Trăng và mỹ nhân

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 79 - 95)

4. Lớp chi tiết nghệ thuật “Trăng”

4.5. Trăng và mỹ nhân

Lý Bạch hay làm thơ về phụ nữ. Nhà thơ đã dành nhiều tình cảm nồng hậu cho họ. Người phụ nữ trong thơ Lý Bạch thường có dung nhan đẹp như hoa, phẩm chất cao quí nhưng cuộc đời đầy bất hạnh. Ở họ có những nét tương đồng với trăng: đẹp đẽ nhưng cô đơn. Trong những người phụ nữ, Lý Bạch đặc biệt dành tình cảm thương mến cho những người chinh phụ, thương phụ, cung nữ,… Những bài thơ viết về tâm tình của người đàn bà có chồng xa cách trong thơ Lý Bạch chiếm số lượng khá nhiều. Đó là lòng nhớ nhung của người vợ có chồng đi lính ngoài biên cương xa xôi, lâu ngày không gặp mặt, chờ mãi mà người chồng yêu quí không trở về. Hoàn cảnh trong bài thơ là những giấc mơ. Suốt đêm, nàng than thở trong phòng khuê, cảm thấy rằng cả hai người chàng và nàng tuy xa cách nhau vạn dặm, nhưng lòng

mong muốn đoàn tụ giống nhau. Lý Bạch rất đồng tình với họ. Ở một số bài thơ, nhà thơ đã mượn trăng để tỏ tình, trăng là cảnh, cảnh đêm trăng lạnh lẽo, người đàn bà cô đơn, cảnh này đã hợp với tình. Trong đêm trăng, nơi nàng ở đang diễn ra thanh bình. Trăng lại có cả gió, tiếng gió xào xạc hòa quyện vào nhau; đến đây mới thấy tình và cảnh như một. Có lúc Lý Bạch hai cảnh ở hai nơi khác nhau để làm chỗ dựa cho việc miêu tả nỗi khổ đau của người chinh phụ xa vắng chồng.

Bài “Tử Dạ Ngô ca” đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người chinh phụ có chồng đi lính phương xa mãi chẳng trở về:

“Trường An nhất phiến nguyệt

Vạn hồ đảo y thanh Thu phong xuy bất tận Tổng thị Ngọc quan tình Hà nhật bình Hồ lỗ

Lương nhân bãi viễn chinh”

(Trường An trăng một mảnh Đập áo tiếng muôn nhà Gió thu thổi không dứt Gửi trọn tình ải xa Ngày nào yên giặc dữ

Chàng thôi chuyện can qua)

(Khúc ca Tử Dạ)

Người phụ nữ ở đây có chồng nơi biên cương. Mùa thu đến, heo may sắp về, họ rủ nhau đi giặt áo kép. Đêm khuya, một mảnh trăng lạnh, gió heo may thổi không dứt. Họ càng nhớ đến người thân. Hầu như bao nhiêu gió lạnh đều vương vấn tình thương đối với người nơi quan ải. Nghĩ đến người thân, họ càng nhanh tay đập vải. Trong đêm khuya giữa bầu trời, một mảnh trăng treo, gió buốt xương, chỉ nghe có tiếng đập vải của những người vợ xa chồng. Từ thị giác, thính giác, xúc giác, nhà thơ đã nói hộ cảm xúc tinh tế và sâu xa của những cô phụ, cũng là nguyện vọng của tất cả chinh phụ: hòa bình, đoàn tụ.

