Rượu giải sầu

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 51 - 58)

3. Lớp chi tiết nghệ thuật “Rượu”

3.1. Rượu giải sầu

Rượu là thức uống không thể thiếu trong văn hóa của người Trung Hoa. Đó là hương vị rất tốt cho cả nam và nữ, đặc biệt là nam nhân. Bởi xưa có câu “Nam vô

tửu như kì vô phong” (đàn ông không có rượu trong người như cờ không gặp gió).

Nhưng đau chỉ có thế, rượu còn là loại thức uống mang ý nghĩa tinh thần rất cao. Nó giúp con người thêm mạnh mẽ ở mức độ rượu vừa phải. Nó giúp ta vượt qua những nỗi sầu muộn trong đời, hay còn là chất xúc tác kết giao bạn bè. Nhưng rượu trong thơ Lý Bạch mới thật vô địch. Khó có ai có thể làm thơ về rượu hay hơn ông. Thơ nói đến rượu được viết khá nhiều,…. Có những bài ở đề tài khác, Lý

Bạch thường hay nhắc đến rượu, mà rượu ở bài nào cũng mang một tâm trạng một hoàn cảnh rất khác nhau. Nổi tiếng nhất là bài “Tương tiến tửu”, một bài thơ viết đã hơn nghìn năm mà người Á Đông từ thế kỉ XX trở về trước ngồi vào bàn tiệc không ai không nhắc đến những câu thơ tuyệt vời:

“Quân bất kiến Hoàng hà chỉ thủy thiên thượng lai

Bôn luu đáo hải bất phục hồi

Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát Triêu như thanh ti mộ như tuyết

Nhân sinh đắc ý tu tận hoan Mạc sử kim tôn không đối nguyệt Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng Thiên kim tán tận hoàn phục lai Phanh dương tể ngưu thả vi lạc Hội tu nhất ẩm tam bách bôi…..”

(Thấy chăng anh: nước Hoàng hà từ trời tuôn xuống Chảy thẳng ra biển chẳng quay về

Lại chẳng thấy: Lầu cao gương sáng soi đầu bạc Sớm tựa tơ xanh chiều đã tuyết

Đời khi đắc ý hãy nên vui

Chớ để chén vàng trơ trước nguyệt Trời sinh ta tài ắt phải chọn

Nghìn vàng tiêu hết rồi có thôi Mổ dê, giết trâu, lại vui nữa Đủ ba trăm chén một lần mời….) (Nào kèo rượu)

Suốt cả cuộc đời của Lý Bạch có duyenenowj không thể gỡ nổi với rượu, cho nên có tên gọi “tửu tiên”, ông tiên rượu. Những bài thơ uống rượu của ông biểu thị cả tính cuồng phóng, thoải mái. “Tương tiến tửu” là một trong những bài thơ tiêu biểu cho những kiệt tác của Lý Bạch. Mùa thu năm Khai Nguyên thứ 22, Sầm Quyên đến Tung Sơn có Nguyên Đan Khâu, vì ngưỡng mộ Lý Bạch, nhờ Nguyên Đan Khâu mời Lý Bạch đến Tung Sơn ở, đúng lúc Lý Bạch đến Trường An lần thứ nhất không được vừa ý quay về. Ba người uống rượu rất cao hứng buồn bã. Giữa chiếu, Lý Bạch đã thốt lên những vần thơ tuyệt tác đầy nỗi niềm.

“Tương tiến tửu”là đề tài cũ của Nhạc Phủ, là khúc cổ xúy, người xưa sáng tác là một bài ngắn viết về uống rượu ca hát. Còn bài thơ này là trường thiên, bộc lộ nỗi buồn cuộc đời người ngắn ngủi, công danh khó thành, nỗi bất bình bực dọc, biểu đạt tinh thần ngạo mạn, coi khinh thế tục miệt thị phú quí. Bài thơ lấy cái thế cuồng phóng, dùng những câu dài làm kinh động lòng người, hát lên những lời cảm khái sâu xa. Ngay câu mở đầu “Quân bất kiến” (thấy chăng anh) nõi bày ra cảnh tượng “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai; Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”. Cảnh tượng thật tráng lệ, nhưng ánh sáng đã đi không trở lại. Về sau, tác giả lại nhắc lại “Quân bất kiến”. Miêu tả một cảnh tượng bằng thủ pháp khoa trương: “Cao đường minh kính bi bạch phát; Triêu như thanh ty mộ thành tuyết”. Hai câu thơ đã bổ sung cho nhau, khí thế hào phóng, định được chủ thi luật cuồng phóng của toàn bài thơ.

