Bài học kinh nghiệm và đánh giá về khoảng trống trong các nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.4.Bài học kinh nghiệm và đánh giá về khoảng trống trong các nghiên cứu

Từ thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở các địa phương trong nước cũng như các nghiên cứu có liên quan trên đây, một số bài học kinh nghiệm và khoảng trống nghiên cứu sau đây được rút ra đối với nghiên cứu này là:

- Phát triển kinh tế trang trại nói chung, trang trại chăn nuôi, chăn nuôi gà nói riêng đang có những bước tiến bộ rất đáng kể, cả về số lượng và chất lượng, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinhtế.

- Đã có nhiều các kết quả nghiên cứu về trang trại và kinh tế trang trại, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại và tác động, hiệu quả của kinh tế trang trạitrong phát triển nông nghiệp nông thôn. Đó là những cơ sở khoa học, cung cấp phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể để đề tài tham khảo học tập.

- Trên thực tiễn đất nước việt Nam có điều kiện tự nhiên trải dài trên 15 vĩ tuyến và điều kiện xã hội có 54 dân tộc khác nhau, đã hình thành lên nhiều vùng sinh thái, nhân văn khác nhau có những lợi thế cạnh tranh trong phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, vấn đề đặt ra là: nghiên cứu một cách hệ thống, khách quan về tiềm năng, lợi thế cũng như cũng khó khăn, bất cập của từng vùng sinh thái khác nhau từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả đến nay chưa nhiều vì vậy tác giả nghiên cứu đề tài trên nhằm khắc phục hạn chế đó.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. V trí địa lí

Phú Bình, là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằmphía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km. Tổng diệntích đất tự nhiên của huyện là 252,20 km2. Dân số năm 2016 là 145.810 người, mật độ dân số 578 người/ km2.

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51’ – 106o02’ kinh độ Đông.

Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Đồng Liên, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa,Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh, Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.

Các xã của huyện được chia làm ba vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn sông Máng gồm 7 xã: Bàn Đạt, Đông Liên, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bảo Lý và Tân Hòa. Vùng 2 gồm thị trấn Hương Sơn và 6 xã vùng nước máng sông Cầu: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nước máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thụy, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ.

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3 km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện. Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh và đã hoàn thiện đi vào sử dụng. Sở Giao thông vận tải đã tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Việc hoàn thành tuyến đường này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đã được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng (UBND huyện Phú Bình, 2020 về báo cáo thổng kết năm 2019)

2.1.2. Tim năng v t nhiên

* Địa hình

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địahình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp cũng như phát triển KTTT.

* Đất đai

Theo số liệu thống kê do Chi cục Thống kê huyện Phú Bình cung cấp, năm 2016 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 25.221 ha, trong đó đất nông nghiệp có 21.186 ha, (chiếm 84%), đất sản xuất nông nghiệp 15.125 ha (chiếm 71,39%), đất lâm nghiệp 5616 ha (chiếm 26,5%), đất nuôi trồng thủy sản 409 ha (chiếm 2%); đất nông nghiệp khác 36 ha (chiếm 0,17%). Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2016, trồng lúa chiếm 55%, trồng cây hàng năm khác chiếm 20% và trồng cây lâu năm chiếm 25%. Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện.

Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo.

Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều.

Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở ít thay đổi. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ quĩ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết.

Theo báo cáo thống kê của phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Bình, từ ngày 1/1/2016 đến ngày 1/1/2017 đã có sự biến động về sử dụng đất như sau:

Đất nông nghiệp giảm 44,09 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp, trong đó: Đất trồng lúa giảm 22,11 ha; đất trồng cây hàng năm khác giảm 9,02 ha; đất trồng cây lâu năm giảm 4,97 ha; đất rừng sản xuất giảm 32,67 ha; đất nuôi trồng thủy sản giảm 0,75 ha. Đất nông nghiệp khác tăng 25,43 ha.

Từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12/2018 biến động sử dụng đất của các loại đất như sau:

- Đất nông nghiệp

Theo báo cáo thống kê của phòng tài nguyên môi trường huyện Phú Bình cho thấy, diện tích đất trồng lúa đang có xu hướng giảm, từ 7296,24 ha năm 2017 giảm còn 7276,87 ha năm 2018 (giảm 19,37 ha) do một số lý do: chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác; đất ở tại nông thôn; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất công cộng; đất sông, suối;… Như vậy chỉ tính từ ngày 31/12/2017 đến 31/12/2018 diện tích đất trồng lúa của huyện giảm 19,37 ha. Diện tích đất trồng cây hàng năm giảm từ 10.125,20 ha năm 2017 xuống còn 10.102,75 ha năm 2018 (giảm 22,45 ha). Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có biến động giảm do chuyển sang đất ở tại nông thôn, chuyển chuyển sang đất công cộng…và một số nguyên nhân khác đã làm cho diện tích bị giảm từ 2.828,95 ha năm 2017 xuống còn 2.825,87 năm 2018 (giảm 3,08 ha).

