và chính cái bóng của mình mờ ảo đã biến hóa thành hai người, cộng thêm nhà thơ thành ba người bạn tri âm, cùng nhau nâng chén say sưa. Lúc này, trăng đã trở thành một người bạn của ông, cùng ông uống rượu, chia sẻ tâm sự như một con người thật bằng xương bằng thịt. Đôi cánh trí tưởng tượng của ông đã bay vút vào vũ trụ nhẹ nhàng, yên tĩnh, thanh thoát để cùng chính bóng mình là hai người bạn tri kỉ dưới trăng sáng nâng chén. Ánh trăng lúc này cũng được nhà thơ nhân hóa thành một con người có cảm xúc có tình cảm. Trăng trở thành người hay Lý Bạch tưởng tượng ra trăng là người? Với thơ Lý Bạch, trăng trên trời cũng phải bồi hồi, quay cuồng, xao xuyến trước lời ca, trước điệu múa của con người nơi nhân gian hạ giới. Người, hình và bóng với trăng đã trở thành ba người bạn tri kỉ cùng vui say và múa hát quên đời… Bài thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy tính hình tượng và tính nghệ sĩ bởi bút pháp lãng mạn.

Trong thơ Lý Bạch, ánh trăng như một người bạn thân luôn theo sát nhà thơ: “sơn

nguyệt tùy nhân quy” (ánh trăng trên núi theo người đi về). Lý Bạch hay uống

rượu. Ông uống rượu để tự làm khuây khỏa mình. Uống rượu say rồi, “ông tiên ở

trong làng rượu” ấy chỉ còn biết chuếnh choáng bước theo ánh trăng để trở về:

“Đối tửu bất giác mị

Lạc hoa doanh ngã y Túy khởi bộ khơi nguyệt Điểu hoàn nhân diệc hi” (Tự khiển) (Uống rượu chợt ngủ say Hoa rụng đầy trên áo ta

Tỉnh rượu theo trăng bên khe suối Chim về và người thưa)

Đêm tối vắng lặng, chỉ có hoa ánh trăng tràn ngập và thi nhân, cảnh đẹp và thơ mộng vô cùng. Cũng với hai người bạn trăng và rượu ấy trong “Bá tửu vấn

nguyệt”, Lý Bạch lại ước ao mỗi lần trước mâm rượu có “ánh trăng mãi mãi chiếu

rọi chén vàng” (Nguyệt quang trường chiếu kim tôn lý). Với cái quí giá của ánh trăng, cuộc sống con người ngắn ngủi nên khiến trong chén rượu có ánh trăng. Trong ngắn mà có dài. Đây là một loại ý thơ chỉ có uống rượu vui mà làm hưởng thụ cái khoái lạc ánh trăng chiếu mãi trong chén rượu, có như vậy mới không phụ ánh trăng trong trên trời xa.

Trăng là trong là thanh là sáng cũng như tâm hồn thi nhân thanh khiết, sáng trong. Vầng trăng đẹp với nhà thơ có lúc yểu điệunhư thục nữ. Trăng lúc này cũng trẻ trung mà thích xê dịch, thích du lãm như chàng trai. Có những đêm lên núi nhìn trăng bâng khuâng, có nhiều lúc đưa tầm mắt ra xa thấy trăng chơi vơi giữa bể mây bát ngát. Trăng là bạn là người tình, là cuộc đời dâu bể. Có lúc trăng lại xuống với người, ngồi bên cạnh nghe người gảy đàn. Trăng như cảm khách viễn du có những đêm mạo hiểm trong núi, có những lúc lại chiếu qua kẻ hở, dọi qua hang, hắt ánh vàng cho rõ hổ xám, để chàng trai Lý Bạch đưa những luồng kiếm chính xác mà quyết tử với kẻ thù. Ôi! Có lúc vầng trăng nhảy múa dưới đáy nước lung linh, trăng lên rồi trăng bao trùm vũ trụ, chiếu khắp nhân gian. Chiếu dọi hết thế hệ này sang thế hệ khác. Ai có thể nhìn thấy gương mặt đầu tiên của nhân loại được vầng trăng soi sáng. Người hiện tại và người quá khứ xa xăm cũng nhìn một vầng trăng tỏ: “Người nay nào thấy trăng xưa

Mà trăng nay đã sáng lòa cổ nhân Người cổ cùng với người kim

Như giòng nước chảy cùng nhìn một trăng”

Sau này, một người đọc thơ Lý Bạch là Trịnh Cốc đã nói: “Khi say khước ngâm dài ba nghìn khúc

Gửi lại cho nhân gian chỉ một vầng trăng” (Cao ngâm đại úy tam thiên thủ

Lưu trước nhân gian bạn nguyệt minh)

Vầng trăng soi sáng giữa trời đêm bất tận là người bạn chung thủy của Lý Bạch. Trăng soi sáng khắp nhân gian để thể hiện ước mơ của nhà thơ muốn cho cuộc đời thêm dịu dàng, thêm ấm áp, sẽ sạch trong kiếp người.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w