Chiến tranh đã mang đến bao đau thương, mất mát cho con người. Nó cướp đi những cuộc sống quí báu xinh đẹp hiện hữu. Chính chiến tranh đã làm cho vợ phải xa chồng, chịu cảnh cô đơn phòng khuê chiếc bóng. Tâm trạng của người chinh phụ có chồng chinh chiến xa cứ ngày ngày rạo rực, thổn thức ngóng trông tin chàng. Nhưng chàng thì mãi biệt tăm. Lý Bạch đã cho ta thấy hình ảnh tuyệt đẹp của người chinh phụ ngắm trăng chờ chồng trong đem khuya lạnh giá. Do Lý Bạch sống chủ yếu ở thời Thịnh Đường, lại do khát khao cái đẹp; cái bay bổng diệu kỳ của một nhà thơ lãng mạn và ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và nói đến những trăn trở thầm kín của họ. Tuy nhiên, bất kể đối tượng xã hội nào, nếu là người đẹp, một vẻ đẹp đầy nữ tính đều tạo nên nguồn cảm hứng mạnh cho thi nhân. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi đau khổ của những người đẹp phải chờ chồng trong tâm trạng héo mòn, đau đớn. Vẻ đẹp của những người phụ nữ như là vẻ đẹp dịu dàng, lạ lạ của ánh trăng vàng sáng soi trên trời cao. Lý Bạch luôn thấy ở họ vẻ đẹp rạng ngời của phẩm chất đầy nữ tính. Xa người mình yêu, xa người cùng chăn gố, họ chỉ biết chờ đợi trông tin mỏi mòn; để rồi ngày qua ngày lại qua ngày, nhan sắc tàn phai dần để lại những vết thương hằn sâu trong nỗi nhớ.

Đêm trăng này là một đêm trăng đẹp. Trăng soi sáng cảnh đập áo nhộn nhịp, nhưng cũng là một đêm trăng thời loạn, đêm trăng chia ly. Câu kết bài thơ hướng tới ước mơ có một cuộc sống thanh bình, đoàn tụ của người chinh phụ. “Đảo y thiên” cũng mô tả tâm tình của người chinh phụ khác trong một đêm trăng giặt áo. Mọi công việc của nàng đều diễn ra dưới “ánh trăng sáng cao vời”. Ánh trăng đã gợi bao kỉ niệm của người đi xa với người ở lại. Vầng trăng ở đây là vầng trăng nhớ nhung của người chinh phụ cô đơn:

“…. Dạ đảo nhung y hướng minh nguyệt

Minh nguyệt cao cao khắc lậu trường”

(….. Chiếc áo đêm trường đập bóng trăng Trăng sáng cao vời, giọt điểm canh)

(Bài ca đập áo)

Đề bài thơ chữ “đảo” nêu bật được tâm trạng của người chinh phụ bồn chồn, nhớ nhung, lo lắng cho người chồng chinh chiến nơi biên tái. Đây là hành động cụ thể của nàng. Từ tâm trạng trên, nàng đã đem giặt áo của chồng từ lâu không được chủ nó mặc đến vì vắng nhà. Cái áo là tượng trưng cho người chồng; nàng giặt áo còn

thể hiện tấm lòng quan tâm đến chồng ngày trước cũng như hiện nay không thay đổi. Lý Bạch đã viết về tâm tình của người vợ lính chiến nhớ chồng, người chồng mà hình dáng đã in sâu vào lòng nàng. Tâm lý của người chinh phụ trong hoàn cảnh đặc biệt này, hoạt động của nàng làm cho người ta có thể tin được, mọi người thương cho thân phận của nàng, cầu mong cho chồng nàng may mắn trở về trong vòng tay của người vợ thân yêu. Bài thơ có tinh thần phê phán chiến tranh biên tái của thống trị vương triều Đường; miêu tả tâm tình tinh tế, biểu hiện trạng thái tâm lý phức tạp của một chinh phụ nhớ nhung da diết chồng đã xa cách nhiều năm. Nhà thơ thông qua những sự kiện tưởng như vô lý để vẽ nên một bức tranh kỳ diệu liên tiếp xảy ra. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng phép biện chứng vào nghệ thuật, khiến hình tượng người chinh phụ nhớ chồng có sức hút nghệ thuật mạnh mẽ, tràn đầy tình cảm, sinh động. Người phụ nữ đẹp tựa như trăng, rạng ngời như trăng. Trăng xa vời và nỗi nhớ của họ cũng chỉ là nỗi nhớ trong lòng chân thành yêu thương. Có lúc trăng lại soi rọi vào người cung nữ ở trong rèm châu. Lúc ấy trăng cao xa vời vợi, chiếu vào tâm tư người thiếu phụ lạnh giá, đơn chiếc:

“Ngọc giai sinh bạch lộ

Dạ cửu xâm la miệt Dục há thủy tinh liêm Linh lung vọng thu nguyệt” (Ngọc giai oán) (Thềm ngọc đẫm sương lạnh Đêm khuya rét thấm chăn Rèm thủy tinh muốn thả Ngắm trăng thu qua mành) (Nỗi oán thềm ngọc)

Ở thơ Lý Bạch, ta thấy trăng luôn gắn liền với vẻ đẹp nồng hậu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp rạng ngời, tinh khôi, đầy quyến rũ. Dù xuất thân ở những tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội nhưng họ vẫn có những nét chung của phái yếu. Đó là tình yêu thương da diết, là khát vọng hạnh phúc. Họ luôn khao khát được êm đềm bên người mình yêu; họ rất sợ phải đối diện với cái giá lạnh của lòng người, bởi đó là cái lạnh chết người. Nó giết chết tuổi xuân của người phụ nữ, nó làm tâm

trạng họ thêm âu lo cho số phận đầy khổ đau của mình. Ở đó, ta thấy được tài năng của Lý Bạch trong việc đặt sóng đôi hình tượng giai nhân bên cạnh hình ảnh trăng huyền ảo, làm cho vẻ đẹp của người phụ nữ và trăng thêm hào nhoáng, thêm rực rỡ; đầy vẻ quyến rũ, quí phái. Nhưng bên cạnh đó, ta còn bắt gặp được sự bất công cho thân phận đầy đau đớn của người phụ nữ đơn chiếc, được vẽ lại đầy đủ đường nét, màu sắc trong bức tranh thơ của thi nhân Lý Bạch. Đấy là cái nhìn đầy đồng cảm và thương yêu!

Như vậy, với thi tiên Lý Bạch, trăng là khách thể nhưng ông đã biến nó thành chủ thể hóa. Vầng trăng của thiên nhiên đất trời đã trở thành một vầng trăng nghệ thuật tỏa sáng trong thơ Lý Bạch. Từ bao đời nay, trăng đã làm say mê lòng người không chỉ vì ánh sáng lung linh huyền diệu, vẻ đẹp mờ ảo xa xăm của nó, mà chính ở cái tình bao la của nó, đưa con người trở về triết lý nhất nguyên “Thiên nhân tương

dữ” (Trời và người là một) của người phương Đông có từ ngàn xưa. Có lẽ chính vì

vậy thơ trăng của Lý Bạch sống cùng nhân loại.

KẾT LUẬN—-*—-0o0—–*—- —-*—-0o0—–*—-

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc, tính tình tự phụ, nhân cách độc lập, tự tin, kiêu căng; khí phách phóng khoáng tự nhiên, tình cảm lãng mạn; sáng tác tự do thể hiện đầy đủ tính cách thời đại và diện mạo tinh thần của trí thức ở thời kì phồn vinh thời Thịnh Đường. Lý Bạch tính tình kiêu căng, không hài lòng về bầu không khí hủ bại ở quan trường, mong được nhà vua trọng dụng để có cơ hội thể hiện tài năng chính trị của mình. Nhưng nhà vua lúc đó chỉ coi ông là nhà thơ ngự dụng. Hơn nữa, những kẻ quyền quí ở cung đình nói xấu ông, khiến nhà vua không tin ở ông nữa. Với nỗi thất vọng đối với triều đình, Lý Bạch rời khỏi Trường An, một lần nữa sống cuộc đời vân du như câu thơ “Lang thang trên thiên

hạ, viết thơ, uống rượu, sống thoải mái”.

