II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC CUỘC GIAO TIẾP TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
2. Tìm hiểu về cuộc đời và văn nghiệp củaNamCao có rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô dưới ánh sáng của dụng học vẫn còn là “mảnh đất mới mẻ” hấp dẫn các nhà Việt ngữ. Qua việc khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong 15 truyện ngắn củaNamCao chúng tôi thấy:
Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác phẩm củaNamCao rất phong phú và đa dạng. Tùy từng nhân vật, tâm trạng và hoàn cảnh mà nhân vật của ông có cách sử dụng các từ xưng hô thích hợp. Mặt khác, việc sử dụng các từ xưng hô không chỉ thể hiện thái độ, tính cách của nhân vật mà nó còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong giao tiếp của người Việt. Hơn nữa, các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác phẩm của Nam Cao mang hơi thở của cuộc sống, rất gần với ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày. Do vậy, ngôn ngữ trong tác phẩm củaNamCao vẫn hiện đại và nhân vật của ông vấn rất gần gũi với chúng ta.
Trong sáng tác của mình,NamCao thường mở đầu tác phẩm bằng liên kết hồi qui thông qua việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi ba “hắn”, khi chưa có dòng nào giới thiệu về nhân vật. Với cách mở đầu này, nhà văn tạo nên lối viết độc đáo trong các truyện ngắn, tạo cho người đọc cảm giác nhân vật rất quen thuộc, gần gũi, tồn tại bên cạnh họ, trong thôn xóm của họ. Bên cạnh đó,NamCao thường gọi nhân vật bằng các đại từ ngôi ba số ít như: “Hắn, y, thị”, các đại từ này thường mang sắc thái khinh miệt, không tôn trọng đối với đối tượng được nói đến. Do vậy, đọc truyện củaNamCao, ta những tưởng nhà văn đang nhìn nhân vật với cái nhìn khắc nghiệt, lạnh lùng đến tàn nhẫn. Tuy nhiên, khi đặt cách gọi ấy trong một hoàn cảnh cụ thể, ở một nhân vật cụ thể thì lại ẩn chứa “lớp trầm tích yêu thương” của tác giả. Mặt khác, việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong các cuộc thoại còn góp phần không nhỏ trong việc khắc họa tính cách, diễn biến tâm trạng của nhân vật. Thông qua cách gọi của các nhân vật trong cuộc thoại, nhà văn hé mở cho chúng ta biết tâm trạng, thái độ, quan hệ, tính cách của các nhân vật. Việc mở đầu tác phẩm bằng một từ nhân xưng ngôi ba “hắn” là một sự sáng tạo tuyệt
vời của Nam Cao, với cách viết này, nhà văn đã tạo ra một kết cấu mới mẻ cho tác phẩm của mình.
Các đại từ nhân xưng không chỉ tạo nên lối viết mới mẻ cũng như kết cấu độc đáo trong tác phẩm củaNamCao mà nó còn thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô còn góp phần không nhỏ trong việc khắc họa rõ nét tâm trạng và tính cách của nhân vật. Trong tác phẩm củaNamCao, một từ xưng có thể kết hợp với nhiều từ hô và ngược lại. Tùy từng trường hợp, các mối quan hệ mà đại từ “tôi” có thể kết hợp với các từ khác nhằm diễn đạt những sắc thái tình cảm khác nhau. Có lúc là tình cảm trang trọng, lịch sự. Đôi khi, là sự thân mật, trìu mến. Nhưng cũng lúc, đó lại là sự trịch thượng, hách dịch của kẻ bề trên. Các đại từ nhân xưng trong tác phẩm
củaNamCao mang hai sắc thái: yêu thương, trìu mến hoặc căm ghét, khinh bỉ của người nói đối với người nghe.
Bên cạnh các đại từ nhân xưng, việc sử dụng các lớp từ khác làm phương tiện xưng hô trong tác phẩm củaNamCao khá phổ biến và cũng không kém phần đặc sắc. Các lớp từ này có các giá trị sau:
Một là, sự tự khẳng định của người nói bằng cách xưng vượt cấp. Đây là cách xưng hô nâng mình lên so với vị thế vốn có. Thông qua cách xưng, nhân vật được khắc họa với nét tính cách ngạo nghễ, hung hãn xem thường người khác.
Hai là, sự khiêm nhường, hạ mình của người nói được biểu hiện qua cách xưng khiêm. Cách xưng hô này đối lập với cách xưng tự khẳng định mình, tức là người nói tự hạ thấp hơn so với vị thế mà mình có thể có trong giao tiếp. Xưng khiêm là cách xưng hô thể hiện sự kín đáo trong giao tiếp của người Việt. Đối với người xưng khiêm, việc áp dụng chiến lược xưng hô này đôi khi không làm giảm địa vị mà trái lại còn có thể khẳng định vai vế, uy lực của mình một cách chắc chắn. Mặt khác, cũng lối xưng hô này người nói có thể tác động đến người nghe khiến người nghe có những biến đổi trong trạng thái tâm lí và hành động tương ứng với hành động mà người phát yêu cầu.
