GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 29 - 32)

I. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT

1. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG

Đi sâu nghiên cứu các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt chúng tôi thấy một số điểm sau:

1.1. “Tôi”, “chúng tôi” tương đối trung tính và ít dùng trong hoàn cảnh xưng hô

thân mật. Trong phong cách ngôn ngữ khoa học, để tạo tính khách quan cho bài viết, tác giả công trình thường xưng “tôi”, “chúng tôi”. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Đại từ nhân xưng “tôi” “chúng tôi” không có sự hô ứng ở ngôi hai và ngôi ba và phải thay bằng các từ xưng hô: ông, bà, anh, chị,… Đinh Trọng Lạc (2004: 171). Đôi khi trong hoàn cảnh giao tiếp, ở một ngữ cảnh nhất định, việc dùng đại từ nhân xưng “tôi” để xưng còn mang tính nghiêm túc. Chẳng hạn, trong hội nghị, đại biểu có thể xưng “tôi” gọi “đồng chí”. Hoặc xưng “tôi” trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định cũng có thể thể hiện sự khẳng định của “cái tôi” cá nhân. Chẳng hạn, “Tôi nói vậy đó, nghe hay không tuỳ mấy người”.

1.2. “Tao” có đại từ hô ứng: “mày”, “mi” (ngôi hai), “hắn”, “nó” (ngôi ba). Trong

giao tiếp, việc sử dụng cặp từ hô ứng “tao – mày, mi”; “tao – nó”; “tao – hắn” mang hai sắc thái: hoặc thân mật, suồng sã, hoặc tỏ vẻ coi thường, khinh miệt. Hình thức xưng hô trong giao tiếp trước kia có phần thay đổi so với nghi thức giao

tiếp hiện nay. Chẳng hạn, trước Cách mạng tháng Tám, “mày, tao, mi, tớ” là các đại từ xưng hô mang sắc thái không lịch sự, suồng sã, chỉ hạng người thấp kém trong xã hội mới dùng đến, hoặc người ở địa vị xã hội cao như “địa chủ” gọi “đầy tớ” của mình. Tuy nhiên, những năm gần đây, bên cạnh tính chất vừa nêu, việc sử dụng những cặp từ xưng hô trên trong những ngữ cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào đối tượng giao tiếp còn mang sắc thái thân mật và thường được giới trẻ dùng để hô gọi nhau.

Ví dụ 1: Trong tác phẩm “Tắt đèn” (1937) của nhà văn Ngô Tất Tố. Đoạn đối thoại giữa bà Nghị với chị Dậu: “Bà Nghị hỏi Dậu: Thế nào, mày nghĩ tao nói có phải không?”

Ví dụ 2: Trong cuộc thoại giữa hai người bạn thân : “Tao nhớ mày lắm đó! Tuần này mày có về quê không?”.

Nếu như cặp đại từ “tao – mày” ở ví dụ 1 thể hiện thái độ miệt thị, coi thường của kẻ ở địa vị xã hội cao – Nghị Quế đối với người dân đen – chị Dậu, thì ở ví dụ 2 việc dùng đại từ “tao – mày” biểu thị mối quan hệ thân mật giữa hai nhân vật tham gia giao tiếp. Mặt khác, cũng cần nói thêm rằng việc sử dụng cặp đại từ “tao – mày” với sắc thái thân mật phải gắn liền với hoàn cảnh giao tiếp nhất định thì sắc thái thân mật mới được nổi trội.

Chẳng hạn, cũng hai người bạn ấy nhưng trong một ngữ cảnh khác, và trước đây họ sử dụng cặp từ xưng hô khác như “tớ -cậu” mà chuyển sang sử dụng cặp đại từ “tao – mày” thì có thể mối quan hệ bạn bè giữa họ diễn tiến theo chiều âm, tức cặp đại từ “tao – mày” trong hoàn cảnh này lại mang sắc thái xấu.

1.3. Đại từ nhân xưng “hắn” dùng để chỉ người, “nó” chỉ người, vật được nói đến.

Đại từ nhân xưng ngôi ba trong tiếng Việt thường thực hiện chức năng “nội chiếu” – tức là qui chiếu trong văn bản khi dùng để chỉ người. “Nó” có thể dùng với sắc thái thân mật hoặc khinh miệt, suồng sã. Chẳng hạn, “Nó đau lòng lắm, các ông các bà ơi” (Nguyễn Kim Thản, 1997: 280).