Đời người ngắn ngủi, thời gian thì đi qua nhanh, sự nghiệp khó thành, lòng buồn bã khó khuây, làm sao mà hành lạc cho kịp; quên đau khổ có được không? Lời thơ rơi vào ý “Nhân sinh đắc ý tu tận hoan”. “Nhân sinh đắc ý” theo thế tục là chỉ bổng lộc nhiều của quan lại, còn chỉ vui vẻ của đời sống con người, cũng là tâm tình vui vẻ “Mạc kim tôn không đối nguyệt” (Đừng để chén vàng cạn trơ dưới trăng). Nhưng cuộc sống của Lý Bạch có thực là cuộc sống vui vẻ say sưa không? Nhà thơ thực bất đắc dĩ mà làm mà sống. Tưởng sống là thoát được nỗi khổ đau trong cuộc đời hiện thực, nhưng nhà Đường đã suy sụp, còn nội tâm tác giả vẫn hướng về công danh và lý tưởng. Cho nên câu tiếp đấy hào hứng:

“Thiên sinh ngã tài bất tất hữu dụng

Thiên kim tán tận hoàn phục lai”

Biểu đạt lòng tin tưởng lạc quan của nhà thơ, khẳng định giá trị của mình. “Tương

tiến tửu”, “Lương phố ngâm”, “Lương viên ngâm” như nhau, đã biểu đạt lòng tin

“Phanh dương tể ngưu thả vi lạc

Hội tụ nhất ẩm tam bách bôi”

(Mổ dê, giết bò để tìm thú vui

Tất phải uống mọt lần đủ ba trăm chén)

Đó là cách nói khoa trương về tửu lượng của mình. Đó là lời nói của bọn phàm phu tục tử. Thơ là như thế! Tiếp theo là bốn câu thơ, mỗi câu ba chữ:

“Sầm phu tử

Đan Khâu sinh Tương tiến tửu Bôi mạc đình”

(Bác Sầm ơi Bác Đan ơi Sắp mời rượu Đừng dừng chén)

Âm tiết ngắn gọn, tiếng rành rọt. Nhà thơ tự vẽ ra một hình tượng say như điên, rượu bốc lên thế mà nhà thơ vẫn:

“Dữ quân ca nhất khúc

Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ thính”

(Cùng bạn hát một bài

Vì ta, xin mời bạn lắng nghe)

Tác giả mời bạn nghe ông hát một bài, ngâm thơ uống rượu lúc bấy giờ là một cao trào. Nhà thơ muốn mượn rượu để nói lên lòng phẫn nộ, biểu thị bất mãn với hiện thực.

(Tiệc ngon giữa tiếng trống chuông)

Là của gia đình quí tộc sang trọng. Nhà thơ vẫn cho rằng “bất túc quí” (cũng không đáng quí), đây là thái độ khinh miệt phú quí của tác giả:

“Đản nguyên trường túy bất nguyện tỉnh”

(Ta không muốn tỉnh chỉ muốn say mèm)

Câu thơ trên biểu thị nhà thơ phẫn nộ trước hiện thực đen tối. Cuối cùng, nhà thơ cho rằng các văn nhân, chí sĩ, có tráng chí hùng tâm, không nghe thấy gì hết. Chỉ có những kẻ cao quí, rượu say hát như điên, giận cho thế tục, lưu lại thanh danh bất hủ. Ở đây cũng có hàm ý nói lên nỗi lòng đau khổ phẫn nộ và căm giận. Cuối cùng, đã mượn chuyện người xưa là Tào Thực dự yến bình nhạc, phát biểu tình cảm hào hùng:

“Đấu tửu thập thiên tứ hoan hước”

(Rượu vạn đồng một đấu, mặc sức vui uống nô đùa)

Câu thơ này từ ý thơ của bài “Danh đô phú” của Tào Thực: “Quy lai yến bình nhạc

Mỹ tửu đấu thập thiên”

(Trở về dự yến bình nhạc Rượu ngon vạn đồng một đấu)

Đến lúc này, tửu hứng của nhà thơ lại một lần nữa dâng cao cho nên có lời như người điên chẳng có gì là lạ, nên nhà thơ gào to:

“Chủ nhân hà vị ngôn thiểu tiền

Kính tu cô chủ đối quân chước”

Mua rượu mau để ta chuốc chén cùng bạn)

“Ngũ hoa mã, thiên kim cừu Hô nhi tường xuất hoán mỹ tửu”

(Này đây ngựa năm sắc, áo cừu quí ngàn vàng Con hỡi! Hãy đem đổi lấy rượu ngon)

Tất cả của quí thì có đáng gì, quan trọng nhất là say thôi! Câu kết nêu lên: “Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu”

(Cùng nhau phá tan nỗi sầu muôn thuở)

Ý thơ chỉ ra: vốn là ca như điên, uống rượu mà như buồn khổ là vì muốn tiêu hết “vạn cổ sầu”. Đây chính là sau khi dòng sông lớn chảy mạch xuôi ra biển, để lại nỗi buồn man mác, vẫn có ý khảng khái và bất bình.

