Tăng cường củng cố các mối liên kết trong chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.4. Tăng cường củng cố các mối liên kết trong chăn nuôi gà

Qua điều tra cho thấy, gà giống của các cơ sở ấp nở tại địa phương không đáp ứng đủ cho nhu cầu chăn nuôi gà ở Phú Bình, các hộ chăn nuôi đã nhập gà giống từ các cơ sở ở địa phương khác. Vì vậy, ngoài việc khuyến khích đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất giống cần tuyên truyền, vận động, tổ chức tốt và tăng cường liên kết các hộ chăn nuôi với nguồn cung cấp giống cố định. Tăng cường đầu tư của nhà nước, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng các lò ấp nở gà giống cho địa phương, hạn chế nhập giống ở địa phương khác, không đồng đều về chất lượng. Huyện Phú Bình cần khuyến khích các hộ chăn nuôi gà tự ấp nở con giống, bên cạnh đó nuôi kết hợp gà ở nhiều loại tuổi khác nhau để có thể nuôi được nhiều lứa trong năm, rút ngắn chu kì chăn nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi. Đối với các con giống nhập từ địa phương khác về, cần có công tác kiểm tra, kiểm dịch nguồn gốc, tránh không để dịch bệnh lây lan và ảnh hưởng đến đàn gà đã có của huyện. b. Liên kết trong quản lý dịch bệnh và thú y

Huyện Phú Bình cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, điện, mặt bằng kinh doanh… tạo điều kiện cho các hãng thức ăn, hãng thuốc thú y đầu tư mở rộng mạng lưới tiêu thụ gần hơn nữa tới người chăn nuôi gà. Về thuốc thú y: nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại lý, cửa hàng thuốc, tăng cường công

tác kiểm tra kiểm soát hoạt động cung ứng thuốc, vaxcin, các hoạt động phòng dịch. Tổ chức tốt việc tiêm phòng dịch định kỳ cho các hộ chăn nuôi, liên doanh, liên kết với các hãng thuốc thú y đứng ra làm nhà phân phối thuốc thú y với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Về thức ăn hỗn hợp: Tăng cường các hoạt động liên kết với các công ty sản xuất cám, có thể đứng ra nhận các đơn đặt hàng, khuyến khích các đoàn thể, hội chăn nuôi và tiêu thụ gà… đứng ra bảo lãnh cho hội viên, người chăn nuôi mua chịu, mua trả chậm thức ăn, thuốc và vaxcin thú y… c. Liên kết trong vay vốn Các nguồn vốn ở Phú Bình hiện nay đã đa dạng, phần lớn hộ chăn nuôi vay vốn của ngân hàng NNo & PTNT và ngân hàng CSXH. Huyện Phú Bình phải có các chính sách nâng cao hiệu quả cho vay vốn của các tổ chức cho vay vốn chính thống, đặc biệt là nguồn quỹ hỗ trợ việc làm của ngân hàng chính sách cần tăng thêm nguồn vốn cho vay, tăng thời gian vay vốn, nâng cao mức vay của một hộ. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn vốn phải thường xuyên, tránh trường hợp lãng phí nguồn vốn.

d. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, các kênh tiêu thụ gà đã đa dạng hơn, số lượng tư thương tìm đến mua gà đã tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, với sự phát triển này đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa người chăn nuôi, người tiêu thụ, và chính quyền địa phương, tránh trường hợp lợi dụng thương hiệu, gà lậu. Như vậy, trước tiên Phú Bình cần tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý chặt chẽ tình hình thu mua gà ở Phú Bình. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hội liên gia, liên kết chặt chẽ giữa các hộ chăn nuôi, các hội liên gia để không bị ép giá, cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w