Thị trường tiêu thụ gà của các trang trại huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.3.Thị trường tiêu thụ gà của các trang trại huyện Phú Bình

Chăn nuôi gà thịt ở huyện Phú Bình theo hướng chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp mà đa phần trong nghiên cứu này nhắc tới là chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp (gà thả vườn đồi), do vậy kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt tại huyện

Người tiêu dùng cuối cùng

Hình 3.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà tại huyện Phú Bình

Do xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đối với sản phẩm gà thịt, đặc biệt là gà nuôi thả vườn là tiêu dùng gà sống nhất là trong những dịp ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ. Mặt khác, hiện nay có rất ít cơ sở lớn chuyên chế biến gà ta sạch ở miền Bắc, do vậy, tác nhân là các lò mổ lớn trong mắt xích tiêu thụ gà thịt là không có mặc dù quy mô chăn nuôi, tổng đàn gà thịt của địa phương là khá lớn.

Phần lớn sản phẩm gà thịt được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương lái địa phương và thương lái ở địa phương khác (Hình 1). Sản lượng gà thịt được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 80% tổng sản lượng gà. Số còn lại được đem bán ở các chợ tại địa phương, người giết mổ gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ tại địa phương. Số gà tiêu thụ qua các thương lái được chuyển đến các đại lý bán buôn tiêu thụ gà ở Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang... một số tỉnh miền Nam và địa phương khác và mắt xích cuối cùng là người tiêu dùng sản phẩm gà thịt trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Năm 2014 huyện xây dựng thành công thương hiệu "Gà đồi Phú Bình" được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận, đây là điều kiện nâng cao giá trị gia tăng cho ngành chăn nuôi và giúp người dân nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, sản phẩm gà đồi Phú Bình còn chưa tiếp cận được thị trường xa ngoại tỉnh nên thường bị các thương lái buôn thu mua và bán dưới danh nghĩa gà đồi Yên Thế.

Người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi tiêu thụ khi có kênh tiêu thụ trực tiếp từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng chủ yếu là hàng xóm, người địa phương khi có nhu cầu như cưới hỏi cần tiêu thụ một lượng lớn. Một hộ chăn nuôi có thể bán

sản phẩm gà thịt theo nhiều kênh khác nhau với mức giá cả thoả thuận. Yếu tố thời vụ, những thời điểm khác nhau trong năm,…làm cho lượng tiêu thụ và giá tiêu thụ ở mức khác nhau đặc biệt là vào các dịp lễ tết, hội hè,…

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn thị trường tiêu thụ sản phẩm gà đồi thịt của người chăn nuôi gà tại huyện Phú Bình là chưa chắc chắn, phần lớn còn phụ thuộc vào các thương lái thu mua ở địa phương và các địa phương khác. Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng mới chỉ xuất hiện ở một số ít các trang trại và doanh nghiệp thương mại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, giết mổ. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong việc phát triển chăn nuôi gà tại huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 59)