Ba là, phản ánh thái độ, quan hệ của các nhân vật qua các danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô. Đó là thái độ căm ghét, khinh bỉ hoặc tình cảm yêu thương trìu mến của người nói đối với người nghe. Sở dĩ sự căm ghét, khinh bỉ của người nói đối với người nghe được thể hiện một cách sâu sắc và có đối tượng cụ thể là do sự có mặt của từ chỉ xuất “cái” cùng chỉ định từ “này”. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa chỉ xuất “cái” với tên riêng cùng chỉ định từ “này, kia, đó” trong cấu trúc của danh ngữ xưng hô không phải lúc nào cũng mang thái độ căm ghét, mà đôi khi nó còn
mang ý nghĩa yêu thương trìu mến của người nói đối với người nghe. Mặt khác, các danh ngữ có danh từ trung tâm “thằng” cũng thể hiện sắc thái mỉa mai, khinh miệt của người nói. Bởi vì, cách gọi “thằng” thường có ý không kính trọng lại thêm sự kết hợp với từ chỉ xuất “cái” cùng các chỉ định từ nên sắc thái khinh miệt càng thể hiện rõ rệt hơn nữa. Bên cạnh đó, việc sử dụng các vị từ đã được danh hóa kết hợp với tên riêng cũng có thể mang hai tình cảm khác nhau: thân mật, suồng sã hoặc kính trọng. Điều tạo nên sự khác biệt trong cách gọi này còn tùy thuộc đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
Bốn là, các danh ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, phẩm hàm không chỉ phản ánh cách xưng hô của một giai đoạn lịch sử mà việc sử dụng các danh ngữ này cũng góp phần quan trọng trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật.
Như vậy, bên cạnh những giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng thường thấy của các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tiếng Việt, trong truyện ngắn củaNamCao các phương tiện xưng hô này còn mang những giá trị ngữ dụng khác. Có được điều này vì Nam Cao đã đặt các phương tiện xưng hô vào cuộc sống đời thường, ở đó có: Ai nói, nói với ai và nói trong hoàn cảnh như thế nào? Và có lẽ điều quan trọng góp phần tạo nên nét nghĩa mới chính là sự am hiểu sâu sắc cùng sự sáng tạo “đào sâu những nguồn chưa ai khơi” của tác giả.
Tiếp cận tác phẩm củaNamCao dưới ánh sáng của dụng học là vấn đề mới mẻ. Đề tài có thể giúp ích cho người đọc, người dạy, người yêu thíchNamCao có thêm hướng tiếp cận mới trong việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong tác phẩm của nhà văn. Tuy nhiên, do trình độ bản thân và thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn. Có điều kiện, chúng tôi sẽ nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về từ ngữ xưng hô trong tất cả các sáng tác củaNamCao dưới ánh sáng của dụng học. Và so sánh cách sử dụng từ ngữ của ông với các nhà văn hiện đại để thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt qua từng thời đại.
PHỤ LỤC
Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn củaNamCao
1. Chí Phèo
– Hắn, tao – mày, thị, tớ – đằng ấy, cụ bá, lão tự này, lão, cụ, cụ ông, anh, anh Chí,
anh ta, anh binh, chị binh, cái thằng Chí Phèo, cái bà ba trẻ này, cái thằng liều lĩnh, cha con thằng bá Kiến, cái thằng không cha không mẹ này, thằng Lí Cường, cái anh này, cái cụ bá thét ra lửa ấy, cái lão cáo già này, cái thằng bá Kiến này, cái
thằng liều lĩnh, thằng Chí Phèo này, thằng Năm Thọ, một thằng đầu bò, những thằng du côn, thằng này, những thằng bạt mạng, cái giống nhà mày, thằng cha từ này, một người đàn bà ngồi tênh hênh, người đàn bà khốn nạn kia, cái người đàn bà dại dột, người đàn bà ấy, cái thằng mà cả làng sợ hắn, thằng đàn ông, cái thằng trời đánh không chết ấy, cái thằng Chí Phèo, một thằng không cha, thằng Chí Phèo, thằng mọt già ấy.
2. Nửa đêm
– Hắn, tao, tôi, thị, ông Thiên Lôi, thằng Trương Rự, con vợ khốn nạn kia, người
đàn bà khốn nạn, cái lão chánh hội ăn cướp ấy, Thiên Lôi, thằng Thiên Lôi, thằng chánh hội, người ấy, kẻ giết người kia, những kẻ hung bạo, thằng bé, cái thằng Đức, con thằng Thiên Lôi, thằng bé khốn nạn, thằng bé kia, cái giống nhà thằng Thiên Lôi, cái giống nhà mày bạc, một thằng ngớ ngẩn, cái thằng Thiên Lôi ấy, con một thằng giết người.
3. Đời thừa
– Hắn, gã trẻ tuổi say mê lí tưởng, gã tình nhân vô liêm sỉ ấy, tôi – mình, mình –
em, thằng này, một thằng khốn nạn.
4. Nước mắt
– Hắn, thị, tôi, thằngChuyên, cái Hường, thằng ấy, thằng ở, tôi – mình, mình – em, ông, ông đội trạm, ông phán, người thư kí, gã, gã kia.