2. Lớp chi tiết nghệ thuật “Kiếm”
2.1. Vũ khí của người chiến binh
Trong những cuộc chinh chiến đẫm máu, kiếm luôn gắn liền với người chiến binh. Đó là vũ khí mà những người chiến binh dùng để chiến đấu. Sự thắng bại của cuộc chiến ngoài việc phụ thuộc vào mưu trí của con người thì chất lượng của kiếm cũng đáng quan tâm. Bởi lẽ, nếu một thanh kiếm bình thường dễ gãy thì sẽ mang đến sự thất bại rất cao. Cho nên một thanh kiếm tốt cũng nói lên khí chất của những chiến binh chinh chiến. Trong thơ Lý Bạch, ta bắt gặp hình ảnh thanh gươm gắn liền với những chiến binh đánh nhau ngoài chiến trận, những đau thương mất mát xảy ra ở họ và người thân, đó là ở “Chiến thành Nam”:
“Khứ niên chiến, Tang càn nguyên
Kim niên chiến, Thông hà đạo Tẩy binh Điều chi hải thượng ba, Phóng mã thiên sơn tuyết trung thảo. ……
Sĩ tốt đồ thảo mãng Tướng quân không nhĩ vi Nãi tri binh giã thị hung khí,
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi”.
(Năm ngoái trên sông Tang đánh nhau Năm nay dọc sông Thông chém giết Điều chi, gươm rửa sóng ngoài khơi, Thiên Sơn ngựa ăn cỏ ngập tuyết. …….
Binh lính thây bón phân Tướng quân bó tay rồi
Mới hay: gươm đao là vật gở
Thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng thôi).
(Đánh nhau ở phía Nam khu thành)
Đầu đề cũ của Nhạc phủ trong “Nhạc phủ cổ đề yếu giải” có viết: “Đề thơ đại khái
là nói có chiến đáu ở thành Nam và chết ở quách Bắc, chết giữa đồng không ai chôn, để xác cho quạ rỉa, nguyện làm một trung thần, sáng đi ddanhss, chiều không về nữa”.
Bài thơ này có nội dung mở rộng từ cổ, kế thừa và mở rộng ý người xưa, dùng để phê phán thực tế, thời sự tỏ thái độ phản chiến mạnh mẽ, là một tác phẩm hioeenj thực phê phán có tính tư tưởng trong sáng. Bài thơ làm ra để phản ánh, hợp giai đoạn cuối đời Đường Huyền Tông, khó đoán được ở thời điểm nào. Đây là thời kì cuối triều Đường Huyền Tông đã xảy ra cuộc chiến tranh quan trọng. Bài “Chiến
thành Nam” có khả năng liên quan đến một cuộc chiến tranh đó. Chiến tranh liên
miên, trai tráng phải chinh chiến: “Khứ niên chiến, Tang càn nguyên
Kim niên chiến, Thông hà đạo”
Ở đây có hai địa danh là Tang Càn và Thông Hà. Tang Càn, tên sông ngày nay ở phía tây Tân Cương. Trong bài thơ nói Đông Bắc, Tây Bắc là vùng cách xa nhau hàng vạn dặm, có thẻ nói chuyến tuyến dài, phạm vi cuộc chiến rộng. Câu đầu “Khứ niên chiến”, câu sau “Kim niên chiến”, nói rõ sự phức tạp của chiến sự. Các câu thơ tiếp, tác giả tập trung vào vùng biên cương Tây Bắc, phóng mã Thiên Sơn. Phóng có nghĩa là chặn; chặn ngựa ở Thiên Sơn thực tế là chiến tranh đã đến vùng Thiên Sơn. Nhà thơ than thở:
“Vạn lý trường chinh chiến
Tam quân tận suy lão”
Ở nơi biên cương xa xôi, triều đình tiến hành cuộc chiến lâu ngày, quân lính, tướng sĩ đã chịu đựng quá nhiều. Đây là tình cảm đau buồn phản chiến của nhà thơ. Đó là thái độ phản đối chiến tranh: “Hung Nô, bách man chi tối cường giả đã!”. Đây là một câu thơ hay của đời trước, Lý Bạch đã thể hiện tinh thần đó, ý câu thơ “Hung