Trong khẩu ngữ, hiện tượng “nó” làm thành phần đồng ngữ của danh từ là hiện tượng rất phổ biến. Ví dụ: Tình cảnh tôi nó bó buộc lắm!

Riêng đối với đại từ nhân xưng “hắn” khi sử dụng thường mang sắc thái không thân mật, có phần miệt thị. Trong tiếng địa phương Bắc Trung bộ, “hắn” có thể chỉ số nhiều. Ví dụ: “Ba thằng Pháp vào làng tôi. Hắn bị du kích ta bắt rồi” (Nguyễn Kim Thản, 1997: 281).

1.4. “Thị”, “y” là từ mượn của tiếng Hán, vốn nghĩa là họ vì “thị” thường là tên

đệm của phụ nữ nên “thị” được chuyển nghĩa thành đại từ ngôi thứ ba, chuyên chỉ phụ nữ. Trước Cách mạng tháng Tám, “thị” được dùng để chỉ người phụ nữ thường với thái độ không kính trọng. Ngày nay, khi vai trò của phụ nữ được nhìn nhận và đề cao trong gia đình cũng như ngoài xã hội thì việc sử dụng đại từ nhân xưng “thị” không còn nữa.

Còn đại từ nhân xưng “y” được dùng để chỉ ngôi thứ ba với thái độ bình thường. “Y” có thể dùng để chỉ cả nam lẫn nữ. Trong các tác phẩm văn học hiện đại, có lẽ chỉ có quyến “Sống mòn” của Nam Cao dùng nhiều đại từ “y” nhất.

“Hắn”, “y” tuy là những từ đồng nghĩa với “nó” nhưng có một phạm vi sử dụng hẹp hơn nhiều, vì “hắn” “y” chỉ dùng trỏ người mà thôi.

1.5. Đại từ “ta” “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe. “Chúng ta” luôn

luôn được xác định là số nhiều, còn “ta” có thể số ít hoặc số nhiều. Trong ca dao, “ta” dùng như một cá thể trong sự hô ứng “ta – mình.

Chẳng hạn:

“Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình tuy một mà hai”. (Ca dao)

Bên cạnh đó, “ta” cũng được dùng để đại diện một tập thể, hoặc đặt mình ở vị thế bề trên nói với bề dưới: “Nay ta bảo thật các người” (Trần Quốc Tuấn).

Ngày nay, trong quan hệ bạn bè, khi giao tiếp giới trẻ cũng sử dụng đại từ “ta” để xưng thể hiện sự thân mật gần gũi mà không có ý tỏ thái độ ngạo mạn.

Ví dụ: “Chiều nay, ta lại nhà trọ nhỏ nhé!”.

1.6. “Họ” ngôi thứ ba số nhiều dùng cho người lớn và tỏ thái độ bình thường,

không đến nỗi khinh bỉ như “chúng”, “chúng nó”. “Chúng”, “chúng nó” dùng cho trẻ con hoặc khi người nói tự đặt mình ở cương vị cao hơn và tỏ vẻ coi thường hoặc miệt thị. Chẳng hạn: “Chúng nó là một lũ ô hợp”.

1.7. “Mình” là danh từ không phải chỉ họ hàng huyết tộc được dùng như một đại

từ. “Mình” có thể là đại từ nhân xưng trỏ ngôi thứ nhất, số ít (như tôi) trong khẩu ngữ và trong thể nhật ký. Có khi “mình” được dùng để xưng hô giữa vợ và chồng. Lúc này “mình” được dùng ở ngôi hai.

Chẳng hạn: “Mình nghĩ sao điều anh nói?”.

Như vậy, “mình” được dùng ở các ngôi và có thể được dùng như từ phản thân hoặc một hiện tượng phân thân. Chẳng hạn, trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du có câu: “Giật mình mình lại thương mình xót xa”.

Như đã biết, trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực mạnh mẽ của mối quan hệ liên cá nhân. Trong giao tiếp, để đạt hiệu quả giao tiếp thì người tham gia giao tiếp phải lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho đạt được mục đích giao tiếp. Bên cạnh

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w