Đa số thời gian trong cả cuộc đời của Lý Bạch trôi qua trong hành trình du lịch. Trong thời gian đó, ông viết rất nhiều thơ miêu tả hiện thực của cuộc sống lúc bấy giờ và bày tỏ nỗi lòng mình. Trong đó, ta thấy nổi bật trong thơ ông là lớp chi tiết nghệ thuật “Kiếm- Rượu- Trăng” rất độc đáo. Đó không phải là những hình ảnh bình thường của thanh kiếm, bầu rượu, hay của vầng trăng sáng, mà đó chính là những hình ảnh gắn bó với cuộc đời của một “thi tiên”. Cuộc đời của một thanh niên có hoài bảo, lý tưởng lớn lao, muốn tham gia triều chính để đem tài năng kinh

bang tế thế. Một thanh niên có khí phách của một hiệp sĩ muốn dẹp tan những xấu xa, bất bằng, đen tối trong xã hội bằng thanh gươm chính nghĩa trong tay. Nhưng sự đời thật khôn lường, một xã hội hắc ám đã gây nên bao nỗi muộn phiền trong lòng khi ông nhận ra bản chất đen tối, xấu xa của chúng. Nên ông đã tìm đến rượu, nó gắn liền với cuộc đời của một trung niên bôn ba khắp nơi, và nay muốn tìm đến những ly rượu quí để tìm chút an ủi, để quên đi sự đời, để tiêu tan nỗi sầu nhân thế, để rượu sẽ giúp thi nhân giải sầu; những lúc như vậy, rượu là một người bạn không thể thiếu. Tác giả mượn cái vô thường (không vĩnh cửu) của vũ trụ và của đời người để chìm trong cơn say, cơn hành lạc, để giết cái “sầu nghìn thu”. Đúng hơn đó là nỗi u uất, là tâm sự mượn rượu giải sầu, mượn say để đối lập với trò đời đen bạc của Lý Bạch. Và khi tuổi trẻ qua mau thì đời người càng ngắn ngủi, và họ chỉ còn tìm đến với thiên nhiên, với hình ảnh lung linh sáng trong trên trời cao của vầng trăng óng ánh. Đó là cuộc đời của một lão niên đã mệt mỏi, đã chán chường sau nhiều năm hành du, và rồi dừng chân. Tâm tình của Lý Bạch với ánh trăng vẫn được người đời truyền tụng, ca ngợi những lần gặp gỡ của một tâm hồn lãng mạn, nghệ sĩ và cũng con người nhất với một sản phẩm kỳ diệu, hoàn mỹ nhất của tạo hóa. Qua vầng trăng, Lý Bạch đã trở thành nhà thơ Lý Bạch bất hủ. Trong thơ Lý Bạch, vầng trăng vô tri rung lên bao nhiêu cảm xúc, bỗng trở nên sinh động và chất chứa bao nhiêu nguồn cảm hứng sâu xa nhất về con người và cuộc đời. Vầng trăng lãnh đạm đã trở thành vầng trăng con người, vầng trăng nhân văn thông qua bút pháp lãng mạn tuyệt vời của Lý Bạch.

Thơ ông đề cập đến rất nhiều những chi tiết khác nhau, những đề tài khác nhau như: cảnh non sông, người phụ nữ, tình yêu, tình bạn,… nhưng vẫn ở mức độ nhất định của ý thơ. Riêng lớp chi tiết nghệ thuật “Kiếm- Rượu- Trăng” xuất hiện dày đặc và có ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong thơ ông, bởi lẽ nó gắn liền với cuộc đời của một con người muốn giúp đời giúp nước, nhưng trong cái xã hội nhố nhăng đó đã dập tắt những khát vọng đẹp của “thi tiên”. Đó là cuộc đời của một con người luôn ôm ấp một hoài bảo vô cùng to lớn. Tâm trạng bất đắc chí của người có tài mà không được trọng dụng, không thể đem cái tài đó ra để kinh bang tế thế. Chính vì thế, những vần thơ của ông là nỗi xót xa thương cảm đối với những người dân lao động nghèo khổ, về những bất công, những áp bức mà họ phải chịu đựng.

