DÙNG TÊN RIÊNG ĐỂ HÔ GỌ

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 36 - 37)

I. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT

2. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA LỚP TỪ ĐƯỢC DÙNG TRONG XƯNG HÔ

2.2. DÙNG TÊN RIÊNG ĐỂ HÔ GỌ

Trong giao tiếp, so với cách xưng hô bằng đại từ hoặc danh từ thân tộc, xưng hô bằng tên riêng cũng được sử dụng. Việc sử dụng cách hô gọi này cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Bởi vì, các nhân vật giao tiếp sử dụng tên riêng để xưng hô thì ít nhất giữa họ phải có sự quen biết từ trước. Hơn nữa, việc dùng tên riêng cũng thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Vì tên riêng là “địa hạt của cái tôi”. Do đó, việc dùng tên riêng để gọi khi chưa xác định rõ vai giao tiếp sẽ bị coi là bất lịch sự, đe dọa thể diện của người nghe và người nói sẽ bị coi là “hỗn”, “xấc xược”.

Việc xưng hô bằng tên riêng được sử dụng khá rộng rãi trong giao tiếp ở gia đình cũng như ngoài xã hội. Trong phạm vi gia đình, với những người tham gia giao tiếp thì cách xưng hô này thể hiện được tình cảm trìu mến giữa các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn, trong gia đình, nhiều trường hợp vợ chồng, anh chị em hay bề trên gọi con cháu bằng tên riêng. Thậm chí có trường hợp con cháu gọi bề trên bằng tên riêng kèm theo từ chỉ quan hệ. Tuy nhiên, dùng tên riêng để hô gọi trong quan hệ vợ chồng cũng thể hiện nét riêng trong gia đình người Việt. Có lẽ do quan niệm “nam tôn nữ ti” chi phối nên người chồng có thể gọi người vợ bằng tên

riêng, nhưng người vợ khi gọi người chồng bằng tên riêng phải kèm theo danh từ thân tộc “anh” ở trước.

Chẳng hạn: Ngọc em đón con nghe Ngọc! Anh Hùng lấy dùm em cái khăn nhé!

Còn ngoài xã hội, trong giao tiếp giữa những người cùng lứa tuổi, bằng vai thì cách xưng hô bằng tên riêng có thể rút ngắn khoảng cách giữa những người giao tiếp và đồng thời dễ tạo cảm giác bình đẳng, thân thiện giữa họ.

Chẳng hạn: “Chàng đưa tay phủi nhẹ mấy hạt cát bám trên gò má trắng hồng của Tuyết. Tuyết sung sướng ngước đôi mắt trong trẻo nhìn chàng âu yếm:

– Cảm ơn Hùng nhé!” (Hai khối óc,NamCao)

Có thể thấy, trong tình huống trên, việc hô gọi bằng tên riêng thể hiện được sự gần gũi, trìu mến giữa người nói với người nghe.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 36 - 37)