Thực trạng về xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 70)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.5.Thực trạng về xã hội và môi trường

3.1.5.1. Hiệu quả mặt xã hội

Kinh tế nông hộ đã trở thành loại hình kinh tế có hiệu quả trong sản xuất NLN, nó không chỉ có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội to lớn. Nhờ phát triển kinh tế nông hộ mà nhiều lao động dư thừa sau mùa vụ ở các nông hộ được giải quyết, số lượng lao động thất nghiệp đã được thu hút khá cao, họ đã có việc làm và thu nhập tương đối ổn định. Do đó, đã làm giảm được các tệ nạn xã hội, thu hút dân cư sống tập trung tạo cơ sở phát triển văn hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình.

Bảng 3.10. Hiệu quả mặt xã hội của các trang trại chăn nuôi gà Chỉ tiêu Chuyên nuôi gà Chăn nuôi gà + kinh doanh khác Chăn nuôi gà + trồng trọt

Qua điều tra cho thấy 100% các trang trại không chỉ đơn thuần mà kèm theo các nghề khác. Cụ thể: Trong nuôi gà quy mô trang trại có 3/12 hộ là kết hợp chăn nuôi gà cùng với kinh doanh các mặt hàng khác (chiếm 25%), 9/12 hộ (chiếm 75%)

vừa chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, chiếm 65,4%, các hộ chăn nuôi gà kết hợp với các ngành nghề kinh doanh khác chiếm 34,6%.

Tập trung phát triển kinh tế nông hộ sẽ tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều làm cho người dân có cơ hội và điều kiện tiếp xúc với kinh tế thị trường, là cơ sở để chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng các quy trình sản xuất mới vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, đồng thời nâng cao trình độ của các chủ hộ cũng như người lao động…góp phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3.1.5.2. Hiệu quả môi trường nông thôn

Kinh tế nông hộ cũng mang lại các lợi ích về môi trường to lớn như: Phủ xanh đất trống đồi núi trọc; cải thiện môi trường đất, nước, không khí…

Bảng 3.11. Tác động tới môi trường của các trang trại chăn nuôi gà

Chỉ tiêu

Cách xa khu dân cư

Xử lý phân vi sinh Xử lý bằng vôi Không xử lý

Qua điều tra hộ nông dân cho thấy 100% các trang trai chăn nuôi gà theo quy mô trang trại và hộ gia đình đều cách xa khu dân cư. Về hình thức xử lý phân thì một số hộ chăn nuôi (theo quy mô lớn) đã xây dựng được hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường như làm đệm sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học sử lý phân chiếm 100% ở quy mô trang trại và 70% hô chăn nuôi theo quy mô gia đình, 30%

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 70)