Trang sức của nam giới khách giang hồ

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 35 - 38)

2. Lớp chi tiết nghệ thuật “Kiếm”

2.2. Trang sức của nam giới khách giang hồ

Nếu như đối với nữ nhi nững loại trang sức như vàng, vòng, ngọc,… là những thứ quí báu, quí phái, sang trọng, làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng của họ thì đối với nam giới thời xưa, kiếm là một loại trang sức đẹp, quí báu. Nó làm tôn lên vể đẹp đầy khí phách của một con người nhân nghĩa chí khí. Nó làm họ thêm cảm thấy tự tin trước cuộc đời dâu bể, trước những xảo trá, gian manh trước những kẻ bạo tàn,… bởi kiếm khí đã tỏ sáng khí chất của người dùng kiếm. Họ có thể mang theo bên mình những thanh hảo bảo kiếm. Khi đứng bên kiếm hay kiếm bên cạnh một thanh niên lịch lãm, phong độ, đầy khí chất võ nghệ thì tự thanh kiếm cũng cảm thấy mãn nguyện khi tìm được chủ nhân tốt cho mình và ngược lại, chủ nhân cảm thấy hài lòng, xứng đáng được mang kiếm bên mình. Kiếm đã làm cho nam giới đẹp

hơn, khí phách hơn, có dáng dấp hơn. Nsó không chỉ là một trang sức, mà là một trang sức vũ khí vô cùng đặc biệt.

Có quan niệm cho rằng khi đã học kiếm đạt đến trình độ thâm sâu, cao cường thì họ không còn dùng kiếm vật nữa, mà là kiếm khí. Đó là loại kiếm có thể giết kẻ thù hàng ngàn dặm mà không cần chủ nhân của nó đối diện với kẻ thù. Trong “Thiên Long bát bộ”, Đoàn Dự đã dùng lục mạch thần kiếm là như vậy. Nhưng dù là kiếm vật hay kiếm khí thì khi người nam nhi hành du trên đường đời, nó cũng mang lại những hữu ích cho họ.

Đến vói thơ Lý Bạch, ta bắt gặp một hình ảnh đầy khí phách, đầy tố chất học kiếm ở ông. Trong thơ ông, hàng loạt những chi tiết nghệ thuật kiếm được lặp lại nhầm nhấn mạnh ý nghĩa nghệ thuật. Đó là cuộc đời phiêu bạt nhằm thực hiện hoài bảo lớn lao. Ông có tư chất học kiếm rất tốt. Rất thông thạo nhiều loại chiêu kiếm nên trở thành một tay kiếm cao cường võ nghệ, có ước mơ “…. Vung kiếm tung hoành

bốn bể”. Mang kiếm bên mình đối với ông không những để đem lại bình yên cho

thiên hạ, mà kiếm còn làm cho ông cảm thấy thêm vững bước trên đường đời. Nó khẳng định khí chất hiệp nghĩa của ông. Những hình ảnh ấy, ta luôn bắt gặp rất nhiều trong những vần thơ của Lý Bạch:

“Đỉnh hồ lưu thủy thanh thả nhàn

Hiên Viên khứ thời hữu cung kiếm, Cổ nhân truyền đạo luu kì gian…..” (Phi Long dẫn nhị thủ) (Hồ xanh nhàn tản nước trong,

Hiên Viên đi mất kiếm cung còn bày, Mặt hoa người đẹp đủ đầy….)

(Khúc hát Rồng bay)

Hay

“…. Thoát kiếm tất tiền hoành

………

Bạch thủ Thái Huyền kinh!”

“… Gươm đặt trên gối cao ………

Thái Huyền tóc bạc phơ!)

(Hiệp khách hành)