Diện tích đất trồng cây lâu năm trong kỳ đã tăng từ 4.339,32 ha năm 2017 lên 4.339,60 ha năm 2018 (tăng 0,28 ha).

- Đất lâm nghiệp

Diện tích đất rừng sản xuất năm 2017 là 5.530,05 ha; năm 2018 là 5.525,77 ha. Như vậy diện tích đất rừng giảm 4,28 ha. Biến động giảm chủ yếu do quá trình chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng rừng sản xuất sang đất ở tại nông thôn và đất công cộng (UBND huyện Phú Bình, 2020về báo cáo thổng kết năm 2019)

* Khí hậu

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

Theo số liệu của Tổng cục khí tượng thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2oC) là 13,7oC. Tổng tích ôn hơn 8.000oC. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.

Có thể nói điều kiện khí hậu của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.

* Thủy văn

Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580- 610 m3/s, về mùa khô 6,3-6,5 m3/s. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Cầu còn là đường giao thông thủy quan trọng. Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài khoảng 30 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Kênh đào chảy quan địa phận huyện từ xã

Bàn Đạt, qua xã Bảo Lý, Hương Sơn, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra Phú Bình còn có hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt(UBND huyện Phú Bình, 2020về báo cáo thổng kết năm 2019)

* Sinh vật

Phú Bình có một hệ thống cây trồng khá phong phú có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới đến cận nhiệt đới như: lúa, ngô, khoai, đậu tương, cam, quýt, rau bắp cải, cây … vật nuôi có: trâu, bò, lợn, gà, vịt, ong…

Đến nay, toàn huyện có khoảng 6.200 ha rừng sản xuất, tập trung chủ yếu ở các xã như: Tân Thành, Tân Hòa, Tân Kim, Bảo Lý... với loại cây trồng chủ yếu là keo và bạch đàn cao sản. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu về trồng rừng, hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thưc hiện đầy đủ các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, huyện cũng trồng mới từ 250-300ha rừng/năm và giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương thực hiện. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng cho người dân; vận động bà con làm tốt công tác chuẩn bị như: cây giống, phân bón, mặt bằng... trước khi bước vào vụ trồng rừng mới. Nhờ đó, kế hoạch trồng rừng hằng năm đều hoàn thành vượt mức, tỷ lệ cây sống cao. Hàng năm, toàn huyện trồng được 430 ha rừng sản xuất. Trung bình mỗi ha keo lai, bạch đàn nếuđược chăm sóc tốt sẽ cho năng suất khoảng 100 tấn gỗ nguyên liệu. Sự đa dạng và phong phú của các loài thực vật rừng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng cơ cấu các giống cây trồng, vật nuôi trong việc hình thành và phát triển các mô hình KTTT của huyện(UBND huyện Phú Bình, 2020về báo cáo thổng kết năm 2019).

2.1.3. Tim năng v kinh tế - xã hi

2.1.3.1.Dân cư và nguồn lao động a. Dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2016, dân số toàn tỉnh huyện Phú Bình là 145.810 người (chiếm 11,9% dân số tỉnh Thái Nguyên), mật độ dân số của huyện là 578 người/km2, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,42%.

Huyện Phú Bình có dân số trẻ, dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 30,5%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 62,1% và dân số trên tuổi lao động là 7,4%. Toàn huyện 5 dân tộc cùng sinh sống, gồm: Kinh (91,5%), Nùng (3,9%), Sán Dìu (2,4%), Tày (1,9%), Hoa (0,18%), các dân tộc khác (0,12%), trong đó có 2.898 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (với 11.306 nhân khẩu), sinh sống chủ yếu ở các xã: Tân Hòa, Tân Thành, Tân Kim và Bàn Đạt. Đến nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số đã trở thành gương điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực: phát triển kinh tế, hiến đất làm đường, công tác xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.... Cơ cấu dân tộc cho thấy sự đa dạng về phong tục tập quán, lối sống kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Đức tính cần cù, năng động, hiếu học và nền năn hóa lâu đời của người dân sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển KT - XH của huyện(UBND huyện Phú Bình, 2020về báo cáo thổng kết năm 2019)

b) Nguồn lao động

Nguồn lao động của huyện năm 2016 là 90.584 người (chiếm 62,1% dân số toàn huyện), phần lớn lao động đang hoạt động động trong khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 67,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15%, lao động trong khu vực kinh tế dịch vụ là 17,3%.

Về chất lượng nguồn lao động được biểu hiện qua số lao động đã qua đào tạo là 25,63%, trong đó có 6,38% có trình độ trung học chuyên nghiệp và 7,15% có trình độ cao đẳng trở lên. Chất lượng nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của huyện chưa cao nên ảnh hưởng lớn về khả năng tiếp thu, trong việc ứng dụng các thành tựu của KHKT vào sản xuất.

Dân cư còn là lực lượng tiêu dùng các sản phẩm nông sản của huyện. Những

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)