Khó khăn, bất cập tác động đến phát triển kinhtế trang tế chăn nuôi gà huyện

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 71)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.Khó khăn, bất cập tác động đến phát triển kinhtế trang tế chăn nuôi gà huyện

gà huyện Phú Bình

- Quy hoạch: Các trang trại gà huyện Phú Bình phát triển theo hướng tự phát của người dân. Dẫn đến sự khó kiểm soát của các cơ quan chính quyền cũng như cán cân cung – cầu. Có những thời điểm cung vượt cầu ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm. Mặt khác, các trang trại chăn nuôi gà phát triển mạnh, nguồn thức ăn chăn nuôi trong huyện khan hiếm, chủ yếu được nhập từ nơi khác về.

- Về chính sách: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn có những bất cập, chưa làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch chăn nuôi gà, đặc biệt là việc quản lý, định hướng tái đàn, cảnh báo rủi ro cho người chăn nuôi nên một bộ phận người chăn nuôi còn chủ quan, có lúc tái đàn, phát triển tự phát về số lượng, một bộ phận không nhỏ hộ chăn nuôi lựa chọn qui mô, đầu tư chăn nuôi vượt quá khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng của mình, gặp nhiều rủi ro, thua lỗ.

- Hộ chăn nuôi: Một bộ phận hộ chăn nuôi chưa tuân thủ nghiêm ngặt, khâu lựa chọn giống, qui trình chăn nuôi sinh học bền vững, nhiều hộ thiếu vốn đầu tư phát triển, không am hiểu kỹ thuật chăn nuôi, thiếu ý thức bảo vệ uy tín, thương hiệu sản phẩm và thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

- Chất lượng con giống: Chất lượng gà con thương phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu, do nhu cầu chăn nuôi của các hộ rất lớn trong khi khả năng cung cấp giống tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vậy nhiều hộ chăn nuôi đã phải đi mua giống gà con thương phẩm từ bên ngoài huyện như Tân Yên, Phú Bình... dẫn đến độ đồng đều không cao (độ to, nhỏ, màu lông, da...) khó cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và dễ mang theo mầm bệnh từ bên ngoài vào địa bàn huyện.

- Dịch bệnh: Tuy đã có Ban chỉ đạo chăn nuôi và tiêu thụ gà, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp, song công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A H5N1 ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và người chăn nuôi ở một số xã, thị trấn chưa đầy đủ, trong chỉ đạo thực hiện chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả, còn tư tưởng thờ ơ, trông chờ, khoán trắng cho cán bộ chuyên môn và cán bộ thú y cơ sở dẫn tới việc tiêm phòng vác xin đạt thấp, một số hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm túc việc vệ

sinh tiêu trùng khử độc, gia cầm chết vứt ra sông suối; việc chôn huỷ gia cầm chết có nơi chưa theo đúng qui định (còn phải để lãnh đạo huyện nhắc nhở mới thực hiện). Công tác phòng chống dịch của một số hộ, nhất là các hộ ở vùng cao, vùng sâu chưa cao, chủ yếu tự mua thuốc và vaxcin tự phòng trừ, thiếu sự cộng tác với cơ quan chuyên môn nên khả năng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh cao.

- Tỷ lệ rủi ro về dịch bệnh và giá cả thị trường, giá bán gà của một số hộ ở một số thời điểm thấp hơn giá thành vẫn diễn ra dẫn đến một số hộ chăn nuôi bị thua lỗ, làm ảnh hưởng tới khả năng đầu tư tái đàn và phát triển chăn nuôi.

- Thị trường tiêu thụ: Tuy đã có số lượng thương nhân khá đông, thu mua vận chuyển bán gà sang các địa bàn tỉnh thành khác, song do lượng gà nhập lậu còn lớn chưa được ngăn chặn cùng với chủ trương nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm và thị trường tiêu thụ sản phẩm gà tại địa bàn chưa thực sự ổn định, giá cả nhiều thời điểm quá thấp gây bất lợi cho người chăn nuôi.

- Liên kết sản xuất: Mối liên kết 4 nhà, nhất là giữa các doanh nghiệp với người chăn nuôi trong việc cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở một số khâu chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả. Vì vậy, sản xuất chăn nuôi còn bấp bênh thiếu tính bền vững.

- Môi trường: Tuy các hộ chăn nuôi đã có các hình thức để xử lý nguồn chất thải, tuy nhiên mức độ đầu tư chưa cao và xử lý chưa triệt để.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 71)