Và còn rất nhiều trong những bài thơ nổi tiếng khác như “Bắc phong hành” (Gió

bắc), “Hành lộ nan” (Đường đi khó),… đã khẳng định rằng bên người nam giới,

kiếm như là một “mĩ nhân tri kỉ” luôn bên cạnh họ để chia sẻ những nỗi niềm với họ, dù kiếm là vật vô tri. Là một tay kiếm cao cường, Lý Bạch tất nhiên mang trong mình một thanh gươm tốt để cùng ông đi ngàn vạn dặm đường. Kiếm luôn bên người, để người luôn tìm thấy một sức mạnh tinh thần, một chỗ dựa vững tin vào sức mạnh của kiếm để con người thực hiện một lý tưởng tốt đẹp. Đó là lý tưởng giúp đời, giúp nước, là khí chất anh hùng của người dùng kiếm. Tùy vào sở thích dùng kiếm của mỗi người mà mức độ dài ngắn của kiếm có khác nhau. Có người thích dùng một thanh đoản kiếm (hay còn gọi là đoản long đao), có người lại thích dùng một thanh kiếm với độ dài lý tưởng (trường kiếm),…. Trong chiến tranh cổ điển, kiếm – gươm là một vũ khí tiện lợi nhất. Tuy không cùng học một loại binh thư nhưng các dân tộc biết chung một kinh nghiệm chiến tranh: dùng kiếm để đánh gần và dùng cung để bắn xa. Lịch sử chiến tranh của nhân loại cho biết kiếm được rèn ở thànhBagdad (lúc bấy giờ thuộc Ba Tư) là loại kiếm danh tiếng nhất, có kĩ thuật rèn cao cường nhất. Đứng bên cạnh một thanh gươm sáng chiếu ánh hào quang, chắc chắn nam giới cũng cảm thấy hãnh diện, tự tin. Cái đẹp ở nam giới không phải do chủ yếu là kiếm mà là khí chất của họ. Nếu lòng họ đẹp, hiểu đạo thông đời thì họ sẽ cảm thấy kiếm là một trang sức nho nhã; còn ngược lại, kiếm chỉ là phương tiện để họ thực hiện mục đích xấu xa, vì thế kiếm đã không trở thành trang sức trong trường hợp này. Kiếm có thể được làm bằng nững vật liệu khác nhau, có thể là gỗ (kiếm gỗ), là sắt (thiết kiếm), là vàng kim, hay bạc, hay bạc pha hợp kim,… Dù là từ đâu tạo nên thì cũng mang bản chất là kiếm. Điều quan trọng là phải lựa chọn một thanh kiếm phù hợp với năng lực và khí chất của mình. Vì nó sẽ quyết định cách ứng xử của con người trong dùng kiếm. Kiếm sẽ là một trang sức tao nhã, phong thái bên cạnh một thi nhân võ sĩ, để cả hai cùng nhau tô điểm, cùng nhau nổi bật, và cùng nhau rạng rỡ. Điều đó sẽ thu hút được bao nhiêu ánh mắt chiêm ngưỡng. Mang bên mình một thanh kiếm sáng để lao vào đời đầy chông gai, Lý Bạch luôn xem kiếm như là tri âm tri kỉ, là cuộc đời của ông vậy. Thấy kiếm như thấy Lý Bạch, như thấy một tâm hồn thanh khiết của một con người nghĩa khí.Nam giới những khi đứng một mình đã tỏ vẻ phong độ, đầy lịch lãm của

mình; giờ đây lại có thêm kiếm bên cạnh, càng làm đậm khí phách hiên ngang, dõng dạc:

“…. Nguyện tương yêu hạ kiếm,

Trực vị trảm Lâu Lan” (Tái hạ khúc) (Muốn tuốt gươm đeo ngang lưng Thẳng chém giặc Lâu Lan)

(Bài hát dưới ải)

Hay

“…. Hồ sương phất kiếm hoa…”

(Tái hạ khúc)

“…. Sương xứ Hồ ươt đẫm ánh gươm….) (Bài hát dưới ải)

Mới hay kiếm là một trang sức luôn bên cạnh các nam giới, là một loại vũ khí quí báu đã khẳng định sức mạnh của những nam giới. Đó là sức mạnh của những vẻ đẹp. Đẹp lòng, đẹp tình, đẹp ý, đẹp cả kiếm, đẹp cả đất trời; bởi kiếm và người luôn song hành, luôn hiện hữu. Khách gian hồ khi va chạm cuộc đời, khẳng định bản lĩnh của mình luôn mang theo một thanh bảo kiếm bên mình, hoặc có thể là song kiếm để trổ tài tùy theo bản lĩnh võ nghệ mà mỗi người có một cách dùng kiếm khác nhau. Kiếm xuất hiện trong thơ Lý Bạch không chỉ là một hình ảnh bình thường được nhắc tới, mà đấy chính là cuộc đời Lý Bạch bôn ba đường đời, luôn mang theo bên mình một thanh bảo kiếm để làm hành trang trong cuộc đời. Kiếm sẽ đem lại cho ông những hữu ích, những khí phách của một nam nhi. Không có gì khó hiểu khi ông luôn mang kiếm bên người, bởi lẽ ông là một người yêu thích và am hiểu võ nghệ. Đối với ông, kiếm vừa là một trang sức đẹp, vừa là một vũ khí sẽ giúp ông dẹp tan những bất bằng, và dùng để tự vệ, để rèn luyện tâm trí, sức khỏe.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w