DANH NGỮ PHẢN ÁNH CHỨC VỤ, NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 61)

II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC CUỘC GIAO TIẾP TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

2. LỚP TỪ ĐƯỢC DÙNG TRONG XƯNG HÔ

2.4. DANH NGỮ PHẢN ÁNH CHỨC VỤ, NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT

đàn ông cao tuổi đáng thương, cách xưng hô ấy thể hiện một cách rõ nét sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng trong cách gọi.

2.4. DANH NGỮ PHẢN ÁNH CHỨC VỤ, NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT VẬT

Khảo sát 15 truyện ngắn củaNamCao, chúng tôi nhận thấy: Do các truyện lấy bối cảnh là làng quê ViệtNamthời kì thực dân – phong kiến cho nên trong một số truyện ngắn có xuất hiện nhóm danh từ chỉ phẩm hàm được dùng để hô gọi và có kèm theo những danh từ chung khác (thường là danh từ thân tộc).

Trong truyện ngắn “Chí Phèo, vợTrầnVăn Chức được gọi là “chị binh” cho thấy người phụ nữ này có chồng đi lính.

Trong truyện “Tư cách mõ”, anh cu Lộ là một người hiền lành, chất phác nhưng khi anh nhận làm mõ thì những người xung quanh dè bỉu, miệt thị anh qua cách gọi “một thằng mõ”, “thằng mõ”. “Mõ” là nghề bị coi là hèn nhất trong xã hội bởi câu “tham như mõ”. “Thằng” thể hiện thái độ không kính trọng đối với người được nói đến. Do đó, cách gọi “thằng mõ” không chỉ phản ánh nghề nghiệp của nhân vật mà còn kèm theo cả sắc thái miệt thị.

Trong số 15 truyện ngắn được khảo sát, chúng tôi thấy: Bên cạnh các danh từ chỉ phẩm hàm còn có các danh từ chỉ nghề nghiệp được dùng để hô gọi như: Ông giáo, ông đồ Cảnh, bà đồ Cảnh, ông đội trạm, người thư ký, cậu phán, thầy lang.

Trong “Lão Hạc”, mối quan hệ giữa lão Hạc và ông giáo không đơn thuần chỉ là quan hệ láng giềng mà họ còn là tri kỉ. Tuy nhiên, xét theo địa vị xã hội thì ông giáo ở địa vị cao hơn lão Hạc. Do vậy, tuy đối đãi với nhau như tình của những người tri kỉ nhưng lão Hạc vẫn giữ thái độ trân trọng với ông giáo. Lão Hạc không gọi là “anh giáo” hay “cậu giáo” mà gọi là “ông giáo”. Cách gọi bằng danh từ thân tộc “ông” mang sắc thái kính trọng kết hợp với danh từ chỉ nghề nghiệp “giáo” thể hiện sự tôn trọng của lão Hạc đối với người có học, và lão Hạc vẫn giữ khoảng cách đối với người láng giềng của mình chứ không suồng sã, thân mật.

Như vậy, việc sử dụng các danh từ, danh ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp không chỉ phản ánh cách xưng hô của một giai đoạn lịch sử mà nó còn kèm theo thái độ của người nói đối với chức vụ, nghề nghiệp của người nghe.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w