MỘT SỐ TỪ NGỮ KHÁC DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 38 - 39)

I. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT

2. GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA LỚP TỪ ĐƯỢC DÙNG TRONG XƯNG HÔ

2.4. MỘT SỐ TỪ NGỮ KHÁC DÙNG ĐỂ XƯNG HÔ

Ngoài cách xưng hô bằng các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, người Việt còn sử dụng một số từ, tổ hợp từ định vị không gian như “đây, đấy, đằng ấy”. Các từ này chỉ được dùng trong quan hệ thân hữu hoặc sỗ sàng. Ví dụ: Đằng ấy còn nhớ gì hôm qua không?

Bên cạnh các chỉ định từ không gian được dùng trong xưng hô, các danh từ chung còn được dùng để hô gọi. Trong trường hợp này chúng thường được dùng theo lối ẩn dụ, hoán dụ.

Chẳng hạn: “Trời, rồng đến nhà tôm, lâu quá anh mới ghé chơi”.

Ở ví dụ trên vị thế giao tiếp của Speaker 2 (SP2) được đề cao thông qua việc

Speaker 1 (SP1) sử dụng danh từ chung “rồng” để gọi SP2 theo lối ẩn dụ. Với việc sử dụng này, SP1 tôn vinh vị thế SP2 và hạ mình thấp xuống một bậc. Đồng thời, việc ghé chơi của SP2 là điều mà SP1 mơ ước và không dám nghĩ tới.

Cách xưng hô bằng các danh từ chung theo lối ẩn dụ, hoán dụ không chỉ được dùng trong phong cách nghệ thuật mà còn được sử dụng khá rộng rãi trong khẩu ngữ. Tuy nhiên, sự hô gọi ấy hướng tới ai, nhằm mục đích gì và trong hoàn cảnh như thế nào? Trong phong cách khẩu ngữ của người Việt xuất hiện khá nhiều cách hô gọi này. Chẳng hạn, lời rao hàng trong mua bán hay lời hô gọi như: xe ôm, tắc xi,…

Mặt khác, các vị từ đã danh hóa như: “Lão, già, bé, nhỏ cưng” cũng được dùng để xưng hô.

“ Lão”, “già” dùng để chỉ người lớn tuổi. Trong đó, “già” thường dùng làm phương tiện xưng hô của các dân tộc thiểu số.

“Bé”, “cưng”, “nhỏ” được dùng để hô gọi một cách thân mật, trìu mến. Người lớn như: “ông, bà, anh chị” gọi con em của mình bằng “bé”. Ngoài ra “bé” có thể đi kèm với danh từ chỉ tên riêng để hô gọi

Chẳng hạn: “Bé Trân lại đây chị bế nào!”

Còn “nhỏ” được dùng để xưng hô một cách thân mật trong quan hệ bạn bè hoặc người yêu. Đôi khi “nhỏ” cũng được dùng để hô một cách sỗ sàng.

Ví dụ: Chiều nay, nhỏ cho ta mượn cuốn sách tiếng Việt nhé!

“Cưng” được dùng để hô trong phương ngữNambộ nhằm thể hiện tình cảm thân mật, trìu mến có thể xưng hô trong phạm vi gia đình hoặc ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w