III CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ GIÁ

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 40 - 42)

II. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC CUỘC GIAO TIẾP TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

1. III CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ GIÁ

DỤNG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO VÀ GIÁ TRỊ NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA CHÚNG

Như đã nói ở chương I, phần B, Nam Cao là một cây bút bậc thầy trong nền văn xuôi hiện thực ViệtNam. Ngôn ngữ trong các truyện ngắn của ông được cá tính hóa cao, tức là nhân vật nào thì ngôn ngữ ấy, tính cách nào thì ngôn ngữ đó. Do vậy, ngôn ngữ mà nhân vật sử dụng để giao tiếp với nhau cũng thể hiện sự tài tình trong việc khắc họa chân dung nhân vật của nhà văn. Bởi vì, nói cho cùng thì một tác phẩm văn học là “một đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn, nhà văn đã tái tạo những con người, những tính cách trong tác phẩm của mình. Mặt khác, nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao là lối kể chuyện mới mẻ với ngôn ngữ và giọng điệu mang tính đặc sắc và hiện đại. Trong đó, lời nhân vật, lời tác giả đan xen hòa nhập vào nhau. Đồng thời, thủ pháp miêu tả nội tâm trong việc khắc họa những suy nghĩ, trăn trở, day dứt của nhân vật về cuộc đời, về nghệ thuật cũng góp

phần tạo nên phong cách Nam Cao. Chính vì lẽ đó, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô được nhà văn sử dụng trong các tác phẩm để thấy được nét đặc sắc về ngôn ngữ của các nhân vật trong các cuộc thoại.

Theo sơ đồ, các cuộc giao tiếp có sự luân phiên vai nói và vai nghe giữa các nhân vật. Tuy nhiên, trong một số truyện ngắn của Nam Cao, trong cuộc thoại chỉ có lời của Speaker 1 (SP1) mà thôi. Tùy theo từng tác phẩm cụ thể mà giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng cũng khác nhau.

Trong sáng tác của mình, Nam Cao đã sử dụng linh hoạt hệ thống từ xưng hô để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật. Khảo sát 15 truyện ngắn viết trước cách mạng của Nam Cao, chúng tôi nhận thấy hầu như truyện nào nhà văn cũng để cho nhân vật giao tiếp bằng lời với nhau. Trong các cuộc giao tiếp, tính cách, tình cảm, thái độ của nhân vật được bộc lộ rõ nét qua cách xưng hô. Một kết quả nữa mà chúng tôi thu được là dù nhân vật có tên cụ thể hay không tên thì nhà văn cũng qui về “hắn”, ngôi ba. Bên cạnh đó, các tác phẩm của Nam Cao lấy bối cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám. Do vậy, những nhân vật nữ đều được gọi là “thị”, “y”.

Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô được sử dụng trong một số truyện ngắn của Nam Cao là:

– Các đại từ nhân xưng: hắn, tao, mày, y, thị, tôi,… – Lớp từ được dùng trong xưng hô:

+ Các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: lý trưởng, ông trưởng trạm,… + Các danh từ thân tộc: bà, cháu, cụ, ông, anh,…

+ Vị từ đã được danh hóa: lão, lão Hạc, lão bá, lão tự này,…

+ Các danh ngữ làm phương tiện xưng hô: ông Thiên Lôi, cái thằng liều lĩnh, thằng Chí Phèo, cái thằng bá Kiến này,…

Qua việc nghiên cứu các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô, chúng tôi thấy các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số tác phẩm của Nam Cao rất phong phú và đa dạng. Tùy theo mối quan hệ mà các cặp từ xưng hô được sử dụng một cách thích hợp. Nhà văn đã tỏ ra tinh tế trong việc gọi tên cũng như cách lựa chọn từ xưng hô cho các nhân vật. Thế giới nhân vật của ông hết sức đông đảo, nhưng chủ yếu tập trung ở hai loại: nhân vật tri thức và người nông dân nghèo trước cách mạng. Mỗi người mỗi tính cách, hoàn cảnh cũng khác nhau nhưng bản chất của mỗi nhân vật được bộc lộ rõ nét qua lời nói và hành động. Do đó, Nam Cao đã để

cho nhân vật thể hiện hết thái độ, tính cách và cả bản sắc văn hóa địa phương qua ngôn ngữ xưng hô.

Một phần của tài liệu Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w