Toàn bài thơ đã có tiết tấu rõ nhanh, hình thức câu dày, rậm rạp, âm luật nhảy nhót, bộc lộ tình cảm bi phẫn tuôn ra; thể hiện hào phóng bất bình, đau khổ vô hạn, lời nói đau buồn trầm lắng, trong thơ có thể trực tiếp thấy được nhân cách khẳng khái, khí độ, tình cảm bồng bột của Lý Bạch. Tình cảm đó như sóng biển Đông kích động. Trong “Nghiêm Vũ bình điểm Lý tập” có nêu: tình cảm hào hùng khiến con người thưởng thức từng câu từng chữ, muốn dùng bút làm thơ cho người khác. Lý Bạch nói lên từ tấm lòng, đó là sở trường của nhà thơ.

Hay ở “Giang thượng ngâm”, một khúc ca có ý nghĩa tích cực lại không một chút nào tiêu cực:

“… Mỹ tửu tôn trung trí thiên hộc

Tái kỹ tùy ba nhiệm khứ lưu

Tiên nhân hữu đãi thừa hoàng hạc Hải khách vô tâm tùy bạch âu….”

(… Rượu ngon be đựng hàng nghìn Năm ba gái đẹp theo liền trong khoang Người tiên chờ cưỡi hạc vàng

Lăng băng khách bể theo đàn bạch âu…)

Ý thơ như bộc lộ nỗi lòng phủ định công danh phú quí, nhấn mạnh giá trị bất hủ của viết thơ, biểu thịu không hăng hái cầu thần tiên, ý nghĩa tích cực là như thế, đắc ý du lịch vui chơi với kĩ nữ, tỏ rõ nhà thơ chưa quên thanh sắc, nhưng không phải có khí tục, là nhân tố tiêu cực. Chán ngán cảnh đời quá đầy những chông gai; những bất công ; những hắc ám; Lý Bạch chỉ còn biết tìm đến rượu để giải sầu, để tìm niềm vui an ủi trong cuộc đời du hành gian nan của ông. Những khoảnh khắc của nỗi lòng phẫn uất tràn dâng trong tâm hồn thi nhân mang trong mình lý tưởng bay xa, giúp đời, cứu nước. Nhưng lại không ai để ý, nghĩ đến tài năng của ông, mà chỉ gièm pha, chê ghét. Đó là những kẻ đầu óc thối nát, mục ruỗng, những con sâu trong vườn hoa xã hội lúc bấy giờ. Đối với Lý Bạch lúc bấy giờ, rượu là thức uống đã phá tan bớt đi những muộn phiền, những lo âu trong tâm hồn hào phóng, lãng mạn của một “trích tiên”. Rượu đã làm cho thi nhân thêm say thêm sảng khoái, nhưng sầu lại càng sầu. Đó là cái sầu thời đại. Trong bài “Tuyên Châu Tạ Diễu tiễn

biệt Hiệu thư Thúc Vân” có câu:

“… Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu

Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu”…”

(…. Rút dao chém nước, nước vẫn trôi Cất chén tiêu sầu, sầu lại sầu…)

Ở đây tác giả mượn rượu để điên, viết hoài bảo mà nhà thơ ôm ấp, tình cảm gặp thời đến cao trào. Cả đời Lý Bạch yêu trăng. Như thế có thể thấy được rất chân thực tự nhiên thơ tương trưng trong ảo ảnh vỗ bay, hình như mọi thứ làm trong lòng ưu phiền mất hẳn. Tất nhiên cuối cùng, hiện thực là bằng chứng khắt khe. Suy nghĩ sầu đau của nhà thơ tràn đầy. Đứng trên lầu Tạ Diễu nhìn xuống dòng nước chảy về sóng cuồn cuộn, dao chém vẫn chảy, uống càng nhiều rượu càng thấy buồn. Nhà thơ rất muốn thoát khỏi sầu não, buồn phiền. Nhưng chẳng có cách gì thoát được. Hai câu thơ trên viết sự cảm thán sau khi uống rượu. Đó là sự trăn trở trong lòng thi nhân.

Một phần của tài liệu Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w