Nô di sát…”. Chỉ ra : Hung Nô là một dân tộc săn bắn du mục ở biên cương Tây
Bắc, nghề chính của họ không phải là cày cấy mà là săn bắn giết thú, họ thành thạo việc giết chóc, thường xâm phạm vương triều Đường. Vương triều Đường phải noi gương Tần, Hán đem quân mạnh phòng giữ biên cương. Tuy trách nhiệm cuộc chiến không phải đổ hết lên vai triều đình, nhưng nó mang đến cho nước nhà, dân tộc hi sinh và tai họa, nhà thơ chẳng hy vọng gì triều đình quan tâm. Miêu tả tàn khốc của chiến tranh, biểu thị rõ ràng quan điểm chiến tranh của tác giả đó là thực tế:
“Phong hỏa nhiên bất tức
Chinh chiến vô dĩ thời”
Cảnh tượng bi thảm: “Dã chiến cách đầu tử
Bại mã hào minh hướng thiên bi Ô diện trác nhân trường
Hàm phi tướng quải khô thụ chi”
Bốn câu thơ trên phác họa một bức tranh rùng rợn để nói lên tình cảm phản chiếu mạnh mẽ của nhân dân, do đó là một lòi bình luận chiến tranh, phát triển quan điểm chống chiến tranh của mình:
“Sĩ tốt đồ thảo mãng
Tướng quân không nhĩ vi”
Có thể nói đây là giá trị quan chiến tranh: vô số binh lính đổ máu, hi sinh, xác phơi đầy đồng, họ lấy cuộc sống làm cái giá thay cho người khác, chức tước làm sao có thể đem ra mà thay thế được. Hai câu cuối:
“Nãi tri binh giả thi hung khí
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi”
Đây chính là quan điểm bản chất chiến tranh của Lý Bạch,; Lão Tử từng viết: “Quân không biết vũ khí, người quân tử không có chẳng dùng binh khí làm gì”. Sách binh thư cổ đại cũng viết: “Thánh nhân không được nói đến binh khí, không
được dùng”. Người xưa cũng nói: “chiến tranh đã gây ra tổn thất nghiêm trọng,
nhân” là những người nắm quyền binh chiến tranh không nên coi nhẹ chiến tranh. Đây là việc làm phúc cho dân chúng. Rõ ràng nhà thơ đã phê phán bọn thống trị tối cao, nên ngĩ xa hơn nữa là phê phán Đường Huyền Tông, khuyên Hoàng đế giải trừ vũ lực, giải trừ chiến tranh. Còn Đường Huyền Tông chẳng phải là “thánh minh thiên hạ”. Bút pháp của bài thơ đã có đặc điểm lớn là cách thức linh hoạt thay đổi nhiều.
Hay trong bài “Bắc phong hành”, kiếm luôn gắn liền với hình ảnh của người chiến binh đi chinh chiến xa để lại quê nhà nỗi cô đơn của một thiếu phụ:
…. “Biệt thời đề kiếm cứu biên khứ
Duy thử hổ vằn kim ti thoa….”
(Lúc đó muốn cầm kiếm ra biên cương Thay cho chiếc mũ vàng có vằn hổ) (Gió bắc)
Mong nhớ mà không trông thấy, câu thơ ý nói người chiến binh đã chết, cho nên chỉ còn thấy kỉ vật, qua đó hình dung tưởng tượng hình dáng của chồng- tư thế anh hùng lẫm liệt. Lúc đó nàng không nghĩ đến người chồng đi mà không trở lại, dẫn dắt độc giả đến sự đồng tình sâu sắc.
Có thể nói kiếm là vũ khí sắc bén, lợi hại của người chiến binh những khi xông pha trận mạc. Nó sẽ giúp người chiến binh thực hiện được hoài bảo, lý tưởng của họ. Nhưng cốt sao người chiến binh dùng kiếm như thế nào cho hợp đạo đời, mang lại khí chất tốt cho người và kiếm.