Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 27 - 30)

2. Sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch 1 Quan niệm về thơ ca

2.4. Giá trị nghệ thuật

Toàn bộ tác phẩm của Lý Bạch bao gồm hai nhân tố lãng mạn và hiện thực, nhưng nói về khuynh hướng chủ đạo, thì ông là bậc thầy của chủ nghĩa lãng mạn tích cực. Ông có tiếp thu ảnh hưởng của Thi kinh, nhưng ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với ông vẫn là Sở từ của Khuất Nguyên.

Trong lối tự sự, ngôn chí, thuật hoài cũng như miêu tả, Khuất Nguyên đã xây dựng một loạt những hệ thống hình tượng sinh động, đẹp đẽ, kỳ vĩ khá hoàn chỉnh nhằm phản ánh chân thực mâu thuẫn xã hội và xung đột nội tâm. Từ đó, người đọc nhận ra lý tưởng, tình cảm mãnh liệt cùng hoài bão to lớn của tác giả. “Huyền thoại hóa” có thể nói là bút pháp chủ đạo của Ly Tao, Cửu Chương, Cửu Ca,… Lý Bạch kế thừa Khuất Nguyên nhưng phát huy cao hơn vói tinh thần sáng tạo, cách tân. Trước hết, ông thường xuyên dùng thủ pháp khoa trương- ngoa dụ của thơ ca dân gian và trí tưởng tượng phong phú trong mọi đề tài. Ông thông qua cảnh giới thần tiên, ảo tưởng, siêu phàm để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân, lấy chuyện ngày xưa để nói chuyện hiện tại, nhất là khi ông bày tỏ lòng căm ghét, phê phán, đả kích. Ông lại gửi gắm tâm hồn, tư duy của mình vào thiên nhiên. Thiên nhiên như một người bạn tri âm tri kỉ, hiểu rõ nỗi lòng ông, an ủi, khuyến khích, giúp đỡ ông xua tan những cái xấu xa, đưa lại những điều tốt đẹp. Thủ pháp nhân hóa đó quả là mới mẻ, táo bạo, nảy sinh từ sức tưởng tượng khác thường, đưa tình cảm sôi nổi và nguyện vọng thiết tha của nhà thơ vào đối tượng được miêu tả, khiến thơ ca giàu ý nghĩ và lôi cuốn. Ông kết hợp khéo léo các cách thể hiện tính lãng mạn như thần thoại hóa, nhân cách hóa, khoa trương ảo tưởng cùng với một thứ ngôn ngữ để tao nên những hình tượng nghệ thuật kỳ vĩ, biểu hiện những lý tưởng và nguyện vọng đẹp đẽ cũng như lòng yêu ghét mãnh liệt do hiện thực khêu gợi ra. Trong bài “Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt” chẳng hạn, những hình ảnh “Thiên Mụ ngang

trời chắn núi xanh,”, “Mây xanh xanh chừ mưa tới, nước thăm thẳm chừ khói loang”, những âm thanh “Gấu thét rồng gào suối đội vang”, “Sấm vang chớp giật, gò sụt núi tan”, cùng những so sánh ẩn dụ, nhân hóa “Rừng sâu khiếp chừng núi kinh hoàng”, “Mống làm áo chừ gió làm ngựa”, “Loan kéo xe chừ hổ gảy đàn”,… tạo nên một thế giới lạ lùng, hùng vĩ, bí ẩn, đưa tâm hồn con người lên chỗ

cao rộng, thoát khỏi cuộc đời tầm thường, nhỏ mọn hằng ngày.

Lại nữa, Lý Bạch kế thừa có phê phán, chọn lọc truyền thống tốt đẹp của thơ ca Hán- Ngụy trở về sau, đồng thời ra sức học tập thơ ca dân gian quá khứ và đương đại, nên có những thành tựu trác việt về ngôn ngữ, nghệ thuật: sinh động, hoa mỹ, trau chuốt, nhưng trong sáng, giản dị, tự nhiên, không hề có dấu vết chạm trổ tỉ mỉ, công phu, “áo nhà trời không có đường may” mà thật đẹp thật hay. Thơ nhạc phủ của ông chiếm một phần đáng kể. Ông dùng đề mục cũ để sáng tạo ý mới, truyền lại hơn một trăm bốn chục bài. Những bìa ông tự đặt đề mà làm cũng giàu phong cách dân ca (Tĩnh dạ tư, Việt nữ từ, Tặng Uông Luân,…). Thơ thất ngôn tuyệt cú của ông cùng với Vương Xương Linh, là thất ngôn tuyệt cú bậc nhất đời Đường, được xưng tặng là “tay thánh tuyệt cú”. Làm thơ luật, ông cũng không câu nệ thanh vận, đối ngẫu, thoát khỏi khuôn khổ gò bó của niêm đối….

