Thực trạng nguồn lực củatrang trạichăn nuôi gà huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 57)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.2.Thực trạng nguồn lực củatrang trạichăn nuôi gà huyện Phú Bình

Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định,… Nguồn lực sản xuất của nông nghiệp cũng có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao gồm: đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất nhất định,... Nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư của các trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế trang trại.

Bảng 3.4.Tổng số nguồn lực của trang trại gà huyện Phú Bình

Tổ chức sản xuất

Quy mô trang trại Quy mô gia đình

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2020) Điều tra số năm kinh nghiệm

trong chăn nuôi gà đồi của chủ hộ cho thấy: nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô gia đình có bình quân 7,3 năm kinh nghiệm, nhóm hộ chăn nuôi ở qui trang trại với các chủ hộ có số năm kinh nghiệm bình quân là 4,8 năm. Trong đó hầu hết những hộ chăn nuôi ở qui mô trang trại là mới chăn nuôi trong khoảng thời gian từ khi phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên toàn huyện.

Đa số người dân huyện Phú Bình chăn nuôi gà theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp, mức độ đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật không lớn đến mức như chăn nuôi theo qui mô công nghiệp. Nguồn thức ăn chủ yếu sử dụng cho chăn nuôi gà là kết hợp cám công nghiệp với các loại thức ăn khác chứ không hoàn toàn là cám công nghiệp ăn thẳng. Với số lứa nuôi từ 2- 3 lứa trên năm và số lượng gà nuôi bình quân đạt 8000 con/lứa đối với quy mô trang trại HTX, và 4.500 con/lứa đối với quy mô trang trại gia đình.

Bảng 3.5.Tổng số học vấn cao nhất của chủ trang trại - Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Đại học - Cao đẳng - Trung cấp, sơ cấp

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2020) Về trình độ học vấn của chủ hộ,

chủ hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô trang trại HTX có trình độ học vấn khá cao với 33,3% số chủ hộ học hết bậc học trung học phổ thông, 58,3% chủ học học hết trung cấp hoặc sơ cấp và không có chủ hộ nào có trình độ tiểu học. Nhóm trang trại gia đình có trình độ học vẫn thấp hơn với 50,0% số chủ hộ học hết bậc học trung học phổ thông, 36,8 % số chủ học học hết bậc tiểu học và 13,2% số chủ hộ có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp.

Có thể thấy phần lớn những chủ hộ chăn nuôi gà là không có trình độ chuyên môn hoặc trình độ chuyên môn. Chỉ có 1 chủ hộ thuộc nhóm hộ chăn nuôi qui mô trang trại có trình độ trung cấp. Còn lại những chủ hộ có trình độ chuyên môn đều là những người ở trình độ sơ cấp kỹ thuật về chăn nuôi gà do phòng NN&PTNT, phòng chăn nuôi của sở NN&PTNT mở lớp học tập trung trong 2 - 3 tháng. Có 58,3% nhóm hộ chăn nuôi qui mô trang trại, 13,2% số hộ chăn nuôi qui mô gia đình, có chủ hộ có trình độ trung cấp, sơ cấp kỹ thuật. Hầu hết các chủ hộ còn lại học hỏi kỹ thuật nuôi gà thông qua kinh nghiệm chăn nuôi của bạn bè và những

Bảng 3.6. Tài sản, công dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà

(Tính bình quân cho 1 hộ chăn nuôi)

Loại tài sản 1.Chuồng trại 2. Máy phát điện 3.Máy nghiền 4.Máng ăn, uống 5.Lưới quây Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019

Tài sản phục vụ cho nuôi gà thả đồi không quá phức tạp vì hộ nông dân có thể lợi dụng được diện tích vườn đồi để chăn thả. Chuồng trại, máng ăn máng uống, lưới quây là tài sản cần thiết nhất cho chăn nuôi gà nên 100% các hộ chăn nuôi đều có. Tài sản sử dụng cho chăn nuôi có giá trị lớn hơn như máy nghiền thức ăn, máy phát điện chủ yếu được các hộ chăn nuôi với qui mô lớn sử dụng để tiết kiệm chi phí, chủ động hơn trong cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Có 65,38% hộ chăn nuôi quy mô trang trại gia đình có máy phát điện và 53,85% hộ thuộc nhóm chăn nuôi quy mô trang trại gia đình có máy nghiền thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, 100% hộ chăn nuôi quy mô trang trại HTX có máy nghiền thức ăn và máy phát điện.

Tài sản, công dụng cụ sử dụng cho chăn nuôi gà được sử dụng trong nhiều năm nên là chi phí sử dụng những tài sản, công cụ dụng cụ này tại hộ điều tra phân bổ cho một năm chăn nuôi/hộ. Có thể thấy, hộ càng chăn nuôi với qui mô lớn thì giá trị đầu tư về chuồng trại, máy móc… phục vụ chăn nuôi gà đồi càng lớn. Điều này cho thấy nhận thức của hộ trong đầu tư cho CN gà đồi có sự khác biệt giữa các nhóm theo qui mô chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 57)