Lý Bạch là một trong hai nhà thơ lớn nhất thời Đường. Người đời gọi Lý Bạch là “thi tiên”. Đó là địa vị ông trên văn đàn, là tình cảm của quần chúng đối với ông- một nhà thơ lãng mạn tích cực. Ông là người kế thừa truyền thống ưu tú của Khuất Nguyên, là người đưa chủ trương thơ ca phải có “phong cốt Kiến An” của Trần Tử Ngang thời Thịnh Đường đến chỗ được khẳng định. Sau Khuất Nguyên, Lý Bạch

là một nhà thơ lãng mạn tích cực vĩ đại trong lịch sử phát triển thơ ca cổ điển Trung Quốc; thành tựu của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật lãng mạn. Dưới ngòi bút tài hoa của ông, hiện ra bát ngát cảnh núi sông hùng ví, cảnh chiến trường ác nghiệt, vầng trăng lồng lộng bao la trên bầu trời cao, theo dõi mấy chục năm từ núi Nga Mi đến hồ Thái Bạch. Người hiệp sĩ vung gươm làm việc nghĩa không nghĩ đến bản thân, nhà ẩn dật cao cả bên bầu rượu coi khinh hết thảy khanh tướng, công hầu,… Không có gì ngăn trở nỗi trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt của thi nhân, và bất cứ đề tài nào, thơ ông cũng giàu xúc động, bay bổng, phóng khoáng, uyển chuyển; khó có thể liệt ông vào một trường phái nhất định nào. Ngôn ngữ thi ca của ông khi thì tung hoành mạnh mẽ như “nộ đào hồi lãng”, “thiên mã hành

không”, khi thì nhẹ nhàng, tha thướt. Thơ ca lãng mạn tích cực của ông dù đứng về

mặt tinh thần hay về mặt bút pháp, đều có những ảnh hưởng to lớn đối với đời Đường và các thế hệ sau này. Hàn Dũ đời Đường đánh giá ông rất cao:

“Văn chương Lý Đỗ còn

Ánh sáng chiếu muôn trượng” (Điệu Trương Tịch)

Nhiều tác giả sau đời Đường như Tô Thức và Lục Du đời Tống, Cao Khải đời Minh, Củng Tự Trân đời Thanh,…. Đều tiếp thu ảnh hưởng của ông ở những mức độ khác nhau, và đã đạt được những thành tựu khác nhau. Còn ở ViệtNam, người ảnh hưởng Lý Bạch rõ nhất là thi sĩ Tản Đà. Tản Đà cũng thích múa kiếm, thơ cũng ngông, và cũng có nhiều bài thơ về rượu, về trăng khá hay.

Lý Bạch quả là một thi hào nổi tiếng, mà tài hoa còn trùm phủ đến ngàn đời sau.

PHẦN PHỤ LỤC—–*—0o0—–*—- —–*—0o0—–*—- 1. Danh sách 239 bài thơ của Lý Bạch

1. Đăng Hoàng sơn Lăng Hiêu đài tống tộc đệ Lật Dương uý Tế sung phiếm chu phó Hoa Âm

2. Hoành giang từ kỳ 2 3. Tặng nội

4. Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng đài 5. Hoành giang từ kỳ 3

6. Tặng Tiền chinh quân Thiếu Dương 7. Đề Đông Khê công u cư

8. Hoành giang từ kỳ 4 9. Tặng Uông Luân

10. Đề Hứa Nghi Bình Am bích 11. Hoành giang từ kỳ 5

12. Tầm Ung tôn sư ẩn cư 13. Đỗ Lăng tuyệt cú 14. Hoành giang từ kỳ 6 15. Tư biên

16. Đối tửu ức Hạ Giám kỳ 1

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 79 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w