Tình hình phát triển trang trạichăn nuôi trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 31)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.1.Tình hình phát triển trang trạichăn nuôi trên thế giới

Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số của cả hành

tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn gien và đa dạng sinh học trên trái đất. Do đó chăn nuôi trang trại đã được khẳng định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại chăn nuôi rất đa dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất.Ở hầu hết các nước, trang trại chăn nuôi là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2019 số lượng đầu gà trên thế giới có trên 25.915 triệu con. Tốc độ tăng về số lượng hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm, riêng năm 2019 tăng 1,97% so với năm 2018.

Hiện nay các quốc gia có số lượng gà lớn của thế giới như: Trung Quốc 5.302,7 triệu con gà, nhì là Mỹ 2000 triệu con, ba Indonesia 1.349,6 triệu, bốn Iran 880 triệu con, năm Ấn Độ 841,8 triệu con. Việt Nam về chăn nuôi gà có 218 triệu con đứng thứ 16 thế giới.

Bảng 2.1 Các nước có số lượng gà nhiều nhất trên thế giới STT

1 China

2 Mỹ

3 Indonesia

4 Brazil

5 Iran (Islamic Republic of)

6 India 7 Mexico 8 Russian Federation 9 Pakistan 10 Japan 16 Việt Nam Nguồn: FAO năm 2020

Về sản phẩm thịt: Với số lượng gà nuôi như trên, tổng sản lượng thịt gà sản xuất của thế giới là trên 87,1 triệu tấn, riêng Châu Á là 29,2 triệu tấn. Cơ cấu về thịt gà của thế giới là 28,5%. Các cường quốc về sản lượng thịt gà năm 2011: Nhất Hoa Kỳ 16,9 triệu tấn, nhì Trung Quốc 12,1 triệu tấn, ba Brazin 10,7 triệu tấn, bốn Mexico 2,7 triệu tấn, năm Liên Bang Nga 2,6 triệu/năm. Sản lượng thịt gà của Việt Năm là trên 0,6 triệu tấn/năm.

Về con giống: Trong những năm qua, các nhà chăn nuôi đã rất nỗ lực nghiên cứu, lai tao, nhân giống để cải tiến chất lượng thịt và sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là kết hợp các đặc điểm tốt của vật nuôi bằng biện pháp lai giống, họ đã tạo ra nhiều tổ hợp vật nuôi có chất lượng thịt và thân thịt cao, có khả năng kháng bệnh. Hầu hết các giống gà nhà hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ giống gà lông màu của châu Á, chúng to hơn, có năng suất cao hơn tổ tiên, được chia làm 4 nhóm: chuyên trứng, chuyên thịt (hoặc kiêm dụng), làm cảnh và gà chọi, bao gồm 1233 giống đã được công nhận. Hầu hết giống phục vụ nuôi gà thương phẩm đều là con lai.

Về phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.

Phương thức chăn nuôi quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công nghiệp, thâm canh, các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo, nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính...

Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh tại phần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch, đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưa chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang được đặt ra cho

thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng. Tuy nhiên chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.

Khu vực Châu Á bao gồm các nước đang phát triển, dân số đông, mật độ dân số lớn và nông nghiệp còn lạc hậu so với các châu lục khác. Tổng dân số Châu Á là 4.166,0 triệu người chiếm trên 60% dân số thế giới song bình quân về sản phẩm chăn nuôi trên đầu người thấp so với trung bình của thế giới, bình quân về số lượng thịt trên đầu người của Châu Á là 31,3 kg/người/năm. Về Số lượng: Theo số liệu thống kê của FAO năm 2011, tổng đàn gà Châu Á là 11,279 triệu con. Năm nước có số lượng gà lớn nhất Châu Á là Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Iran và Pakistan. Tổng sản lượng thịt gà của Châu Á là: 29,2 triệu tấn, cơ cấu thịt gà chiếm 18,21%. Năm nước có nhiều thịt gà nhất ở Châu Á: Thứ nhât Trung Quốc 12,1 triệu tấn, thứ hai Iran 1,6 triệu tấn, thứ ba Indonesia 1,5 triệu tấn, thứ tư Nhật Bản 1,4 triệu tấn, thứ năm Turkey 1,29 triệu tấn. Việt Nam

Xu hướng của thị trường. Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm thịt chăn nuôi của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là thịt. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm trong đó có thịt gà chiếm vị trí quan trọng nhất về số lượng.

Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ về số lượng vật nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi sẽ được toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ trang trại đến bàn ăn. Quản lý, kiểm soát chất thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường sống cho con người là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn cầu. Một vấn đề khác đang đặt ra là phát triển chăn nuôi phải thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều quốc gia có nhiều nguy cơ nhất trong đó có Việt Nam.

thức nuôi nhốt công nghiệp đang bị giảm mạnh tại phương tây (do những hậu quả nặng nề về môi trường và xã hội) thì lại đang bùng lên, phát triển mạnh ở châu Á, nơi mà các nhà chăn nuôi có thể tiến hành kinh doanh theo phương thức ấy mà ít bị can thiệp bởi các cá nhân và phong trào phản đối về sự vi phạm và tàn phá môi trường.

Ở Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển khác, người ta đã cơ bản chuyển từ sản xuất tại các nông trại truyền thống, chăn thả nhỏ lẻ sang trang trại quy mô lớn. Ở các nước đang phát triển, các trang trại chăn nuôi lớn chủ yếu nằm trong các khu vực gần hay ngay trong các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, đây cũng là thách thức lớn của thế kỷ 21.

Trong thời gian gần đây, trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch mới, trong chăn nuôi gà điển hình là dịch cúm gia cầm H5N1, H1N9…chúng lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông đúc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến. Ở Hoa Kỳ, ngành chăn nuôi tiêu thụ đến 70% tổng lượng thuốc kháng sinh hàng năm. Ở Thái Lan, để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm, người ta đã hủy diệt của gần một nửa trong tổng số đàn gà đẻ 30 triệu con của nước này.

Ngành chăn nuôi đang thải ra 18 % lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas -GHG), lượng carbon dioxide do chăn nuôi thải ra cao hơn nhiều so với ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra 37 % khí methane (làm nóng trái đất, tác hại gấp 20 lần ảnh hưởng của khí carbon dioxide), 65% nitơ oxide, một trong những loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất, hầu hết đều từ phân động vật. Phần lớn chất thải của các trang trại chăn nuôi công nghiệp đã vượt quá nhu cầu sử dụng của các trang trại trồng trọt lân cận. Kết quả là, phân, từ chỗ là một nguồn phân bón có lợi trở thành chất thải độc hại: nitrat, kim loại nặng, thuốc kháng sinh … trong phân thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng. Và Thái Lan cũng là một nước đã thành công khi đưa ra chính sách đánh thuế rất cao đối với những trang trại trong vùng có bán kính cách trung tâm thủ đô Bangkok 100 km, nhờ vậy, trong hơn một thập kỉ qua, số lượng vật nuôi trong khu vực này đã giảm đi rõ rệt. Theo Tiến sĩ Kate Rawles, trong thế kỷ 20, nhân loại đã đặt ra 3 mục tiêu để phát triển bền vững:

bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Sang thế kỷ 21, được bổ sung thêm 1 mục tiêu nữa, đó là đảm bảo quyền lợi động vật (animal welfare). (trích theo Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng, 2017).

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 31)