Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.3.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại ở nước ta. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu có liên quan:

- Tác giả Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên cứu “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, do Nxb Thống Kê ấn hành năm 1998, đã

nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi.

- Tác giả Trần Lệ Thị Bích Hồng (2007) trong đề tài “Thực trạng và giải pháp

chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên”. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về

kinh tế trang trại, tổng kết những kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ trong những năm vừa qua trong đó có trang trại chăn nuôi; Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ; Đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang

trại ở huyện Đồng Hỷ trong những năm tới. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu và đưa ra giải pháp dựa trên đặc thù vùng miền, định hướng phát triển loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chưa sâu.

- Lý Văn Toàn (2007) trong đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, là

đề tài luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế nông nghiệp tại cơ sở đào tạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đối với các mô hình kinh tế trang trại của địa phương, đề tài đã nêu lên được sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình, các vùng khác nhau, từ đó có thể đánh giá được các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong tác động đến phát triển kinh tế trang trại.

- Nguyễn Thành Nam (2008) với công trình “Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả đã luận

giải rằng: Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện miền núi Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hóa, hiệu quả hóa sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng miền núi này, mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Kinh tế trang trại của huyện Đại Từ, trong đó có trang trại chăn nuôi đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đó. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Từ đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất?

- Trần Quốc Đạt (2012) trong tác phẩm: “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”, tác giả đã khái quát khá đầy đủ

tổng quan về kinh tế trang trại, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của nó. Trong phần thực trạng, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Lộc, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của các trang trại và phát triển thị trường tiêu thụ.

- Trương Thành Long (2014) trong công trình: “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”, tác giả luận văn đã hệ thống

hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại, phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tếtrang trại tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)