Thực trạng số lượng và quy mô trang trạichăn nuôi gà ở huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.1.Thực trạng số lượng và quy mô trang trạichăn nuôi gà ở huyện Phú Bình

Cùng với sự phát triển nông nghiệp của cả nước, các mô hình TT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu được hình thành từ những năm đầu của thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nhưng thực sự phát triển từ khi có Nghị quyết 03/NQ- CP ngày 02/02/2000 về phát triển KTTT của Chính phủ. Trong những năm vừa qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tỉnh Thái Nguyên đã có những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển KTTT. Nhờ đó đến nay KTTT đã có những bước phát triển rõ rệt như đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện, nhất là trong khu vực kinh tế nông – lâm nghiệp, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước hình thành các vùng chuyên canh, vùng tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân…Trong thời gian vừa qua mô hình KTTT của huyện phát triển khá nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng về hình thức tổ chức, phát huy được lợi thế từng xã.

Bảng 3.1. Số lượng trang trại và trang trại gà huyện Phú Bình các năm 2016-2019 Năm 2016 2017 2018 2019

(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Phú Bình, năm

2019)

Số lượng trang trại của huyện năm 2016 là 233 trang trại và đến năm 2019 là 242 trang trại. Các trang trại chủ yếu là trang trại lợn, trang trại gà và trang trại thủy sản, không có trang trại về trồng trọt.

Về trang trại gà: Tổng số trang trại chăn nuôi gà của huyện băn 2016 là 82 trang trại chiếm 35,2% số trang trại của cả huyện. Trang trại gà của toàn huyện có bước tăng mạnh vào năm 2017 và duy trì ổn định đến năm 2018 từ 114-115 trang trại (chiems 48,5-49,1% tổng số trang trại). Tuy nhiêm, năm 2019 số trang trại gà bắt đầu giảm xuống còn 107 trang trại (chiems 44,2% tổng số trang trại) trong khi tổng số trang trại của cả huyện vẫn trong đà tăng lên từ 135 trang trại năm 2018 đến 242 trang trại năm 2019. Nguyên nhân trang trại gà của huyện đang có suy hướng giảm dần là do một số trang trại chưa đạt các tiêu chuẩn và thủ tục pháp lí để cấp phép, một số TT chăn nuôi kinh doanh chưa hiệu quả do tác động của dịch bệnh, yếu tố thị trường đầu ra cho sản phẩm…

Tình hình phân bổ các trang trại nuôi gà trên địa bàn huyện Phú Bình không đồng đều tập trung chủ yếu ở các xã Tân Khánh và Tân Kim. Cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Số lượng trang trại gà phân theo phân theo các xã, thị trấn của

STT Tên xã, thị trấn 1 TT. Hương Sơn 2 Bàn Đạt 3 Tân Khánh 4 Tân Kim 5 Tân Thành 6 Bảo Lý 7 Thương Đình 8 Tân Hòa 9 Xuân Phương 10 Tân Đức 11 Lương Phú 12 Thanh Ninh

Qua bản số liệu trên cho thấy, các trang trại nuôi gà nói riêng tập trung chủ yêu ở hai xã Tân Khánh và Tân Kim. Trong đó, xã

Tân Kim có tổng số trang trại chăn nuôi là 69 trang trại, trang trại gà là 48 trang trại (chiếm 69,6%), sau đó là xã Tân Khánh với tổng số trang trại là 44 trang trại và trang trại nuôi gà chiếm 68,2% (30 trang trại). Xã Dương Thành có 5/14 trang trại chăn nuôi gà chiếm 35,7% tổng số trang trại của xã. Các xã còn lại có số trang trại chăn nuôi gà thấp từ 1-4 trang trại như xã Tân Hòa, Thương Đình, TT Hương Sơn (4 trang trại), xã Tân Thành có 3 trang trại, xã Xuân Phương 1 trang trại…

Phương thức nuôi gà trên địa bàn huyện Phú Bình chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ theo hướng truyền thống và chăn nuôi bán công nghiệp (nuôi gà thả vườn, thả đồi áp dụng tiến bộ kỹ thuật). Đối với các trang trại chăn nuôi gà theo hướng hàng hoá thì số lượng gà nuôi lớn gấp rất nhiều lần so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Trình độ chăn nuôi gà hàng hoá ở nhiều trang trại đã được nâng lên rõ rệt, nhiều mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn với quy mô lớn từ 5000 - 9000 con/lứa và nhiều lứa/năm đã được hình thành và từng bước nhân ra diện rộng.

Bảng 3.3. Số lượng, cơ cấu trang trại chăn nuôi gà chia theo quy mô đàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Quy mô đàn

Số trang trại Tỉ lệ(%)

(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Phú Bình, năm

2020) Về cơ bản, hầu hết các TT chăn nuôi gà có quy mô đàn từ dưới 3000 con là

14 trang trại chiếm 13,1%, từ 3000 con đến dưới 5000 con (43 TT chiếm 40,2%) và từ 5000 -7000 con là 12 trang trại chiếm 11,2%, với những quy mô này phù hợp với số vốn hiện có, đất đai, nguồn lao động và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Mặt khác giảm thiểu rủi ro trước các dịch bệnh có thể gây thiệt hại lớn trên các đàn gia cầm như: cúm gia cầm, tụ huyết trùng, cầu trùng, đậu gà...

Phần lớn các TT chăn gà trên địa bàn huyện, sản xuất mới chỉ dừng ở quy mô hộ gia đình, hoặc nhóm hộ, chưa hình thành được chuỗi giá trị trong sản xuất, vẫn thiếu liên kết trong sản xuất, thiếu kiến thức về thị trường tiêu thụ, việc sản xuất chưa bền vững; chưa phát huy được thương hiệu hàng hóa "Gà đồi Phú Bình" trên

thị trường tiêu thụ. Đây là vấn đề mà cần phải tập trung thực hiện để phát huy được thương hiệu và mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 54)