Dưới ngọn bút tài hoa của ông, cảnh sông núi thanh tú; cảnh chiến trường hùng vĩ; vầng trăng lồng lộng theo ông mấy chục năm từ núi Nga My đến hồ Thái Bạch; người hiệp sĩ vung gươm làm việc nghĩa quên mình; người thiếu phụ thao thức chốn khuê phòng vò võ nhớ thương; nhà ẩn dật cao xa bên bầu rượu coi khinh hết thảy khanh tướng công hầu,… hiện ra sống động và tự nhiên. Không gì ngăn trở nổi trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt của ông được. Và bất cứ đề tài nào, thơ ông cũng giàu xúc dộng, luôn bay bổng, phóng khoáng, uyển chuyển khó có thể liệt ông vào một “trường phái” nhất định nào. Ngôn ngữ thơ ca của ông khi thì tung hoành mạnh mẽ như “nộ đào hồi lãng”, “thiên mã hành không”; khi thì dịu dàng hư ảo như “huyền ngoại âm, vị ngoại vị”, các nhà thơ lớp sau khó lòng bắt chước được. Đến Đỗ Phủ cũng phải thán phục “Bạch dã thi vô địch” , vô địch ở số lượng hơn hai mươi nghìn bài, vô địch ở chất lượng như lời Bì Nhật Hưu thời Vãn

Đường: “Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến nay, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư

tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải là lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch”.

Chương II : Chi tiết nghệ thuật “Kiếm- Rượu- Trăng” trong thơ Lý Bạch 1. Khái niệm chi tiết nghệ thuật

X. Âydanhxtanh có viết: “Trước cái nhìn bên trong , trước cảm giác của tác giả,

hiện lên một hình tượng nào đấy, thể hiện một cách xúc đọng đề tài của anh ta, va anh ta đặt ra một nhiệm vụ- biến hình tượng ấy thành vài ba hình ảnh riêng biệt, những chi tiết mà trong sự tổng hợp và đối chiếu với nhau, chúng lại gợi lên trong ý thức và tình cảm con người cảm thụ đúng cái hình tượng xuất phát đã được khái quát ấy”.

Chi tiết trong hình tượng vừa mang tính chất đa nghĩa, vừa gợi không gian vừa gợi tình huống, tính cách và thái độ của tác giả đối với chúng. Heghen gọi các chi tiết trong tác phẩm là những “con mắt” chẳng những qua nó thấy được thế giới tinh thần, mà còn thấy được “một tâm hồn tự do trong cái vô hạn của nó” ở tác giả. Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói. Thoạt đầu, người ta chú ý tới giá trị tạo hình và phản ánh của chi tiết nghệ thuật, thường nói đến “tính chính xác của chi tiết hiện thực”. Dần dần người ta thấy bản chất sáng tạo khái quát , biểu hiện của nó, khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó. Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích , làm

minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. Trong tác phẩm, có chi tiết nghệ thuật chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề để cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí; nhưng cũng có chi tiết nghệ thuật thể hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Ccá chi tiết nghệ thuật này thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tính chất và chức năng của chi tiết nghệ thuật phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của sáng tác. Đó là những chi tiết biết “nói”.

Heghen viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh,

cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh,…. Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần”. “Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính”.

Hay Diệp Tiếp đời Thanh có nói: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà

thơ nói lên. Cái việc có thể chứng kiến, ai cũng kể lại được, đâu cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ hiểu ngầm qua hình dáng có ý nghĩa, mà lí và việc cũng đã tường như thế”.

Đúng như vậy, thơ không miêu tả những sự vật bên ngoài, không kể các sự việc xảy ra mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong. Đến với thơ Lý Bạch, ta bắp gặp cả một vườn hoa được chăm bón đầy màu sắc, tỏa ngát hương thơm dịu ngọt. Nhưng không phải chỉ có hoa thôi mà còn có cả con người, cuộc đời của thi nhân gửi gắm vào trong đó, được biểu hiện nổi bật bằng những chi tiết nghệ thuật “Kiếm- Rượu- Trăng”, gắn liền với các giai đoạn trong cuộc đời đầy biến động của nhà thơ. Đó là cuộc đời của một thanh niên oai phong, hiên ngang, mang một ước mơ, hoài bảo lớn; một trung niên thất vọng đường trường đầy u uẩn, tối tăm; một lão niên muốn tìm chút yên lành trong cảnh đất trời quê hương.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w